Quyết định 4299/QĐ-BYT năm 2016 phê duyệt Dự án chủ động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 4299/QĐ-BYT
Ngày ban hành 09/08/2016
Ngày có hiệu lực 09/08/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thanh Long
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4299/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN CHỦ ĐỘNG DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN SỚM, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, QUẢN LÝ BỆNH UNG THƯ, TIM MẠCH, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH, HEN PHẾ QUẢN VÀ CÁC BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM KHÁC, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 - 2025;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án chủ động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi tắt là Dự án) với các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Các bệnh ung thư, bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác (sau đây gọi chung là bệnh không lây nhiễm) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước do số người mắc bệnh nhiều, bệnh gây tàn tật và tử vong cao. Phòng, chng hiệu quả các bệnh này sẽ hạn chế sngười mắc bệnh trong cộng đồng, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải tại các bệnh viện.

2. Phòng, chống bệnh không lây nhiễm là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của mỗi người dân, trong đó các cấp chính quyền trực tiếp chỉ đạo, ngành Y tế là nòng cốt.

3. Chđộng dự phòng, giám sát, phát hiện bệnh sớm, điều trị, quản lý liên tục và lâu dài tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đu là một yếu tquyết định hiệu quả trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm.

4. Nguồn lực đầu tư cho hoạt động dự phòng, giám sát, phát hiện sớm, điều trị, quản lý bệnh không lây nhiễm được huy động từ nhiều nguồn, trong đó ngân sách Nhà nước tập trung vào kiểm soát yếu tnguy cơ, dự phòng, giám sát, phát hiện bệnh sớm.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm tại cộng đồng do bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và một số bệnh không lây nhiễm khác góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược.

2. Mục tiêu cthể

a) Mục tiêu 1. Tăng tỷ lệ người dân được dự phòng, phát hiện sớm, điều trị, quản lý bệnh không lây nhiễm.

Ch tiêu:

- 70% học sinh phổ thông được khám, phát hiện thừa cân, béo phì và quản lý sức khỏe.

- Phối hợp để khám, phát hiện sớm thừa cân béo phì, tăng huyết áp, rối loạn đường máu và mỡ máu cho 70% người lao động tại các cơ quan, xí nghiệp thông qua khám sức khỏe cho người lao động.

- 50% số người bị tăng huyết áp được phát hiện; 30% số người phát hiện bệnh được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

- 50% số người bị bệnh đái tháo đường và 55% số người tiền đái tháo đường được phát hiện; 50% số người phát hiện bệnh và 60% người phát hiện bị tiền đái tháo đường được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

- 40% số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát hiện và điều trị trước khi có biến chứng; 50% số người phát hiện bệnh được điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

- 40% số người mắc bệnh hen phế quản được phát hiện và điều trị trước khi có biến chứng; 40% số người bệnh hen phế quản được điều trị kiểm soát hen, trong đó 20% đạt kiểm soát hoàn toàn.

- 20% số người mắc ung thư khoang miệng, vú, cổ tử cung, buồng trứng, đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm.

a) Mục tiêu 2. Kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống y tế để dự phòng, giám sát, phát hiện, điều trị, quản lý bệnh không lây nhiễm.

Chỉ tiêu:

[...]