ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 469/QĐ-UBND
|
Kon Tum, ngày 29 tháng 04 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG LAO TỈNH KON
TUM ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 374/QĐ-TTg
ngày 17/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia
phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia
phòng, chống lao tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 (gọi tắt là Kế hoạch),
với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu chung: Giảm số người mắc bệnh lao, chết do lao và giảm sự lây nhiễm lao, khống
chế bệnh lao đa kháng thuốc để hướng tới loại trừ bệnh lao ra khỏi cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ
thể
a) Mục tiêu đến hết năm 2016
- Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng
đồng xuống dưới 100 người trên 100.000 người dân.
- Giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 10 người trên 100.000 người dân.
- Tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc dưới
2% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện.
b) Mục tiêu đến hết năm 2020
- Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng
đồng xuống 92 người trên 100.000 người dân.
- Giảm số người chết do bệnh lao xuống
dưới 5 người trên 100.000 người dân.
- Tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc dưới
2% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện.
c) Tầm nhìn đến năm 2030: Tiếp tục giảm số người chết do bệnh lao; giảm số người mắc bệnh lao
trong cộng đồng xuống dưới 20 người trên 100.000 người dân. Hướng tới mục tiêu
để người dân được sống trong môi trường không còn bệnh lao.
3. Chỉ tiêu cụ thể theo từng năm: Phụ lục kèm theo.
4. Các giải pháp chủ yếu
4.1. Giải pháp truyền thông
- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền
pháp luật, chính sách về phòng, chống bệnh lao. Tuyên truyền về bệnh lao và
công tác phòng, chống lao để nâng cao sự hiểu biết của người dân và không mặc cảm kỳ thị đối với bệnh lao, chủ động
tiếp cận sử dụng dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao.
- Huy động sự tham gia tích cực của
các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, người bệnh, người nhà người bệnh vào công tác
tuyên truyền về bệnh lao để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và chủ động phòng, chống
bệnh lao.
- Nắm bắt thái độ, kiến thức và khả
năng thực hành phòng, chống bệnh lao của người dân để có giải pháp can thiệp phù hợp.
4.2. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Thực hiện tốt công tác đào tạo, tuyển dụng, bố trí và sử dụng hợp lý, ổn định nguồn
nhân lực và đảm bảo các chế độ chính sách theo quy định đối với đội ngũ cán bộ
làm công tác phòng, chống lao.
- Tăng cường đào tạo, đào tạo lại,
đào tạo liên tục, cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách, cán bộ làm công tác
điều trị lao các tuyến để nâng cao
năng lực quản lý, giám sát, phát hiện và điều trị bệnh nhân lao tại cơ sở y tế
và cộng đồng. Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, chuyển giao các các kỹ thuật
mới, tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh lao.
4.3. Giải pháp chuyên môn kỹ thuật
và dịch vụ phòng, chống lao
a) Tăng cường phát hiện lao sớm và
điều trị có hiệu quả bệnh lao
- Tăng cường các hoạt động khám phát
hiện lao sớm, kết hợp giữa hình thức “phát hiện chủ động” và “phát hiện thụ động”
nhằm phát hiện bệnh nhân lao trong cộng đồng, đặc biệt tại các xã trọng điểm về
bệnh lao và các xã vùng sâu, vùng xa. Triển khai có hiệu quả các dịch vụ dự
phòng như tiêm vắc xin phòng, chống lao cho trẻ sơ sinh, dự phòng Isoniazid cho
đối tượng là người bị nhiễm HIV, trẻ em <5 tuổi có tiếp xúc thường xuyên với
nguồn lây - người thân là bệnh nhân lao phổi.
- Các cơ sở y tế chuyên khoa lao và bệnh
phổi các tuyến chủ trì, phối hợp với các cơ sở y tế đa khoa, chuyên khoa khác và y tế ngoài công lập bảo đảm cung cấp các dịch
vụ có chất lượng trong việc khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị, dự phòng và quản lý bệnh lao theo đúng hướng dẫn của
Bộ Y tế.
- Đảm bảo người dân, đặc biệt người
dân vùng sâu, vùng xa, người di biến động dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ
khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh lao tại các cơ sở y tế và
khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức xã hội hỗ trợ cho người bệnh
lao được sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh lao thuận lợi.
b) Đẩy mạnh việc áp dụng các kỹ thuật mới
vào khám phát hiện,
chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao
- Sử dụng tối ưu các kỹ thuật truyền
thống để khám, chữa và phòng bệnh lao đạt hiệu quả trong điều kiện sẵn có; chủ
động tiếp cận và triển khai kịp thời các kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao chất
lượng khám phát hiện, điều trị và dự phòng bệnh lao nhất là các trường hợp lao
mới, lao phổi (-), lao ngoài phổi, lao/HIV, lao đa kháng thuốc, lao trẻ em.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ sở khám chữa bệnh, các
chương trình y tế với chương trình phòng, chống lao trong việc chuyển đúng tuyến
điều trị đối với bệnh nhân lao, đặc biệt là bệnh nhân lao phổi AFB(+).
- Nghiên cứu, chủ động triển khai thí
điểm các mô hình tiếp cận mới, thường xuyên rà soát, đánh giá các mô hình đã được
thí điểm, nếu có hiệu quả cao, chủ
động triển khai nhân rộng nhằm
tăng năng lực cung ứng dịch vụ cũng như tạo điều kiện để
người dân tiếp cận với các dịch vụ khám, chữa bệnh lao có
chất lượng hơn.
c) Lồng ghép hoạt động phòng, chống
lao với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống bệnh phổi mạn tính và các hoạt động y tế khác.
