UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 420/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi,
ngày 26 tháng 8 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng
11 năm 2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu
quốc gia giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Kết luận số 30-KL/TU ngày 26/4/2016 của
Hội nghị tỉnh ủy lần thứ 3 Khóa XIX về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 15 tháng
7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Kế hoạch thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn
2016-2020;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tại Công văn số 1998/SNNPTNT-NTM ngày 18/8/2016 về việc phê duyệt Kế
hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng
Ngãi, giai đoạn 2016-2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020, với nội dung
chủ yếu như sau:
I. Mục
tiêu
1. Mục tiêu chung
Xây dựng nông thôn mới để
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với
đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020 đạt các mục
tiêu sau:
a) 02 huyện đạt chuẩn nông
thôn mới: Nghĩa Hành và Tư Nghĩa;
b) 55 xã đạt chuẩn nông thôn
mới (có Phụ lục kèm theo);
c) Bình quân số tiêu chí/xã:
15 tiêu chí;
d) Không có xã dưới 5 tiêu
chí;
đ) Mỗi huyện miền núi có tối
thiểu 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
II. Nội
dung thực hiện
1. Đối với cấp xã: Thực hiện
Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới được ban hành tại Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2009 và được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số
342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm 5 nhóm
tiêu chí:
a) Nhóm tiêu chí về quy hoạch
và thực hiện quy hoạch;
b) Nhóm tiêu chí về hạ tầng
kinh tế - xã hội: giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn
hóa, chợ nông thôn, bưu điện và nhà ở dân cư;
c) Nhóm tiêu chí về kinh tế
và tổ chức sản xuất: thu nhập, hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường
xuyên và hình thức tổ chức sản xuất;
d) Nhóm tiêu chí về văn hóa
- xã hội - môi trường: giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường;
đ) Nhóm tiêu chí về hệ thống
chính trị: hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh trật tự xã hội.
2. Đối với cấp huyện, thành
phố: Thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã,
thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, bao gồm
các tiêu chí về: Quy hoạch, Giao thông, Thủy lợi, Điện, Y tế - Văn hóa - Giáo dục,
Sản xuất, Môi trường, An ninh, trật tự xã hội và Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới.
III. Tiến
độ đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
TT
|
Địa phương
|
Đạt chuẩn 2015
|
Đạt chuẩn giai đoạn 2016-2020
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
I
|
Huyện
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Nghĩa Hành
|
|
|
|
X
|
|
|
2
|
Tư Nghĩa
|
|
|
|
|
|
X
|
II
|
Số xã đạt chuẩn hàng năm
(xã)
|
11
|
14
|
9
|
10
|
7
|
4
|
1
|
Huyện Bình Sơn
|
1
|
3
|
1
|
1
|
1
|
|
2
|
Huyện Sơn Tịnh
|
|
1
|
1
|
1
|
|
|
3
|
TP. Quảng Ngãi
|
2
|
|
1
|
1
|
|
|
4
|
Huyện Tư Nghĩa
|
2
|
3
|
2
|
2
|
2
|
2
|
5
|
Huyện Nghĩa Hành
|
3
|
3
|
2
|
3
|
|
|
6
|
Huyện Mộ Đức
|
2
|
2
|
1
|
1
|
1
|
|
7
|
Huyện Đức Phổ
|
1
|
2
|
|
|
|
|
8
|
Huyện Ba Tơ
|
|
|
1
|
|
|
|
9
|
Huyện Minh Long
|
|
|
|
|
1
|
|
10
|
Huyện Sơn Hà
|
|
|
|
|
1
|
|
11
|
Huyện Sơn Tây
|
|
|
|
|
|
1
|
12
|
Huyện Trà Bồng
|
|
|
|
1
|
|
|
13
|
Huyện Tây Trà
|
|
|
|
|
|
1
|
14
|
Huyện Lý Sơn
|
|
|
|
|
1
|
|
III
|
Lũy kế (xã)
|
11
|
25
|
34
|
44
|
51
|
55
|
IV. Nhu cầu
vốn đầu tư thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh
quảng ngãi giai đoạn 2016-2020
ĐVT:
Triệu đồng
Nguồn vốn
|
Số lượng
|
1. Ngân sách Trung ương
|
215.000
|
2. Vốn Trái phiếu Chính phủ
|
500.000
|
3. Ngân sách tỉnh
|
786.000
|
- Cân đối ngân sách tỉnh
|
256.000
|
- Vay tín dụng ưu đãi của
Bộ Tài chính
|
500.000
|
- Xổ số kiến thiết cho xây
dựng nông thôn mới
|
30.000
|
4. Ngân sách huyện (30% tổng
nguồn ngân sách tỉnh phân cấp cho huyện)
|
530.000
|
5. Ngân sách xã
|
115.000
|
6. Vốn lồng ghép
|
691.000
|
7. Vốn tổ chức, Doanh nghiệp
|
265.000
|
8. Huy động đóng góp từ cộng
đồng dân cư
|
300.000
|
TỔNG CỘNG
|
3.402.000
|
V. Nguyên
tắc bố trí vốn
1. Vốn Trung ương (bao gồm vốn
ngân sách Trung ương và vốn Trái phiếu Chính phủ): Thực hiện theo nguyên tắc
phân bổ vốn theo quy định của trung ương;
2. Ngân sách tỉnh (kể cả vốn
tín dụng ưu đãi vay của Trung ương) và ngân sách huyện: tập trung đầu tư cho
các xã về đích trong giai đoạn 2016 - 2020.
