Quyết định 451/2005/QĐ-UB về Quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Số hiệu | 451/2005/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 01/04/2005 |
Ngày có hiệu lực | 01/04/2005 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Nam |
Người ký | Đinh Văn Cương |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 451/2005/QĐ-UB |
Phủ Lý, ngày 01 tháng 04 năm 2005 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004;
- Căn cứ Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự, thủ tục soản thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạp pháp luật.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1046/2003/QĐ-UB ngày 12/9/2003 của UBND tỉnh Hà Nam (V/v ban hành quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam).
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM |
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO, BAN HÀNH, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 451/2005/QĐ-UB ngày 01/4/2005 của UBND
tỉnh Hà Nam)
Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
1. Văn bản này quy định về trình tự, thủ tục soản thảo, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Các cơ quan có thẩm quyền ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo trình tự, thủ tục soản thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Nghị đinh 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật và văn bản này.
2. Văn bản quy phạm pháp luật Uỷ ban nhân dân là văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành theo thẩm quyền; trình tự, thủ tục do luật định trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, Luật của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư, Quyết định, Chỉ thị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân còn phải phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân trái với các văn bản được quy định tại Khoản 1 điều này phải được cơ quan Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ.
Điều 3. Phạm vi ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân
Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân được ban hành trong những trường hợp sau:
1. Để thi hành Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, anh ninh.
2. Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh và thực hiện các chính sách khác ở địa phương.
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 451/2005/QĐ-UB |
Phủ Lý, ngày 01 tháng 04 năm 2005 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004;
- Căn cứ Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự, thủ tục soản thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạp pháp luật.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1046/2003/QĐ-UB ngày 12/9/2003 của UBND tỉnh Hà Nam (V/v ban hành quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam).
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM |
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO, BAN HÀNH, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 451/2005/QĐ-UB ngày 01/4/2005 của UBND
tỉnh Hà Nam)
Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
1. Văn bản này quy định về trình tự, thủ tục soản thảo, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Các cơ quan có thẩm quyền ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo trình tự, thủ tục soản thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Nghị đinh 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật và văn bản này.
2. Văn bản quy phạm pháp luật Uỷ ban nhân dân là văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành theo thẩm quyền; trình tự, thủ tục do luật định trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, Luật của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư, Quyết định, Chỉ thị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân còn phải phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân trái với các văn bản được quy định tại Khoản 1 điều này phải được cơ quan Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ.
Điều 3. Phạm vi ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân
Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân được ban hành trong những trường hợp sau:
1. Để thi hành Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, anh ninh.
2. Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh và thực hiện các chính sách khác ở địa phương.
3. Văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên giao cho Uỷ ban nhân dân quy định một số vấn đề cụ thể.
2. Không quy định hiệu lực trở về trước đối với văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân.
3. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau.
Điều 5. Đăng công báo, niêm yết, đưa tin và lưu trữ văn bản
1. Văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành phải được đăng Công báo tỉnh. Văn bản đăng Công báo có giá trị như bản gốc.
Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý Công báo.
Báo Hà Nam, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh có trách nhiệm đưa tin, đăng, phát sóng toàn văn hoặc nội dung cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được niêm yết tại trụ sở của cơ qan ban hành và những địa điểm khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản
1. Lập và thông qua chương trình, kế hoạch ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Tổ chức việc thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
3. Thẩm định tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi và đảm bảo tính thống nhất của văn bản.
4. Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
5. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các quy phạm pháp luật không còn phù hợp với pháp luât hiện hành. Tập hợp, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật.
6. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ soản thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
7. Tổng kết, đánh giá công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật; công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
8. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thống nhất thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về xây dựng, thẩm định ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn toàn tỉnh.
