Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 4229/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020

Số hiệu 4229/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/12/2011
Ngày có hiệu lực 20/12/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trần Minh Cả
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4229/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 20 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cư Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg ngày 17/6/2005 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ Trình số 457/TTr- SKHĐT ngày 02/12/2011 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm

- Phát triển nhân lực nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 và giai đoạn 2011 - 2020.

- Phát triển nhân lực phải gắn với sự hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, biểu hiện ở việc nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật, sức khỏe, thể lực và phẩm chất, đạo đức của nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn phát triển.

- Phát triển nhân lực cần kết hợp chặt chẽ giữa việc đào tạo với việc sử dụng nhân lực, tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho người lao động; chú trọng đào tạo nghề khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Phát triển nhân lực trên cơ sở đa dạng hóa các nguồn lực, trong đó ngân sách nhà nước là nguồn lực chủ yếu.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Phát triển nhân lực đảm bảo về số lượng, chất lượng, hướng tới một cơ cấu nhân lực hợp lý; gia tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao; cải thiện trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực nhn thức của nhân lực. Phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn tỉnh nhằm đạt được cơ cấu lao động hợp lý giữa các vùng, các ngành kinh tế, giữa nông thôn và thành thị, hướng tới mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Phát triển thị trường lao động, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu việc làm của người lao động, đồng thời sẵn sàng hội nhập thị trường lao động khu vực và thế giới, tăng cường thu hút nhân lực chất lượng cao.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015:

+ Cơ cấu lao động tham gia hoạt động kinh tế: Nông Lâm nghiệp và Thủy sản: 49,7%; công nghiệp và xây dựng: 25,6%; dịch vụ: 24,7%.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 57%, trong đó lao động qua đào tạo nghề chiếm 45% trên tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế.

+ Giải quyết việc làm mới bình quân hàng năm 40.000 lao động.

+ Thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4,5%.

- Đến năm 2020:

+ Cơ cấu lao động tham gia hoạt động kinh tế: Nông Lâm nghiệp và Thủy sản: 41,3%; công nghiệp và xây dựng: 31,6%; dịch vụ: 27,1%.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó lao động qua đào tạo nghề chiếm 60% trên tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế.

[...]