Quyết định 4295/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu 4295/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/11/2017
Ngày có hiệu lực 09/11/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đình Xứng
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4295/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 09 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2161/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 3934/QĐ-UBND ngày 17/10/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2553/TT-SGDĐT ngày 26/10/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch mục tiêu phát triển bền vững giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu chung

Xây dựng nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; các chỉ tiêu sẽ được cụ thể hóa vào kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo hàng năm của các cấp, các ngành để đến 2030 đạt các mục tiêu chung sau:

1.1. Đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở miễn phí, công bằng, có chất lượng;

1.2. Tất cả trẻ em trong độ tuổi mầm non được chăm sóc, giáo dục có chất lượng để phát triển toàn diện, chuẩn bị sẵn sàng vào tiểu học;

1.3. Đảm bảo tất cả mọi người được tiếp cận giáo dục sau phổ thông có chất lượng, với chi phí học tập phù hợp với mức sống và mức thu nhập;

1.4. Xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục; đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng trong giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp học cho người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và trẻ em trong những hoàn cảnh dễ bị tổn thương;

1.5. Tất cả thanh thiếu niên và hầu hết người trưởng thành, không phân biệt giới tính, đều biết đọc, biết viết và biết tính toán;

1.6. Tất cả người học đều được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững, bao gồm: Giáo dục về lối sống bền vững, quyền con người, bình đẳng giới, thúc đẩy một nền văn hóa hòa bình, không bạo lực; thực hiện giáo dục công dân toàn cầu, thích ứng cao với sự đa dạng văn hóa, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc, thúc đẩy sự đóng góp của văn hóa đối với phát triển bền vững.

2. Các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể

2.1. Tăng tiếp cận giáo dục cho mọi người (Mục tiêu 4.1 toàn cầu)

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, giám sát kết quả thực hiện để kịp thời có điều chỉnh tương ứng.

- Thay đổi chính sách về học phí cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, tiến đến miễn phí hoàn toàn cho cấp trung học cơ sở.

- Có cơ chế hiệu quả hỗ trợ người dân đưa con trong độ tuổi đến trường, đặc biệt là trẻ em khuyết tật, trẻ sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu. Thực hiện giáo dục hòa nhập, giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật.

- Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và tăng cường công tác quản lý chất lượng giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, trong bối cảnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bao gồm cả đổi mới hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục các cấp. Giảm sự bất bình đẳng và chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền, giảm tỷ lệ trẻ bỏ học, trẻ em ngoài nhà trường.

- Đảm bảo ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục được tập trung ưu tiên cho giáo dục phổ cập, giáo dục ở những vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu và các đối tượng chính sách xã hội.

- Tăng cường hiệu quả công tác thống kê, theo dõi bình đẳng giáo dục, bao gồm tiếp cận, chất lượng và hiệu quả giáo dục.

- Thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục.

2.2. Chăm sóc, giáo dục trẻ thơ có chất lượng (Mục tiêu 4.2 toàn cầu)

- Xây dựng và thực hiện đề án huy động nguồn lực cho phát triển hệ thống giáo dục mầm non, trong đó chú trọng mở rộng mạng lưới trường, lớp nhất là ở vùng sâu, vùng xa; tăng cường lực lượng giáo viên được đào tạo, phát huy vai trò của khu vực tư nhân trong cung ứng dịch vụ giáo dục mầm non; huy động các thành phần kinh tế đầu tư hệ thống nhà trẻ, trường, lớp mầm non.

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