BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 459/QĐ-BNN-KH
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 02 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2389/QĐ-TTG NGÀY
30/12/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 79-KL/TW NGÀY
25/12/2013 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW NGÀY
28/01/2008 CỦA BCH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA X) VỀ “TIẾP TỤC XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG
NHÂN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP
ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 2389/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Chương trình hành động
thực hiện Kết luận số 79-KL/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế
hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Kế hoạch hành động của Bộ Nông
nghiệp và PTNT thực hiện Quyết định số 2389/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về thực hiện Kết luận số 79-KL/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của BCH Trung ương Đảng
(khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Sở Nông nghiệp và
PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Đảng ủy, ĐTN Bộ NN&PTNT;
- CĐ ngành NN&PTNT; CĐ CQ Bộ;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu VT, KH.
|
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2389/QĐ-TTG NGÀY
30/12/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 79-KL/KW NGÀY
25/12/2013 CỦA BCT ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW NGÀY 28/01/2008 CỦA
BCH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA X) VỀ “TIẾP TỤC XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 459/QĐ-BNN-KH ngày 05/02/2015 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT)
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 79-KL/TW ngày
25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày
28/01/2008 của BCH Trung ương Đảng (khóa X) tại Quyết định số 2389/QĐ-TTg ngày
30/12/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch hành động
(sau đây viết tắt là Kế hoạch) triển khai
thực hiện Chương trình với các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU VÀ YÊU
CẦU
1. Mục tiêu
- Mục tiêu của Kế hoạch là xây dựng các chương trình, đề án,
hoạt động cụ thể để triển khai các nhiệm
vụ của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm thực hiện có hiệu quả Kết luận số 79-KL/TW
ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW
ngày 28/01/2008 của BCH Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp
công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 79-KL/TW.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng
trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người
lao động (sau đây viết tắt là CNVC) trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về vị trí, vai trò của giai cấp công
nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nâng cao giác ngộ giai cấp, bản
lĩnh chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, trình độ học vấn,
chuyên môn nghề nghiệp góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần CNVC.
2. Yêu cầu
- Quán triệt sâu sắc mục tiêu, quan
điểm và nội dung Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008, Kết luận số 79-KL/TW
ngày 25/12/2013, Chương trình hành động của Chính phủ đến đảng viên CNVC đang
làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc ngành;
- Xác định rõ nhiệm vụ và phân công cụ
thể cho các cơ quan, đơn vị để tổ chức thực hiện;
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát; sơ
kết, tổng kết, đề xuất các giải pháp thực hiện thắng lợi Nghị quyết, Kết luận của
Trung ương và Chương trình hành động của Chính phủ.
II. CÁC NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân
- Tiếp tục tổ chức quán triệt tinh thần
và nội dung của Nghị quyết số 20-NQ/TW
ngày 28/01/2008 của BCH Trung ương Đảng (khóa X), tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong toàn ngành, đặc biệt trong
các cấp ủy Đảng, trong đội ngũ đảng viên, CNVC về vị trí, vai trò của giai cấp
công nhân.
- Tổ chức tuyên truyền về vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn, cùng các tổ chức
chính trị - xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; tiếp tục thực
hiện các giải pháp đổi mới, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh; tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và các văn
bản pháp luật liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi của CNVC.
- Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức,
biện pháp tuyên truyền, giáo dục trong CNVC; tiếp tục nghiên cứu và triển khai
các hình thức tuyên truyền phù hợp với điều kiện
sống và làm việc của CNVC, tập trung hơn cho đối tượng công nhân khu vực doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp tư nhân trong ngành; nâng
cao hiệu quả hoạt động của các phương tiện thông tin của tổ chức Công đoàn
trong công tác tuyên truyền, giáo dục CNVC.
2. Tổ chức giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển toàn diện đội ngũ công chức,
viên chức, người lao động ngành nông nghiệp và PTNT
- Tiếp tục triển khai thực hiện các
quan điểm, chủ trương của Đảng về giai cấp
công nhân, đặc biệt là những quan điểm của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát
triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất
lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề
nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vận động CNVC nơi có tổ chức công đoàn học tập nâng cao trình độ, kỹ
năng nghề nghiệp, trong đó tập trung vào một số nội dung:
+ Thực hiện chính sách đào tạo, bồi
dưỡng trình độ chuyên môn, tay nghề cho CNVC.
