Quyết định 46/2011/QĐ-UBND quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Long An

Số hiệu 46/2011/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/12/2011
Ngày có hiệu lực 11/12/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Long An
Người ký Nguyễn Thanh Nguyên
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/2011/QĐ-UBND

Long An, ngày 01 tháng 12 năm 2011

 

BAN HÀNH QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, PHẢN BIỆN VÀ GIÁM ĐỊNH XÃ HỘI CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

QUYẾT ĐỊNH:

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Liên hiệp các Hội KH&KT VN;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- TT. UB MTTQVN tỉnh và các Đoàn thể;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Công báo tỉnh, Website tỉnh;
- Lưu: VT.
QD-HDTV LHKHKTVN

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Nguyên

QUY ĐỊNH

VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, PHẢN BIỆN VÀ GIÁM ĐỊNH XÃ HỘI CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định 46/2011/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng thực hiện và đối tượng đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội:

1. Đối tượng thực hiện hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo quy định này là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An (gọi tắt là Liên hiệp hội) và các hội thành viên thuộc Liên hiệp hội.

2. Đối tượng đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho Liên hiệp hội (gọi tắt là các cơ quan) gồm :

a) Các sở, ban ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh được giao chủ trì hoặc chủ trì xây dựng đề án phát triển kinh tế xã hội của ngành hoặc địa phương trình UBND tỉnh hoặc cấp Trung ương phê duyệt.

b) Các chủ đầu tư, các đơn vị thẩm định, đơn vị tư vấn dự án đầu tư và các đơn vị khác khi có yêu cầu.

Điều 2. Phạm vi, đối tượng tư vấn, phản biện và giám định xã hội:

1. Phạm vi, đối tượng tư vấn, phản biện và giám định xã hội là các chiến lược, chính sách, chương trình, dự án, đề án về phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ và môi trường (gọi tắt là đề án) có tính chất phức tạp, ưu tiên, trọng điểm hoặc đa ngành, do các cơ quan xây dựng, thực hiện hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn tỉnh Long An, bao gồm:

a) Các đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh; của ngành; của huyện, thị, thành phố.

b) Các đề án có tính chất phức tạp, ưu tiên, trọng điểm hoặc có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực dự kiến triển khai trên địa bàn của tỉnh, đặc biệt các đề án có liên quan đến: lịch sử, văn hóa, tôn giáo, cảnh quan, môi trường, khu dân cư tập trung, lao động, việc làm, xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội; các đề án do các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh có khả năng tác động lớn đến kinh tế, văn hóa, xã hội, cảnh quan, môi trường; ảnh hưởng đến dân cư và an sinh xã hội.

2. Đối với các đề án do các cơ quan Trung ương quyết định triển khai trên địa bàn tỉnh không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này. Khi xét thấy cần thiết, Liên hiệp hội với tư cách độc lập có thể phối hợp, đề xuất với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị cơ quan Trung ương có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cần phải xem xét lại trong quá trình triển khai thực hiện đề án trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Từ ngữ, thuật ngữ:

1. Tư vấn là hoạt động trợ giúp về tri thức, kinh nghiệm, cung cấp các thông tin, tư liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị trong việc đề xuất, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt đề án.

2. Phản biện là hoạt động cung cấp thông tin, tư liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá tính khả thi và các kiến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án đối với mục tiêu và các điều kiện ràng buộc ban đầu hoặc thực trạng đặt ra.

3. Giám định xã hội là hoạt động theo dõi việc thực hiện đề án, đưa ra các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị kịp thời về việc tổ chức thực hiện, mục tiêu, nội dung hoặc chất lượng đề án.

Điều 4. Mục đích, yêu cầu của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội:

1. Mục đích:

a) Cung cấp cho các tổ chức yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội có thêm cơ sở, luận cứ khoa học mang tính độc lập, khách quan khi đề xuất, phê duyệt, triển khai hoặc tư vấn, thẩm định các đề án theo Điều 2 của quy định này.

b) Tăng cường sự đoàn kết, hợp tác của đội ngũ trí thức, nâng cao năng lực và vai trò của Liên hiệp hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

2. Yêu cầu:

a) Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có tính chuyên môn cao và khoa học, bao gồm:

[...]