4.4. Giải pháp cung ứng thuốc và hậu
cần kỹ thuật
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc, vật
tư, hóa chất phục vụ công tác xét nghiệm phát hiện và điều trị bệnh lao.
- Củng cố và tăng cường đầu tư cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế trong việc tham gia phát hiện, chẩn
đoán và điều trị bệnh lao.
- Theo dõi và phát hiện sớm tình hình
kháng thuốc, phản ứng có hại của thuốc điều trị bệnh lao.
4.5. Giải pháp kiểm tra, giám sát
- Tăng cường công tác điều trị có kiểm
soát (DOTS) đối với cán bộ phụ trách lao ở tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là sự
tuân thủ của bệnh nhân lao.
- Thường xuyên tổ chức và nâng cao chất lượng trong các hoạt động
theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh
giá hoạt động phòng, chống bệnh lao từ tuyến tỉnh đến cơ sở.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong theo dõi, báo cáo, quản lý các hoạt động phòng, chống lao ở tất cả
các tuyến.
5. Kinh phí: Kinh phí thực hiện Kế hoạch
từ nguồn ngân sách Trung ương; ngân sách địa phương (cân đối trong chi nghiệp y tế được giao hàng
năm cho Sở Y tế) và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1.
Sở Y tế:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức
thực hiện Kế hoạch. Định kỳ hàng
năm tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện; báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban,
ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực và bố trí
ngân sách cho công tác phòng, chống lao.
- Triển khai, giám sát và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ đối
với người mắc bệnh lao.
- Thực hiện việc đào tạo, thu hút, bố
trí nguồn nhân lực phục vụ cho công tác phòng, chống lao theo đúng quy định.
2. Sở Tài chính: Phối
hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí phù hợp với khả năng ngân
sách địa phương hàng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng, chống lao trên địa bàn thông qua các chương trình
hoặc Kế hoạch được cấp có thẩm quyền
phê duyệt; các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn đầu tư cho công tác
phòng, chống lao.
4. Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội: Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tuyên truyền, dự phòng, chăm sóc và điều trị lao tại
các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý; kiểm tra công tác phòng, chống lao của các
doanh nghiệp đối với người lao động; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính
sách bảo trợ xã hội đối với người nhiễm lao đủ điều kiện hưởng chính sách bảo
trợ xã hội.
5. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chủ trì, phối
hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống lao tại các đơn vị trực
thuộc quyền quản lý. Trong đó chú trọng tới công tác phòng, chống lao trong các
nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; tổ chức
khám sàng lọc bệnh lao; thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ và phạm
nhân, trại viên, học viên trường giáo dưỡng thuộc ngành quản lý; mở rộng hoạt động
mô hình quân dân y kết hợp nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống
lao, triển khai khám phát hiện và
điều trị cho người dân tại các khu vực biên giới, những khu vực có điều kiện
khó khăn.
6. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh
đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền về phòng, chống lao.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện tốt việc lồng ghép các nội
dung phòng, chống lao trong các chương trình ngoại khóa của nhà trường; công
tác truyền thông, giáo dục về phòng, chống lao cho học sinh, sinh viên, giáo
viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền,
cổ động trực quan trên các phương tiện; lồng ghép tuyên truyền phòng, chống bệnh
lao trong tạp chí Văn hóa, Thể thao, Du lịch và các hoạt động chiếu phim, biểu
diễn văn hóa, nghệ thuật...
9. Sở Nội vụ: Phối
hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực phục vụ
công tác phòng, chống lao trên địa bàn tỉnh.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Xây dựng kế hoạch cụ thể để chỉ đạo các cơ quan, tổ chức ở địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành Y
tế triển khai thực hiện Kế hoạch; đồng thời giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh: Chỉ đạo các tổ chức
thành viên tham gia triển khai Kế hoạch
theo chức năng, nhiệm vụ.
Điều 3: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Y tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (t/h);
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Y tế (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Ủy ban MTTQVN tỉnh (p/h);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX3, KT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thị Nga
|
PHỤ LỤC
CHỈ TIÊU CỤ THỂ
(theo Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 29/4/2016 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Chỉ
tiêu
|
ĐVT
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
1. Số xã triển khai chương trình
phòng, chống lao
|
xã
|
102
|
102
|
102
|
102
|
102
|
2. Tỷ lệ dân số được xét nghiệm đờm
|
%
|
1,0
|
1,0
|
1,0
|
1,2
|
1,2
|
3. Số bệnh nhân lao các thể
|
Người
|
356
|
377
|
408
|
441
|
474
|
4. Số bệnh nhân AFB (+) mới
|
Người
|
230
|
235
|
245
|
254
|
263
|
5. Tỷ lệ mắc lao trên 100.000 dân
|
Người
|
100
|
98
|
96
|
94
|
92
|
6. Tỷ lệ điều trị khỏi
|
%
|
>
90
|
>
90
|
>
90
|
>
90
|
>
90
|
7. Tỷ lệ tử vong do lao trên
100.000 dân
|
Người
|
<10
|
<8
|
<7
|
<6
|
<5
|
8. Tỷ lệ bệnh nhân lao được xét
nghiệm sàng lọc HIV
|
%
|
90
|
90
|
90
|
90
|
90
|