Quyết định 4208/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 4208/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/11/2019
Ngày có hiệu lực 11/11/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Phan Cao Thắng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4208/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 11 tháng 11 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 935/TTr-STNMT ngày 05 tháng 11 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định (Phụ lục đính kèm).

Điều 2.

1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường cụ thể hóa việc áp dụng thực thi phương án đơn giản đối với thủ tục hành chính đã được thông qua tại Điều 1 của Quyết định này.

2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên quan thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Cao Thắng

 

PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 01 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành theo Quyết định số 4208/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

Thủ tục: Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác đất (công suất dưới 100.000 m3/năm), cát (công suất dưới 50.000 m3/năm) phục vụ thi công các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh (Mã TTHC: BTM-BDI-265040)

1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục: Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác đất (công suất dưới 100.000 m3/năm), cát (công suất dưới 50.000 m3/năm) phục vụ thi công các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh được công bố tại Quyết định số 3124/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định từ 45 ngày làm việc (25 ngày thẩm định và 20 ngày xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt) xuống còn 25 ngày làm việc (giảm 20 ngày làm việc).

- Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh, đề nghị cắt giảm thời gian thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các loại hình dự án nêu trên từ 45 ngày xuống còn 25 ngày, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:

Ghi chú:

(1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ;

(2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường;

(3): Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý hồ sơ và trình UBND tỉnh xem xét;

(4): UBND tỉnh xem xét, ký duyệt hồ sơ và chuyển về Sở Tài nguyên và Môi trường;

(5): Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển hồ sơ đến Trung tâm phục vụ hành chính công;

(6): Trả kết quả cho công dân

2. Kiến nghị thực thi

- Điểm b, Khoản 9, Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5, Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ) quy định như sau: "Thời gian tổ chức thẩm định thông qua hội đồng thẩm định của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh không quá 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ...". Do đó, theo nội dung tại Điểm 1, Mục I của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung Điểm b, Khoản 9, Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5, Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ) như sau: "Đối với thủ tục Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác đất (công suất dưới 100.000 m3/năm), cát (công suất dưới 50.000 m3/năm) phục vụ thi công các công trình trọng điểm, thời gian tổ chức thẩm định thông qua hội đồng thẩm định của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ..." .

- Điểm a, Khoản 11, Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5, Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ) quy định như sau: "Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường...". Do đó, theo nội dung tại Điểm 1, Mục I của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung Điểm a, Khoản 11, Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5, Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ) như sau: "Đối với thủ tục Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác đất (công suất dưới 100.000 m3/năm), cát (công suất dưới 50.000 m3/năm) phục vụ thi công các công trình trọng điểm, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường...".

3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

[...]