Quyết định 47/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 47/2011/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/07/2011
Ngày có hiệu lực 22/07/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Trung Tín
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 47/2011/QĐ-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Bộ Công Thương quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Công văn số 2387/SCT-QLCN ngày 20 tháng 4 năm 2011 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 481/TTr-SNV ngày 07 tháng 7 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 104/2007/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Tín

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố (sau đây gọi chung là sở, ngành) và Ủy ban nhân dân quận - huyện để thực hiện quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức khác thực hiện các công việc liên quan đến quản lý và hoạt động của cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3. Các hoạt động khác có liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp chưa quy định trong Quy chế này, được áp dụng thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và phân công trách nhiệm giữa các sở, ngành và Ủy ban nhân dân quận - huyện để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Việc phối hợp quản lý nhà nước dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ngành và Ủy ban nhân dân quận - huyện, các quy định hiện hành nhằm đảm bảo sự thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp.

Điều 3. Phương pháp và hình thức phối hợp

1. Quá trình thực hiện sẽ do một cơ quan chủ trì và một hoặc nhiều cơ quan khác tham gia phối hợp giải quyết công việc. Tùy theo tính chất công việc mà cơ quan chủ trì đưa ra các hình thức giải quyết như sau:

a) Tổ chức làm việc tập trung thông qua các cuộc họp trực tiếp để các bên tham gia thảo luận, ghi nhận kết quả làm việc bằng biên bản hoặc thông báo kết luận làm việc.

b) Cơ quan chủ trì gửi hồ sơ, tài liệu liên quan để cơ quan phối hợp nghiên cứu có ý kiến. Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu (trừ khi có quy định khác). Nếu quá thời hạn trên, cơ quan được hỏi ý kiến không có văn bản trả lời được xem như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về nội dung công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

c) Cơ quan chủ trì có thể phối hợp cả hai hình thức giải quyết trên đây để đạt hiệu qua cao nhất trong công việc.

2. Những nội dung công việc do các sở, ngành và Ủy ban nhân dân quận - huyện chủ trì tùy theo yêu cầu, tính chất công việc thì cơ quan chủ trì xác định thêm thành phần các cơ quan tham gia phối hợp để giải quyết công việc nhanh và hiệu quả.

[...]