Quyết định 46/2017/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 46/2017/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/09/2017
Ngày có hiệu lực 01/10/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Đức Tuy
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/2017/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 19 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

ỦY BAN NIIÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính ph v Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 581/2011/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thphát trin kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phphê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bn vững giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cNghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về Đề án phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum tại Tờ trình số 158/TTr-SNN ngày 21 tháng 8 năm 2017.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum với nội dung chính như sau (có Đề án kèm theo):

1. Quan điểm, mục tiêu phát triển

1.1. Quan điểm:

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững là phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động qun lý, bảo vệ, trng rừng, cải tạo rừng, khai thác, chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, phát triển du lịch sinh thái... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội đđầu tư, bảo vệ, phát triển và khai thác, hưởng lợi từ rừng, góp phần tăng trưng kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo và bảo vệ môi trường, giảm thiu tác động của biến đi khí hậu. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, cơ quan qun lý nhà nước, các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân và của toàn xã hội, tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng dân cư, các đoàn th nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

1.2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung.

Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng hiện có, trọng tâm là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng gắn với phát triển du lịch sinh thái, phấn đấu đến năm 2020 duy trì và nâng độ che phrừng đạt 63,75%. Sử dụng có hiệu quả và bền vững tài nguyên rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (viết tắt là FSC). Phấn đấu toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao và cho thuê đối với tổ chức, hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư hướng đến cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập và làm giàu từ rừng.

b) Mục tiêu cụ th.

- Khoán bảo vệ rừng 218.000 ha cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn (làng): khoanh nuôi phục hồi 4.200 ha rừng; cho thuê tối thiu 10.000 ha rừng tự nhiên để bảo vệ và phát triển rừng, sn xuất lâm nghiệp, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghng, du lịch sinh thái - môi trường theo quy định của pháp luật (trong đó cho thuê 5.000 ha rừng đ bo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh).

- Giao 4.000 ha rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn (làng), hộ gia đình, cá nhân để qun lý bo vệ và phát triển rừng, hưởng lợi từ rừng, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng hướng đến ci thiện sinh kế, nâng cao thu nhập và làm giàu từ rừng.

- Trồng mới 8.400 ha rừng tập trung, 50.000 cây phân tán; khoanh nuôi trồng bổ sung 1.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng; nuôi dưng làm giàu rừng 200 ha, xây dựng vườn thực vật rừng đặc dụng 46 ha.

- Xây dựng thêm tối thiu 01 phương án qun lý rừng bền vững (FSC) tại huyện Kon Plông; thực hiện việc định giá rừng trồng để giao vốn cho 05 Công ty TNHH MTV lâm nghiệp sản xuất, kinh doanh và khai thác sử dụng hiệu qubền vững rừng trồng theo theo tiêu chuẩn Việt Nam (VFCC). Dự kiến khai thác 114.500m3 gỗ.

- Chế biến khoảng 240.000 m3 gỗ các loại phục vụ nhu cầu xây dựng và nguyên liệu. Hình thành khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Tng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp đạt 6.830 tỷ đồng, trong đó ước thu ngân sách 195 tỷ đồng và tiền dịch vụ môi trường rừng 679 tỷ đồng.

2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

[...]