Cơ quan Tư pháp các cấp là cơ quan chuyên môn giúp UBND cùng cấp thực hiện quản lý thống nhất việc xây dựng, thẩm định, ban hành, kiểm tran và đề xuất xử lý văn bản.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CÂP
Mục 1: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Điều 7. Lập, thông qua chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
1. Chương trình xây dựng Quyết đinh, Chỉ thị hàng năm của Uỷ ban nhân dân căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, yêu cầu quản lý Nhà nước ở địa phương, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
a. Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng 11 hàng năm, những cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo Quyết đinh, Chỉ thị phải đăng ký thời gian ban hành với Văn phòng UBND tỉnh. Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp lập kế hoạch xây dựng Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định tại phiên họp tháng 1 hàng năm.
b. Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp đó quyết định.
2. Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng Quyết định, Chỉ thị.
Điều 8. Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Cơ quan chủ trì việc soạn thảo văn bản quy phạp pháp luật
a. Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quản lý Nhà nước do cơ quan ban, ngành nào phụ trách, thì cơ quan ban, ngành đó chịu trách nhiệm chủ trì soạn thảo.
b. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung điều chỉnh liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngày thì Uỷ ban nhân dân chỉ định cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan liên quan phối hợp.
c. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và chỉ đạo việc soạn thảo.
2. Cơ quan chủ trì việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có các nhiệm vụ sau:
a. Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội mà văn bản điều chỉnh, nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp có nội dung liên quan đến văn bản cần soạn thảo.
b. Xác định đối tượng và phạm vi điều chỉnh của văn bản.
c. Xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan.
d. Căn cứ vào tính chất nội dung và tình hình thực tế của cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định tổ chức lấy ý kiến của cơ quan tổ chức hữu quan. Các cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản. Trong trường hợp cần thiết tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan soạn thảo phải quyết định những nội dung lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất 7 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
e. Nội dung lấy ý kiến bao gồm: Sự cần thiết ban hành, tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và tính khả thi của văn bản.
g. Chuẩn bị hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân theo quy định tại Điều 12 của quy định này.
Mục 2: Thẩm định văn bản
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định
1. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân phải được cơ quan Tư pháp cùng cấp thẩm định trước khi trình Uỷ ban nhân dân.
2. Cơ quan thẩm định có quyền yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp, bổ sung các thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo.
3. Thời gian thẩm định
a. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh: Chậm nhất là 15 ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo đến Sở Tư pháp để thẩm định. Chậm nhất là 7 ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp Sở Tư pháp phải gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo.
b. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện: Chậm nhất là 10 ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo đến phòng Tư pháp để thẩm định. Chậm nhất là 7 ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp phòng Tư pháp phải gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo.
Điều 10. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm
1. Công văn yêu cầu thẩm định
2. Tờ trình và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
3. Bản tổng hợp ý kiến của các cơ quan, ban, ngành về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
4. Các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân cùng cấp và các tài liệu liên quan khác.
Điều 11. Phạm vi thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
1. Sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
2. Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đối với hệ thống pháp luật;
3. Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
Cơ quan Tư pháp có thể đưa ra ý kiến về tính khả thi của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Mục 3: Thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Điều 12. Hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Uỷ ban nhân dân
1. Trong thời hạn 5 ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đến Văn phòng Uỷ ban nhân dân.
Văn phòng Ủy ban nhân dân có trách nhiệm xem xét, chuẩn bị hồ sơ chuyển đến các thành viên Uỷ ban nhân dân trong thời hạn 3 ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp và báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
2. Hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
a. Tờ trình và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
b. Báo cáo thẩm định do cơ quan Tư pháp chuyển đến cơ quan chủ trì soạn thảo.
c. Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
d. Các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp liên quan đến lĩnh vực mà dự thảo văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh và các tài liệu liên quan khác.
Điều 13. Thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân.
