QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH THỦY LỢI TỈNH
NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26
tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số
16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu
tư và xây dựng công trình và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm
2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
16/2008/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số
1032/QĐ-BNN-KH ngày 27 tháng 3 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc phê duyệt quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Quyết định 7819/QĐ
ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt
đề cương và dự toán chi phí lập hồ sơ “Điều chỉnh bổ sung quy hoạch thủy lợi tỉnh
Ninh Thuận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”;
Căn cứ văn bản số 545/BNN-TL
ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc góp
ý dự án “Điều chỉnh bổ sung quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Chi cục Thủy
lợi tại Tờ trình số 10/TTr-CCTL ngày 21 tháng 6 năm 2008 và đề nghị của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 112/TTr-SNNPTNT ngày 18 tháng 7
năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010 và định hướng
phát triển đến năm 2020, với những nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát: xây dựng quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội theo điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh và các
ngành, tạo điều kiện thuận lợi để cấp chính quyền chỉ đạo thực hiện tốt các chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển thủy lợi như: chương
trình xoá đói giảm nghèo, cấp nước sạch nông thôn - vệ sinh môi trường, phát
triển nông nghiệp - nông thôn, …
b) Mục tiêu cụ thể: điều chỉnh bổ sung quy hoạch thủy lợi trên địa bàn
toàn tỉnh, nhằm tập trung chủ yếu vào các mục tiêu cụ thể sau đây:
- Đề xuất giải pháp cấp nước để phục vụ quá trình phát triển và chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, bao gồm các ngành nông nghiệp, thủy sản, sinh hoạt, công nghiệp,
du lịch và bảo vệ môi trường.
- Đề xuất các giải pháp phòng chống thiên tai, bao gồm hạn hán, ngập úng
và lũ lụt cho từng vùng.
- Làm cơ sở lập kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi hằng năm,
đến năm 2010 cũng như các giai đoạn tiếp theo.
2. Nhiệm vụ:
- Rà soát các nhiệm vụ của các công trình đã được xác định trong quy hoạch
thủy lợi trước đây, đặc biệt là quy hoạch của Trung tâm ĐH2 - Đại học Thủy lợi
thực hiện năm 1999 - 2000;
- Điều chỉnh và bổ sung quy mô một số công trình cho phù hợp với định hướng
phát triển kinh tế - xã hội đã có những thay đổi;
- Qua rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch thủy lợi trên các địa bàn,
sắp xếp trình tự ưu tiên xây dựng các công trình thủy lợi đã được xác lập trong
quy hoạch, đặc biệt là giai đoạn đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm
2020 theo hướng phát triển bền vững để không ngừng nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân.
3. Nội dung quy hoạch:
a) Quy hoạch tưới và cấp nước:
Tổng hợp kết quả điều chỉnh quy hoạch tưới và cấp nước:
Nâng diện tích được tưới chủ động từ 14.853ha hiện nay lên 55.000ha (đạt
87% diện tích canh tác đến năm 2020).
Cung cấp nước - đảm bảo yêu cầu nước cho các ngành kinh tế với: Tổng lượng:
1.123,26 x 106m3/năm
Trong đó:
- Cho sản xuất nông nghiệp: 782,553 x 106m3
+ Trồng trọt: 687,192 x 106m3
+ Chăn nuôi: 41,361 x 106m3
- Cho nuôi trồng thủy sản: 54,021 x 106m3
- Cho công nghiệp: 133,644 x 106m3
- Cho sinh hoạt: 30,228 x 106m3
- Cho du lịch, dịch vụ: 33,228 x 106m3
- Cho bảo vệ môi trường: 94,608 x 106m3
- Nước cho dự phòng: 48,984 x 106m3
b) Quy hoạch phòng chống lũ lụt và tiêu úng:
- Quy hoạch phòng chống lũ và chống sạt lở:
+ Giải pháp phi công trình: bảo vệ rừng đầu nguồn và trồng cây xanh các đồi
trọc để giữ nước làm tăng dòng chảy về mùa khô và giảm lưu lượng lũ mùa mưa.
+ Giải pháp công trình: hệ thống công trình phòng chống lũ và chống sạt lở
bên bờ sông, bờ biển của lưu vực sông Cái Phan Rang bao gồm:
* Hệ thống công trình phòng chống lũ: Hệ thống đê bảo vệ thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm: đã thực hiện với tiêu chuẩn chống lũ 5% là phù hợp nên không
có điều chỉnh cần chỉnh trang bảo đảm mỹ quan của thành phố.
Theo kết quả tình toán điều tiết lũ xét tại vị trí đập Nha Ttrinh thì có
các công trình thượng lưu (hồ sông Cái và đập dâng Tân Mỹ) lũ 10% đã được cắt từ
Qmax = 2.772m3/s chỉ còn lại 1.464m3/s tương đương
với lũ hằng năm và lũ 5% xuống còn 2.144m3/s nhỏ hơn lũ 10%. Do đó,
vùng đồng bằng bờ phải huyện Ninh Phước không cần lên đê, chỉ nạo vét và hoàn
chỉnh hệ thống tiêu.
* Hệ thống công trình chống xói lở bờ trên sông Cái Phan Rang:
- Cụm kè thượng lưu Cầu Móng ở bờ hữu, chiều dài 900m.