VI. Nhiệm
vụ và giải pháp chủ yếu
1. Phát triển sản xuất gắn với
tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao
thu nhập cho cư dân nông thôn:
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học
- công nghệ vào sản xuất bao gồm cả nông nghiệp công nghệ cao; thực hiện dồn điền
đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, phát
triển cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa nhằm nâng cao
năng suất và hiệu quả kinh tế; xây dựng, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm
hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường;
- Khuyến khích, tạo điều kiện
để tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ngoài các chính sách
khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp của Chính phủ, tỉnh thực hiện rà soát, điều
chỉnh, bổ sung và ban hành cơ chế, chính sách mới thu hút các thành phần kinh tế
đầu tư vào nông nghiệp, chính sách khuyến khích liên kết trong sản xuất, chế biến
và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản, từng bước hình thành chuỗi giá trị, tạo
đầu ra ổn định cho hàng hóa nông sản trong tỉnh;
- Đa dạng hóa các hình thức
hỗ trợ thiết thực, hiệu quả gắn với tuyên truyền cho nông dân nhằm nâng cao nhận
thức, thay đổi tư duy sản xuất nhỏ, manh mún, thiếu liên kết, tự cung, tự cấp
sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường.
2. Tiếp tục đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân theo chuẩn nông
thôn mới:
- Tiếp tục đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân phù hợp với từng
địa phương, gồm: giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, nhà văn
hóa, trụ sở Ủy ban nhân dân xã, khu dân cư tập trung, công trình cấp nước sinh
hoạt hợp vệ sinh;
- Ưu tiên nguồn lực cho các
dự án phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho người dân. Triển khai thực hiện
Đề án Phát triển giao thông nông thôn và Đề án Kiên cố hóa kênh mương; đổi mới
việc thực hiện các công trình hạ tầng nông thôn theo hướng Nhà nước hỗ trợ,
nhân dân đóng góp nguồn lực và tổ chức thực hiện.
3. Nâng cao chất lượng đời sống
văn hóa của người dân nông thôn.
4. Tạo chuyển biến rõ nét về
vệ sinh, môi trường, cảnh quan nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp. Thực hiện
tốt các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, tránh, giảm nhẹ thiên
tai; nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong sản xuất và sử dụng thực phẩm
sạch, an toàn, ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới.
5. Giữ vững an ninh trật tự,
an toàn xã hội ở nông thôn.
6. Tiếp tục nâng cao chất lượng,
hiệu quả các tiêu chí nông thôn mới đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn.
7. Giải pháp về huy động nguồn
lực:
- Thực hiện đồng bộ các giải
pháp về huy động vốn, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được
quy định. Các địa phương bố trí đủ vốn theo cơ cấu vốn quy định để thực hiện
Chương trình;
- Rà soát, phân kỳ đầu tư, đầu
tư tập trung, tránh đàn trải, bảo đảm đúng quy định của Luật Đầu tư công, huy động
đầy đủ các nguồn lực để thực hiện Chương trình;
- Khuyến khích xã hội hóa đầu
tư vào các lĩnh vực: chợ nông thôn, công trình nghĩa trang nhân dân, khu thể
thao xã, công trình xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh;
- Thực hiện lồng ghép có hiệu
quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình, dự án khác đầu tư ở địa bàn nông
thôn.
VII. Tổ
chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các
sở, ngành và địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; tham
mưu xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể hàng năm, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ,
các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện chương trình, trình Ủy ban nhân dân
tỉnh trước ngày 15/10 hàng năm để thực hiện cho năm tiếp theo; phối hợp với Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo và tham mưu UBND tỉnh quyết định
bố trí vốn thực hiện Chương trình.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm
tra thực hiện Chương trình; theo dõi, tổng hợp và kịp thời báo cáo kết quả thực
hiện chương trình.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ
trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở,
ngành có liên quan và UBND các huyện tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư, cân đối bố
trí vốn ngân sách thực hiện Chương trình; phối hợp với các sở ngành liên quan
xây dựng cơ chế, chính sách, quản lý thực hiện Chương trình.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối
hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định
vốn ngân sách đối với từng nhiệm vụ cụ thể; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố
trí vốn sự nghiệp để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới; chịu trách nhiệm hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện chương trình;
thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho chương
trình; tổng hợp quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình.
