Quyết định 468/QĐ-BKHĐT năm 2020 hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 468/QĐ-BKHĐT
Ngày ban hành 26/03/2020
Ngày có hiệu lực 26/03/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Nguyễn Chí Dũng
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 468/QĐ-BKHĐT

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030;

Căn cứ Chthị số 13/CT-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững;

Xét đề nghị ca Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, điều chỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam;
- Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam;
- Tổng thư ký Hội đồng quốc gia về PTBV và NCNLCT;
- Lưu: VT, KHGDTN&MT

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Chí Dũng

 

HƯỚNG DẪN

GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 468/QĐ-BKHĐT ngày 26 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

1. Quy định chung

1.1. Hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 bao gồm các nội dung sau: Yêu cầu giám sát, đánh giá; Các bên thực hiện giám sát, đánh giá; Nội dung giám sát, đánh giá; Các hoạt động thực hiện giám sát, đánh giá; Báo cáo giám sát, đánh giá.

1.2. Hướng dẫn này áp dụng đối với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030.

1.3. Các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Các mục tiêu PTBV) được giám sát, đánh giá là 17 mục tiêu chung và 115 mục tiêu cụ thể được quy định tại Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là KHHĐQG 2030).

2. Giải thích từ ngữ

Trong Hướng dẫn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1. “Giám sát thực hiện Các mục tiêu PTBV” là hoạt động thu thập, cập nhật số liệu, thông tin thường xuyên và định kỳ về tình hình thực hiện Các mục tiêu PTBV nhằm theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện và đo lường tiến độ thực hiện. Giám sát gắn với việc theo dõi những hoạt động đang được thực hiện và xem xét đến các nguồn lực đã được sử dụng, từ đó, giúp cho việc xác định các giải pháp nhằm đạt được Các mục tiêu PTBV.

2.2. “Đánh giá thực hiện Các mục tiêu PTBV” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hay đột xuất nhằm xác định mức độ, kết quả đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu, xác định các rào cản, hạn chế, rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm đạt được Các mục tiêu PTBV. Đánh giá giúp làm rõ mối liên quan giữa kết quả đầu ra với các hoạt động, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Các mục tiêu PTBV.

2.3. “Rà soát quốc gia tự nguyện” (sau đây gọi tắt là VNR) là một cơ chế đo lường tiến độ thực hiện Các mục tiêu PTBV ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. VNR nhằm tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm, bao gồm thành công, thách thức và bài học kinh nghiệm, nhằm thúc đẩy việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030. VNR được tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 2016 và được trình bày tại Diễn đàn chính trị cấp cao về PTBV của Liên Hợp Quốc. Các quốc gia thành viên Liên Hp Quốc được yêu cầu có ít nhất 2 lần làm báo cáo VNR trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

3. Yêu cầu giám sát, đánh giá

3.1. Giám sát, đánh giá thực hiện Các mục tiêu PTBV phải gắn với KHHĐQG 2030.

[...]