- Cụm kè Phước Mỹ nằm ở bờ trái, chiều dài 500m.
- Cụm kè Phước Khánh nằm ở bờ hữu, chiều dài 400m.
- Cụm kè thượng lưu cầu Đạo Long nằm ở bờ phải, chiều dài 920m.
* Hệ thống công trình chống xói lở bờ biển và bồi lấp cửa sông:
- Nâng cấp kè biển khu vực Đầm Vua, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Phước dài 500m
trong đó có 200m kè bằng bê tông cốt thép, 200m kè bằng đá xây chuyển thành bê
tông cốt thép và 100m xây dựng mới.
- Nâng cấp hệ thống kè biển Đông Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, đã
bị xuống cấp trầm trọng.
- Xây dựng mới hệ thống kè biển 2 bên cửa Đầm Nại thông qua biển dài
3.000m bằng bêtông cốt thép.
- Xây dựng cụm kè Sơn Hải, khai thông và bảo vệ bến bãi cho tàu thuyền hoạt
động.
- Xây dựng cụm kè bảo vệ khu dân cư xã Phước Diêm, huyện Ninh Phước.
- Quy hoạch tiêu thoát nước:
Đối với vùng thượng và trung lưu sông Cái tiêu nước từ mặt ruộng đến các
trục tiêu thông qua sông suối tự nhiên.
Đối với vùng hạ lưu sông Cái Phan Rang là vùng đồng bằng tập trung, có cao
độ mặt đất tự nhiên tương đối thấp, để đảm bảo tiêu thoát nước cho vùng này cần
hoàn chỉnh những hệ thống tiêu thoát nước từ mặt ruộng đến các trục tiêu chảy
ra sông Cái Phan Rang.
Các trục tiêu nội đồng gồm 5 trục tiêu cơ bản (sông Lu 1, sông Quao, sông
Lu 2, Cầu Ngòi, Chà Là) là khá hợp lý, tuy nhiên, để đảm bảo việc tiêu thoát nước
tốt hơn cần điều chỉnh một số vấn đề sau:
Hạ thấp đáy các trục tiêu sông Quao, sông Lu đến cửa sông Quao và sông Lu
xuống cao trình -2m.
Xây hồ sinh thái Kiền Kiền để cắt lũ cho hạ du.
Khai thông trục tiêu thoát lũ Kiền Kiền để không cho lũ từ lưu vực suối Kiền
Kiền chảy qua Quốc lộ 1, với trục tiêu dài 3.450m, Bđáy = 10m và làm
lại cầu máng kênh tưới và cầu giao thông nông thôn qua kênh tiêu.
Nạo vét tiêu Phước Nhơn với chiều dài 5.000m.
4) Trình tự thực hiện quy hoạch:
a) Công trình tạo nguồn và cấp nước:
- Giai đoạn đến năm 2010: xây dựng mới hệ thống công trình thủy lợi Tân Mỹ
và các hồ chứa nước để tưới cho 12.569 ha.
(chi tiết xem Phụ lục kèm theo)
- Giai đoạn sau năm 2010: tiếp tục hoàn thành các công trình giai đoạn đến
năm 2010. Triển khai thực hiện các công trình còn lại theo quy hoạch cơ sở điều
chỉnh, bổ sung nhiệm vụ, mục tiêu, quy mô công trình phù hợp với thực tế phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(chi tiết xem Phụ lục kèm theo)
b) Công trình cấp nước sạch cho dân sinh hoạt và công nghiệp, du lịch:
- Giai đoạn đến năm 2010: xây dựng các công trình, hệ thống cấp thoát nước
phục vụ sinh hoạt cho các xã thuộc huyện Ninh Phước và Khu công nghiệp Phước
Nam; mở rộng hệ thống cấp nước Phan Rang - Tháp Chàm; hệ thống cấp nước khu
công nghiệp Du Long và xây dựng các nhà máy nước Ninh Sơn và Bác Ái.
- Giai đoạn sau 2010: thực hiện mở rộng quy mô các nhà máy nước ở các khu
vực theo yêu cầu.
Nguồn vốn thực hiện quy hoạch được huy động từ nhiều nguồn, nguồn vốn ngân
sách đầu tư sẽ căn cứ vào khả năng cân đối của Nhà nước và được cụ thể bằng kế
hoạch hằng năm. Khi chuyển đổi trình tự thực hiện quy hoạch cần có sự chấp thuận
của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Giải pháp thực hiện:
a) Thực hiện triển khai chi tiết quy hoạch được duyệt đến các địa phương.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai nội dung điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch các công trình thủy lợi, các công trình tạo nguồn, các hệ thống
tiêu thoát nước và đê kè, …
- Sở Xây dựng triển khai nội dung quy hoạch các công trình cấp nước khu đô
thị, khu dân cư, các khu công nghiệp và nước thải;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng là cơ quan thường
trực cùng các sở, ban, ngành và các địa phương liên quan về khai thác tài
nguyên nước tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quy hoạch theo kế hoạch
hằng năm, kế hoạch 5 năm. Hằng năm, 5 năm có sơ kết, tổng kết báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh điều chỉnh quy hoạch kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế của
địa phương.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi,
Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam và thủ trưởng các cơ quan có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.