Quyết định 4298/QĐ-BYT năm 2016 phê duyệt Dự án truyền thông, vận động xã hội phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 4298/QĐ-BYT
Ngày ban hành 09/08/2016
Ngày có hiệu lực 09/08/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thanh Long
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

B Y T
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4298/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN TRUYỀN THÔNG, VẬN ĐỘNG XÃ HỘI PHÒNG, CHỐNG BỆNH UNG THƯ, TIM MẠCH, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH, HEN PHẾ QUẢN VÀ CÁC BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM KHÁC, GIAI ĐOẠN 2016-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015-2025;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án truyền thông, vận động xã hội phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Dự án) với các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác (sau đây gọi chung là bệnh không lây nhiễm) là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của mi người dân, trong đó các cấp chính quyền trực tiếp chỉ đạo, ngành Y tế là nòng cốt.

2. Truyền thông, vận động xã hội đóng vai trò quan trọng để nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền và hiểu biết, thực hành của người dân trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm.

3. Nguồn lực đầu tư cho hoạt động truyền thông, vận động xã hội phòng, chống bệnh không lây nhiễm được huy động từ nhiều nguồn, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao hiểu biết, thực hành của người dân và vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm góp phần thực hiện mục tiêu Chiến lược phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015-2025.

2. Mục tiêu cthể

a) Mục tiêu 1. Nâng cao hiểu biết, thay đi hành vi của người dân trong phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.

Chỉ tiêu:

- 70% người trưởng thành có hiểu biết về nguyên nhân, tác hại, biện pháp phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.

- Trên 80% học sinh phổ thông có hiểu biết về phòng chống tác hại của rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý và ít hoạt động thể lực.

- Ít nhất 50% người trưởng thành có nguy cơ tim mạch và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường đến các cơ sở y tế để được khám, phát hiện bệnh.

- Giảm 15% mức tiêu thụ muối trung bình của người trưởng thành so với năm 2015.

b) Mục tiêu 2. Nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, các Bộ, ban, ngành, đoàn thtrong việc xây dựng và thực thi cơ chế chính sách, tạo nguồn lực bền vững để phòng chống bệnh không lây nhiễm và nâng cao sức khỏe người dân.

Ch tiêu:

- 100% Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đưa nhiệm vụ thực hiện Chiến lược vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

- 100% Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch và đầu tư kinh phí triển khai thực hiện Chiến lược tại địa phương.

- 100% các Bộ, ban ngành đoàn thể có liên quan đầu tư ngân sách và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược.

III. PHẠM VI, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, TRỌNG TÂM TRUYỀN THÔNG

[...]