Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 4339/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu 4339/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/12/2015
Ngày có hiệu lực 31/12/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Đức Long
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 4339/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KHU VỰC CẤM HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN, KHU VỰC TẠM THỜI CẤM HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Công văn số 1006/TTg-KTN ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kết quả khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 600/TTr- TNMT-KS ngày 07 tháng 9 năm 2015 và Văn bản số 4799/TNMT-NKB ngày 24 tháng 12 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với những nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu

Khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhằm mục tiêu gắn hoạt động khai thác khoáng sản với đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo tồn di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời bảo vệ các khu vực khoáng sản chưa khai thác.

2. Nội dung khu vực cấm hoạt động khoáng sản và khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản

1.1. Duy trì 05 khu cấm hoạt động khoáng sản than và 04 khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản than tại Quảng Ninh theo Văn bản số 491/CP-CN ngày 13/5/2002 của Chính phủ (chi tiết tại Bảng 1 và Bảng 2 - Phụ lục 1 kèm theo).

Đối với khu vực bảo vệ các hồ chứa nước phía Đông thị xã Đông Triều đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc đưa ra khỏi vùng cấm hoạt động khoáng sản than tại Văn bản số 4404/CP-KTN ngày 16 tháng 6 năm 2014 (chi tiết tại Bảng 3, Phụ lục 1 kèm theo).

1.2. Khoanh định 17 khu vực cấm hoạt động khoáng sản với tổng diện tích 181.896 ha (chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo), cụ thể:

- Các khu vực khoanh định cấm các hoạt động khoáng sản gồm: Đất rừng đặc dụng; Đất rừng phòng hộ; Đất quốc phòng an ninh; Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hóa; đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; Đất thuộc hành lang bảo vệ đê điều, kè, cống và đất thuộc hành lang bảo vệ công trình giao thông ;

- Khoáng sản nằm trong khu vực khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản gồm: (1) Mỏ than Tây Hồ Thiên tại xã Bình Khê, thị xã Đông Triều (bảo vệ di tích chùa Ngọa Vân); (2) Mỏ sét gạch ngói hồ Đập Làng tại xã Tràng An, thị xã Đông Triều (bảo vệ Quần thể di tích Nhà Trần - Đông Triều); (3) Dải than Đông Triều - Phả Lại tại các xã Thủy An, Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều (bảo vệ di tích chùa Ngọc Thanh); (4) Điểm mỏ quặng vàng Khe Quế tại xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên (bảo vệ rừng phòng hộ và hồ chứa nước Khe Táu); (5) Các điểm mỏ granit tại xã Quảng Sơn, Khoảng Nam Châu, huyện Hải Hà và Hoành Mô, huyện Bình Liêu; Kaolin-pyrophylit tại xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà và Mộc Pai Tiên, Bình Liêu (bảo vệ: rừng phòng hộ, di tích khảo cổ Tấn Mài, di tích thác Khe Vằn, đất quốc phòng và đất vành đai biên giới); (6) Điểm mỏ granit Lục Phù tại thành phố Móng Cái (bảo vệ rừng phòng hộ, đất quốc phòng và đường điện cao thế 220 KV); (7) Điểm mỏ Titan Thôn Trung tại xã Bình Ngọc, phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái (bảo vệ rừng ngập mặn và đất quốc phòng); (8) Các điểm mỏ Kaolin Cái Vinh và Thôn Hen, Titan Vĩnh Thực, sắt Vĩnh Thực tại các xã Vĩnh Trung và Vĩnh Thực, thành phố Móng Cái (bảo vệ rừng ngập mặn, đất quốc phòng, các công trình bãi tắm Vĩnh Thực, Vĩnh Trung và điểm tưởng niệm Bác Hồ xã Vĩnh Trung và Đình Vĩnh Trung); (9) Các núi đá vôi, cát san lấp Hà Phong tại thành phố Hạ Long (bảo vệ di tích lịch sử núi Bài Thơ, đền Đức Ông, các hang động trên vịnh Hạ Long, rừng đặc dụng, phòng hộ và đất quốc phòng an ninh ...); (10) Các điểm mỏ cát sỏi xây dựng Quan Lạn, Vân Hải tại huyện Vân Đồn (bảo vệ vườn Quốc gia Bái Tử Long, khu bảo tồn đa dạng sinh học, đường Tỉnh lộ, đất quốc phòng ...); (11) Các điểm mỏ Antimon Khe Hố và Đồng Mậu thuộc huyện Hoành Bồ và phường Mông Dương thành phố Cẩm Phả (bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, rừng phòng hộ, đất Quốc phòng và đường Tỉnh lộ).

Trong khu vực cấm hoạt động khoáng sản tuyệt đối không cho phép các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản.

1.3. Khoanh định 03 khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản với tổng diện tích 33.990 ha (tại Phụ lục 3 kèm theo), cụ thể:

- Các đối tượng khoanh định khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản gồm: Đất Bảo tồn đa dạng sinh học đang được Nhà nước xem xét, công nhận, (Vùng cửa sông Tiên Yên, Khu bảo vệ cảnh quan Đảo Trần và Vườn Quốc gia Cô Tô…);

- Khoáng sản nằm trong khu vực khoanh định tạm thời cấm hoạt động khoáng sản gồm: (1) Các điểm mỏ cát san lấp Tiên Yên, sét gạch ngói Đồng Rui, cát xây dựng Cộng Hòa thuộc địa bàn các huyện Tiên Yên, Vân Đồn và thành phố Cẩm Phả (bảo vệ vùng cửa sông Tiên Yên, đất quốc phòng, đường Quốc lộ 18A, 4B, các di tích lịch sử văn hóa và du lịch: chùa An Long, chùa Quán, đền Thủy Cơ, đình Đồng Châu, di tích khảo cổ Tràng Hương, căn cứ địa Khe Mai, đền Cặp Tiên ...); (2) Điểm mỏ sét Vạn Chảy tại xã Thanh Lân, huyện Cô Tô (bảo vệ Vườn Quốc gia Cô Tô, đất quốc phòng, tuyến đê Xuân Trường ...).

Trong khu vực tạm thời cấm tuyệt đối không cho phép các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn từ địa phương và Cổng thông tin điện tử của tỉnh Quảng Ninh; chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh tổ chức quản lý chặt chẽ các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn Tỉnh theo đúng quy định của pháp luật;

- Chủ tịch y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh thực hiện nghiêm trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Khoáng sản 2010 và chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản trước UBND Tỉnh và Chủ tịch UBND Tỉnh;

- Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao, tăng cường công tác quản lý nhà nước trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp hoạt động khoáng sản vi phạm khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan;

- Trong quá trình triển khai thực hiện, tùy theo yêu cầu thực tiễn, các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn Tỉnh có thể được bổ sung, điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và quy định của pháp luật; y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh, các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm đề xuất, lập hồ sơ gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo y ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định cụ thể.

[...]