Thực hiện chương trình đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, trọng tâm là đào tạo cán bộ khuyến
nông, thú y, bảo vệ thực vật, thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá... nhằm đáp ứng
yêu cầu tái cơ cấu ngành. Tăng cường liên kết với doanh nghiệp, khuyến khích
các thành phần kinh tế đầu tư vào các cơ sở giáo dục, đào tạo. Lựa chọn các cán
bộ trẻ có năng lực, tâm huyết cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ở nước ngoài.
+ Tạo điều kiện về thời gian và kinh
phí để CNVC chủ động học tập, nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp,
ngoại ngữ.
+ Kịp thời phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng,
sử dụng những người ưu tú xuất thân từ công nhân, nhất là người trực tiếp sản
xuất.
+ Các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ
phối hợp tốt với chính quyền địa phương tạo điều kiện về phúc lợi xã hội cho người lao động; phối hợp với tổ chức tín dụng hỗ trợ người lao động gặp khó
khăn vay vốn phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập.
+ Phối hợp thực hiện mục tiêu xây dựng
đời sống văn hóa trong CNVC các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công
tác đào tạo nghề cho nông dân, gắn đào tạo nghề với chương trình xây dựng nông
thôn mới và đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện Chương trình đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành theo các Quyết định của Bộ: số
2340/QĐ-BNN-TCCB và số 2341/QĐ-BNN-TCCB ngày 10/10/2013; Kế hoạch đào tạo bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, theo Quyết định số 2585/QĐ-BNN-TCCB ngày
31/10/2013; Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp và
PTNT giai đoạn 2014 - 2020, theo Quyết định số 1323/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/6/2014.
3. Tiếp tục đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội
- Cấp ủy, Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ tạo điều kiện để Công đoàn và
các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền,
giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống giai cấp công nhân và truyền
thống cách mạng của đất nước, nhằm nâng
cao giác ngộ giai cấp, giáo dục ý thức pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật, tác
phong công nghiệp cho người lao động; phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn và các đoàn thể chính trị -
xã hội tham gia giám sát, phản biện xã hội về chính sách liên quan đến quyền và
lợi ích hợp pháp của người lao động, đoàn
viên.
- Chăm lo công tác bồi dưỡng, giới
thiệu phát triển Đảng từ đoàn viên công đoàn, nhất là từ trong các doanh nghiệp.
Cấp ủy, Lãnh đạo, tổ chức Công đoàn các
cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vận động đoàn viên và người lao động tích cực
tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch,
vững mạnh.
- Đẩy mạnh tổ chức các phong trào thi
đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Thi đua thực hiện nhiệm vụ cải cách
hành chính”, “Tham gia thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng
nông thôn mới”, “Đơn vị văn hóa”, gắn với thực hiện “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư”... với những nội dung cụ thể, thiết thực, phù
hợp với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, qua đó xây dựng người CNVC
văn minh, trí tuệ, năng động, hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ.
- Thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể dục thể thao. Các doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả “Tháng Công nhân” hàng
năm thực sự là ngày hội, thiết thực nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người
lao động. Đẩy mạnh tuyên truyền về giai cấp công nhân, tư vấn, giới thiệu việc
làm, hỗ trợ pháp lý, giải đáp pháp luật
cho người lao động.
4. Phối hợp kiểm tra, giám sát việc
thực hiện Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và các văn bản pháp quy liên quan đến
người lao động
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ triển
khai thực hiện đúng chế độ, chính sách pháp luật cho CNVC.
- Tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng
chống tội phạm, ma túy, HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, bảo đảm trật tự an toàn giao
thông, bảo vệ môi trường trong CNVC; thực hiện tốt chính sách về dân số, kế hoạch
hóa gia đình.
- Định kỳ hàng năm, Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp có chương trình gặp gỡ, đối thoại với CNVC để giải
đáp những thắc mắc, đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động, định
hướng tư tưởng dư luận xã hội và tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền về cơ
chế, chính sách đối với người lao động cho phù hợp.
5. Tích cực thực hiện có hiệu quả
các chương trình, đề án, dự án có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp và
chính đáng của công chức, viên chức và người lao động
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương triển khai thực hiện chính sách, quy hoạch, đề án có liên quan của Bộ
trên địa bàn các địa phương.
- Phát huy vai trò của tổ chức Công
đoàn trong việc tham gia phản biện, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật
liên quan đến quyền lợi của đoàn viên, CNVC như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn, vệ sinh lao động...
- Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân
chủ cơ sở ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; thực hiện tốt Chương trình “Nâng cao
chất lượng thương lượng, ký kết và thực
hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể”.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Vụ Tổ chức cán bộ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
được phân công trong Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch, Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam
và các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch;
tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch và định kỳ hàng
năm trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
2. Công đoàn Nông nghiệp và PTNT
Việt Nam
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các cơ quan, đơn vị liên quan
đôn đốc việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
- Xây dựng chương trình, đề án phát
triển đội ngũ đoàn viên và CNVC ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2016 -
2020.
3. Vụ Kế hoạch
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên
quan thực hiện rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch, chương trình, chính sách, đề án, nhiệm vụ của Bộ, ngành
được Chính phủ phân công để phù hợp với việc xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam trong Kế hoạch trung hạn phát triển ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn
2016 - 2020.
4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương
- Theo chức năng, nhiệm vụ được phân
công, căn cứ vào Kế hoạch này chủ động tổ chức
triển khai thực hiện; xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai các nội dung có liên
quan trong Kế hoạch; lồng ghép các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ được
giao thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với các nhiệm vụ thuộc
Kế hoạch này để triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả tránh chồng chéo, trùng
lắp.
- Định kỳ sáu tháng và hàng năm báo
cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Vụ Tổ chức
cán bộ (đơn vị chủ trì) và Vụ Kế hoạch để tổng hợp trình Bộ báo cáo Thủ tướng
Chính phủ./.
(Chi
tiết có phụ lục kèm theo)
PHỤ LỤC
CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2389/QĐ-TTG NGÀY 30/12/2014
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số: 459/QĐ-BNN-KH ngày 05 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT)
TT
|
Nội dung
|
Đơn vị chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
1.
|
Tổ chức quán triệt Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày
28/01/2008 của BCH Trung ương Đảng (khóa X)
|
Công đoàn Nông
nghiệp và PTNT VN
|
Đảng ủy Bộ, Đảng ủy
Khối cơ sở Bộ tại TP. HCM
|
2.
|
Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của giai cấp
công nhân
|
Văn phòng Bộ; Công
đoàn Nông nghiệp và PTNT VN
|
Báo Nông nghiệp Việt
Nam
|
3.
|
Phát triển
nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu ngành
nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
|
Vụ Tổ chức cán bộ; các Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
|
4.
|
Kiện toàn tổ chức
bộ máy hành chính nhà nước ngành và tổ chức sự nghiệp công lập thuộc Bộ phục
vụ tái cơ cấu ngành
|
Vụ Tổ chức cán bộ
|
Các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ
|
5.
|
Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho
nông dân theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009
|
Cục Kinh tế hợp tác và PTNT
|
Các Viện, Trường
thuộc Bộ; Các Sở Nông nghiệp và PTNT
|
6.
|
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức
Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã
hội
|
Công đoàn Nông
nghiệp và PTNT VN; Đoàn TN Bộ, Đoàn Khối cơ sở Bộ tại TP.HCM
|
Vụ Tổ chức cán bộ; Đảng ủy Bộ, Đảng ủy Khối cơ sở
Bộ tại TP. HCM
|
7.
|
Tổ chức hiệu
quả phong trào thi đua thực hiện tái cơ cấu
ngành gắn với xây dựng nông thôn mới trong CNVC ngành
|
Vụ Tổ chức cán bộ
|
Công đoàn Nông
nghiệp và PTNT VN; Đoàn TN Bộ, Đoàn Khối cơ sở Bộ tại TP.HCM
|
8.
|
Thực hiện có hiệu quả “Tháng Công nhân” hàng năm
|
Các doanh nghiệp
thuộc Bộ
|
Công đoàn Nông nghiệp
và PTNT VN
|
9.
|
Đấu tranh phòng chống tội phạm, ma túy, HIV/AIDS
và tệ nạn xã hội trong CNVC
|
Các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ.
|
Công đoàn Nông
nghiệp và PTNT VN; Đoàn TN Bộ, Đoàn Khối cơ sở Bộ tại TP.HCM
|
10.
|
Thực hiện tốt chính sách về dân số, kế hoạch hóa
gia đình trong CNVC
|
Vụ Tổ chức cán bộ
|
Công đoàn Nông
nghiệp và PTNT VN; các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
|
11.
|
Thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng
thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể”
|
Công đoàn Nông
nghiệp và PTNT VN
|
Các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ; các doanh nghiệp thuộc Bộ
|
12.
|
Định kỳ gặp gỡ, đối thoại với công nhân viên chức,
người lao động
|
Các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ; các doanh nghiệp thuộc Bộ
|
Công đoàn Nông
nghiệp và PTNT VN
|