Kế hoạch 5742/KH-UBND năm 2017 về xã hội hóa đầu tư phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2017-2010 và định hướng đến năm 2025

Số hiệu 5742/KH-UBND
Ngày ban hành 11/12/2017
Ngày có hiệu lực 11/12/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Nguyễn Hữu Phước
Lĩnh vực Đầu tư,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH BN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 5742/KH-UBND

Bến Tre, ngày 11 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

XÃ HỘI HÓA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2017-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em. Vì vậy, cn tiếp tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho GDMN phát triển. Việc chăm lo phát triển GDMN là trách nhiệm chung của mỗi gia đình, mỗi ngành, của các cấp chính quyền và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Trong những năm qua, công tác xã hội hóa (XHH) đầu tư cho GDMN tỉnh nhà có nhiều chuyển biến tích cực. Bên cạnh trường mầm non công lập, hệ thống trường lớp ngoài công lập cũng phát triển mạnh góp phần đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân địa phương. Tuy nhiên, trước yêu cầu đi mới, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, giữ vững thành quả phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, tiến tới phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo đòi hỏi ngành học cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa. Vì vậy, xã hội hóa để tăng thêm nguồn lực đầu tư cho GDMN giai đoạn này là thực sự cần thiết.

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ XHH GĐMN ĐẾN NĂM 2016

1. Đa dạng hóa loại hình trường lớp

Tỉnh hiện có 14 trường mầm non ngoài công lập (01 dân lập và 13 trường tư thục, tỷ lệ 7,78%), gồm: 04 trường thuộc tổ chức kinh tế; 01 trường thuộc tổ chức xã hội; 03 trường thuộc tổ chức tôn giáo và 06 trường do cá nhân thành lập. Ngoài ra còn có 57 nhóm, lớp mầm non tư thục độc lập. Với cơ cấu 190 nhóm, lớp, năm học 2016-2017 các trường lớp ngoài công lập (NCL) tiếp nhận 5.349 trẻ, chiếm tỷ lệ 11,39% so với tổng số trẻ toàn cấp học.

Nhìn chung, hầu hết các huyện, thành phố đều có loại hình trường, lớp NCL, tập trung nhiều nhất là thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành.

(Phụ lục 1,2_Quy mô trường lớp NCL)

Toàn bộ trường, nhóm, lớp NCL trên địa bàn tỉnh hiện đang hoạt động đều có quyết định cho phép thành lập của Ủy ban nhân dân (UBND) theo phân cấp quản lý. Các địa phương đã linh hoạt phân công trường công lập hỗ trợ chuyên môn đối với trường, lớp NCL trên cùng địa bàn, đồng thời tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất theo kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cùng các ngành liên quan.

2. Chính sách xã hội hóa của tỉnh đối với nhà đầu tư

Đối chiếu với Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đi với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP, tỉnh đã thực hiện cơ bản các nội dung:

+ Giao đất không thu tiền sử dụng đất (04 trường); hiện đang tiếp tục giao cho nhà đầu tư để xây 02 trường mầm non tại Ba Tri và thành phố Bến Tre.

+ Cho thuê đất (01 trường);

+ Được miễn lệ phí trước bạ, được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo;

+ Được huy động vốn dưới dạng góp cổ phần;

+ Đảm bảo các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và khen thưởng cho người lao động.

Về cơ chế tài chính: Hầu hết các đơn vị thực hiện cơ chế tự thu, tự chi, cân đối lấy thu bù chi. Riêng đối với Mu giáo dân lập SOS thực hiện thu chi theo hướng dẫn của tổ chức SOS Việt Nam.

3. Sự tham gia của các ngành, đoàn thể và xã hội vào các hoạt động GDMN

Các ban, ngành, đoàn thể; các tổ chức xã hội và mạnh thường quân ở mức độ khác nhau đều phối hợp và tích cực cùng ngành giáo dục tham mưu địa phương trong việc huy động các nguồn lực đầu tư cho GDMN các điều kiện phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Sphòng được xây dựng từ công tác xã hội hóa từ năm 2010 đến nay là 50 phòng học và 21 phòng chức năng.

Tổng kinh phí XHH qua 5 năm trên 80 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số trường mầm non tư thục cũng có sự đầu tư lớn ước tính trên 30 tỷ đng mi trường (Mầm non Trí Đức - Thành phố Bến Tre, MN Bảo Quyên huyện Châu Thành). Trong 14 trường ngoài công lập, có 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Đánh giá chung

1. Những mặt làm được:

- Việc XHH giáo dục, mở rộng các loại hình trường, lớp đã góp phần đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân địa phương.

- Các cơ sở NCL ngày càng ổn định và từng bước tập trung nâng chất lượng giáo dục. Các nhóm lớp mầm non tư thục nhận trông trẻ độ tuổi nhỏ (dưới 18 tháng) có thời gian giữ trẻ linh hoạt, phù hợp với với việc làm ca, thời vụ, tiện lợi cho việc đưa đón con của công nhân và có mức thu học phí phù hợp đang phát triển nhanh, đáp ứng một phần nhu cầu gửi con của phụ huynh là công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Các địa phương thực hiện khá tốt việc quản lý trường lớp NCL trên địa bàn không có trường hợp cơ sở giáo dục ngoài công lập hoạt động không có giấy phép, không có trường hợp ngộ độc thực phẩm, trẻ bị bạo hành.

* Nguyên nhân đạt được

[...]