4. Các sở, ngành của tỉnh có
liên quan
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra thực hiện các tiêu chí nông thôn mới thuộc lĩnh vực ngành phụ trách đảm bảo
đạt chuẩn theo quy định;
- Lồng ghép các Chương
trình, dự án do ngành phụ trách với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thực hiện báo cáo các nội dung liên quan theo yêu cầu của
Trung ương và tỉnh;
5. Uỷ ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020
trên địa bàn và kế hoạch thực hiện hàng năm;
- Chủ động bố trí ngân sách
địa phương, vốn huy động của doanh nghiệp và nhân dân để thực hiện hiệu quả
Chương trình;
- Tiếp tục đầu tư nâng chất
các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2011 - 2015; tập trung chỉ đạo
các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; xây dựng các giải
pháp thực hiện khả thi, phù hợp với thực tế địa phương;
- Thường xuyên kiểm tra, đôn
đốc để kịp thời chỉ đạo, xử lý những vướng mắc ở các xã trong quá trình triển
khai thực hiện Chương trình;
- Tổng hợp, báo cáo tiến độ
triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo
quy định;
- Phản ảnh những khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để
tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh giải quyết kịp thời.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các
sở, ban, ngành có liên quan xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thuộc
UBND tỉnh với các ban đảng của Tỉnh ủy và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh
nhằm huy động cả hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
- Triển khai thực hiện Cuộc
vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các
sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Văn Minh
|
LỘ TRÌNH 55 XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 420/QĐ-UBND ngày 26/8/2016 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi)
Huyện, thành phố
|
Tổng cộng
(2015- 2020)
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
Bình Sơn
|
7 xã
|
1 xã
|
3 xã
|
1 xã
|
1 xã
|
1 xã
|
|
|
|
1. Bình Dương
|
1. Bình Trung
|
1. Bình Long
|
1. Bình Nguyên
|
1. Bình Minh
|
|
|
|
|
2. Bình Thới
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Bình Trị
|
|
|
|
|
Sơn Tịnh
|
3 xã
|
|
1 xã
|
1 xã
|
1 xã
|
|
|
|
|
|
1. Tịnh Giang
|
1. Tịnh Trà
|
1. Tịnh Bắc
|
|
|
TP.Quảng Ngãi
|
4 xã
|
2 xã
|
|
1 xã
|
1 xã
|
|
|
|
|
1. Tịnh Khê
|
|
1. Nghĩa Phú
|
1. Tịnh Ấn Tây
|
|
|
|
|
2. Tịnh Châu
|
|
|
|
|
|
Tư Nghĩa
|
13 xã
|
2 xã
|
3 xã
|
2 xã
|
2 xã
|
2 xã
|
2 xã
|
|
|
1. Nghĩa Lâm
|
1. Nghĩa Sơn
|
1. Nghĩa Kỳ
|
1. Nghĩa Thuận
|
1. Nghĩa Trung
|
1. Nghĩa Hiệp
|
|
|
2. Nghĩa Hòa
|
2. Nghĩa Thương
|
2. Nghĩa Thắng
|
2. Nghĩa Điền
|
2. Nghĩa Mỹ
|
2. Nghĩa Thọ
|
|
|
|
3. Nghĩa Phương
|
|
|
|
|
Nghĩa Hành
|
11 xã
|
3 xã
|
3 xã
|
2 xã
|
3 xã
|
|
|
|
|
1. Hành Minh
|
1. Hành Nhân
|
1. Hành Phước
|
1. Hành Dũng
|
|
|
|
|
2. Hành Thịnh
|
2. Hành Đức
|
2. Hành Trung
|
2. Hành Tín Đông
|
|
|
|
|
3. Hành Thuận
|
3. Hành Thiện
|
|
3. Hành Tín Tây
|
|
|
Mộ Đức
|
7 xã
|
2 xã
|
2 xã
|
1 xã
|
1 xã
|
1 xã
|
|
|
|
1. Đức Tân
|
1. Đức Thạnh
|
1. Đức Phong
|
1. Đức Hiệp
|
1. Đức Phú
|
|
|
|
2. Đức Nhuận
|
2. Đức Hòa
|
|
|
|
|
Đức Phổ
|
3 xã
|
1 xã
|
2 xã
|
|
|
|
|
|
|
1. Phổ Vinh
|
1. Phổ Hòa
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Phổ Ninh
|
|
|
|
|
Ba Tơ
|
1 xã
|
|
|
1 xã
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Ba Động
|
|
|
|
Minh Long
|
1 xã
|
|
|
|
|
1 xã
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Long Sơn
|
|
Sơn Hà
|
1 xã
|
|
|
|
|
1 xã
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Sơn Thành
|
|
Sơn Tây
|
1 xã
|
|
|
|
|
|
1 xã
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Sơn Mùa
|
Trà Bồng
|
1 xã
|
|
|
|
1 xã
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Trà Bình
|
|
|
Tây Trà
|
1 xã
|
|
|
|
|
|
1 xã
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Trà Lãnh
|
Lý Sơn
|
1 xã
|
|
|
|
|
1 xã
|
|
|
|
|
|
|
|
1. An Hải
|
|
Tổng cộng
|
55 xã
|
11 xã
|
14 xã
|
9 xã
|
10 xã
|
7 xã
|
4 xã
|