Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Đề án củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng cho người khuyết tật về vận động tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015

Số hiệu 43/2012/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/08/2012
Ngày có hiệu lực 25/08/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Võ Đại
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2012/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 15 tháng 8 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VỀ VẬN ĐỘNG TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;

Căn cứ Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;

Căn cứ Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng cho người khuyết tật về vận động tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 1808/TTr-SYT ngày 08 tháng 8 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng cho người khuyết tật về vận động tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015.

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Đại

 

ĐỀ ÁN

CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VỀ VẬN ĐỘNG TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành
kèm theo Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án

Công tác phục hồi chức năng (PHCN) là một trong bốn nội dung trong quá trình chăm sóc sức khoẻ (Giáo dục sức khoẻ - Dự phòng - Điều trị - Phục hồi chức năng), góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Phục hồi chức năng là một nhu cầu cấp thiết đối với mọi quốc gia nhằm phòng ngừa, hạn chế khuyết tật, trả lại sức khoẻ, hạnh phúc cho mọi người. Các nước trên thế giới và khu vực đã đầu tư thích đáng để phát triển chuyên ngành PHCN đáp ứng nhu cầu chăm sóc người khuyết tật. Người khuyết tật phải chịu cuộc sống rất khó khăn, vất vả mặc dù họ đã có nhiều nỗ lực tự vươn lên trong cuộc sống. Việc cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho những người khuyết tật là một việc làm đầy khó khăn và thử thách. Để thực hiện được điều đó trước hết phải làm tốt công tác phục hồi chức năng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình khuyết tật luôn tồn tại và gia tăng do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, bệnh lý hoặc khuyết tật bẩm sinh.

Theo tài liệu[1] của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) công bố: ở Việt Nam, trong số 78,5 triệu người Việt Nam từ 5 tuổi trở lên năm 2009, có 6,1 triệu người có khó khăn trong việc thực hiện ít nhất một trong bốn chức năng (nhìn, nghe, vận động và tập trung hoặc ghi nhớ), chiếm khoảng 7,8% dân số từ 5 tuổi trở lên, có gần 3 triệu người khó khăn trong việc thực hiện ít nhất từ hai chức năng trở lên, chiếm 49% người khuyết tật, trong đó người cao tuổi (60 tuổi trở lên) bị khuyết tật chiếm tỉ lệ cao nhất (43,28%) so với tổng số người khuyết tật. Người khuyết tật về nhìn chiếm tỉ lệ cao nhất: 34,54% sau đó là vận động: 27,99%, nghe: 24,53% và trí tuệ: 25,23%.

Theo tài liệu trên, trong năm 2009, tại tỉnh Ninh Thuận[2] có khoảng hơn 39.493 người khuyết tật ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, vì hiện nay còn 14 xã chưa được triển khai chương trình PHCN dựa vào cộng đồng nên chưa có số liệu đầy đủ toàn tỉnh, bên cạnh do thiếu nhân lực và các phương tiện, trang thiết bị chuyên khoa nên nhiều trường hợp khuyết tật nhẹ, tiềm ẩn tại tỉnh Ninh Thuận chưa phát hiện được (khó khăn về nhìn, nghe ở người cao tuổi, …), các trường hợp phát hiện được hầu hết có biểu hiện khuyết tật rõ.

Vào ngày 22 tháng 9 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá tình hình triển khai, thực hiện Đề án “Củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng tỉnh Ninh Thuận từ năm 2005 - 2010” đã triển khai có hiệu quả, giúp cho người khuyết tật về vận động tại 51/65 xã, phường của tỉnh hoà nhập xã hội, tham gia lao động, đặc biệt là trẻ em khuyết tật tiếp cận được nhu cầu vui chơi, học tập; đồng thời cũng đã góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của các cơ sở phục hồi chức năng thuộc ngành y tế.

Việc tiếp tục duy trì và phát triển Đề án “Củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng cho người khuyết tật về vận động tỉnh Ninh Thuận” cho giai đoạn 2012 - 2015 là cần thiết thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với người khuyết tật. Qua đó giúp người khuyết tật hoà nhập xã hội, tham gia lao động, hoạt động xã hội, đặc biệt là trẻ em khuyết tật thoả mãn được nhu cầu vui chơi, học tập như những trẻ em khác, góp phần giảm gánh nặng về chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật cho gia đình và xã hội.

II. Cơ sở pháp lý

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