1. Việc xem xét, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại phiên họp Uỷ ban nhân dân được tiến hành theo trình tự sau đây:
a. Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo trình bày dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
b. Đại diện cơ quan Tư pháp trình bày báo cáo thẩm định
c. Các thành viên Uỷ ban nhân dân thảo luật và biểu quyết thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thay mặt Uỷ ban nhân dân ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Việc ban hành quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp xã phải tuân theo Điều 45, 46 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp phải tuân theo quy định tại Điều 48 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Mục 1: Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
Nội dung kiểm tra văn bản gồm:
1. Căn cứ pháp lý ban hành
2. Thẩm quyền ban hàn
3. Nội dung văn bản
4. Thể thức và kỹ thuật trình bày
5. Thủ tục xây dựng, ban hành và đăng công báo, đưa tinh hoặc công bố văn bản.
Điều 17. Thẩm quyền kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Cơ quan Tư pháp có trách nhiệm:
1. Giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc tự kiểm tra văn bản của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và báo cáo kết quả kiểm tra.
2. Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc kiểm tra việc kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp dưới và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân.
Điều 18. Thời hạn gửi văn bản để tự kiểm tra theo thẩm quyền
1. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ký ban hành Văn phòng Uỷ ban nhân dân phải gửi văn bản đến cơ quan Tư pháp cùng cấp để thực hiện việc tự kiểm tra.
2. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ký ban hành cơ quan người có thẩm quyền ban hành văn bản phải gửi văn bản đến cơ quan người có thẩm quyền kiểm tra.
a. Văn bản của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp.
b. Văn bản của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện gửi đến Sở Tư pháp.
c. Văn bản của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi đến phòng Tư pháp.
Mục 2. Xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Điều 19. Thủ tục xử lý văn bản trái pháp luật
1. Khi kiểm tra, phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Giáo đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp ra văn bản kiến nghị để cơ quan ban hành văn bản tự kiểm tra, xử lý văn bản.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị cơ quan ban hành văn bản phải tổ chức tự kiểm tra và xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật và gửi kết quả xử lý cho cơ quan Tư pháp.
Việc xử lý Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được tiến hành tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.
3. Trong trường hợp cơ quan ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật không xử lý văn bản đó theo đúng thời hạn quy định tại Khoản 2 điều này hoặc Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp không nhất trí với kết quả xử lý thì Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp xử lý theo thẩm quyền.
Mục 3: Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật
Điều 20. Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật
Cơ quan tư pháp các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành hữu quan thường xuyên thực hiện các việc sau:
1. Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật định kỳ 6 tháng, hàng năm; lập danh mục những văn bản địa phương đã ban hành, văn bản cần sửa đổi, bổ sung, văn bản cần bãi bỏ và những văn bản cần xây dựng mới.
2. Tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành theo từng lĩnh vực; văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành 6 tháng, hàng năm; in ấn phát hành rộng rãi trong các cơ quan địa phương.
3. Căn cứ vào kết quả rà soát hàng năm, lập tờ trình đề nghị Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp mình quyết định và công bố danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực.
Điều 21. Văn phòng Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
Phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản trên địa bàn.
Điều 22. Cơ quan Tư pháp các cấp có trách nhiệm
1. Giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc quản lý Nhà nước về ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản được quy định tại Điều 6 văn bản này.
2. Chủ trì phối hợp với Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành theo định kỳ 6 tháng, 1 năm.
3. Giao cho Sở Tư pháp kiểm tra tất cả những văn bản do Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh ban hành và văn bản cá biệt do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã ban hành hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, một năm báo cáo kết quả về Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 23. Cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm
1. Giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp phân bổ ngân sách cho các ngành đảm bảo cho công tác soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
2. Kinh phí hỗ trợ xây dựng, ban hành và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do ngân sách địa phương bảo đảm và phải được dự toán trong kinh phí thường xuyên của các cơ quan chủ trì xây dựng, ban hành và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 24. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác xây dựng ban hành và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Nếu vi phạm quy định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các cơ quan, ban, ngành tổ chức thực hiện quy định này. Trong quá trình tổ chức thực hiện có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã phản ánh kịp thời về Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Tư pháp để kịp thời trình Uỷ ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung.