Quyết định 4194/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án “Tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa đặc sắc hằng năm, gắn với thiết lập chuỗi sự kiện, văn hóa lễ hội về đêm của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2026”
Số hiệu | 4194/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 24/12/2021 |
Ngày có hiệu lực | 24/12/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký | Ngô Thị Kim Yến |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4194/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị Trung ương 9, Khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
Căn cứ Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XXII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Chương trình số 39-CTr/TU ngày 31/01/2020 của Thành ủy về Xây dựng, phát triển Đà Nẵng thành trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu, chất lượng cao gắn với thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hướng đến xây dựng “Thành phố đáng sống”;
Căn cứ Chương trình số 03/CTr-TU ngày 14/12/2020 của Thành ủy Đà Nẵng về Chương trình làm việc của Thành ủy và Thường trực Thành ủy năm 2021;
Căn cứ Kế hoạch số 3620/KH-UBND ngày 04/6/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về thực hiện Chương trình số 39-CTr/TU ngày 31/01/2020 của Thành ủy về “Xây dựng, phát triển Đà Nẵng thành trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu, chất lượng cao gắn với thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hướng đến xây dựng “Thành phố đáng sống”;
Căn cứ Quyết định số 3613/QD-UBND ngày 28/9/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 158/QĐ-UBND ngày 16/01/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Danh mục 03 nhiệm vụ trọng tâm các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện năm 2021;
Thực hiện Thông báo số 232-TB/TU ngày 26/11/2021 của Thành ủy Đà Nẵng về Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy tại cuộc họp ngày 19/11/2021;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Công văn số 2935/SVHTT- QLVH ngày 10 tháng 12 năm 2021, ý kiến của thành viên UBND thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa đặc sắc hằng năm, gắn với thiết lập chuỗi sự kiện, văn hóa lễ hội về đêm của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022 - 2026”, gồm những nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu của Đề án:
- Tiếp tục bảo tồn và phát huy những lễ hội truyền thống tiêu biểu của thành phố.
- Quy hoạch, định hướng, nâng cấp những sự kiện đã được tổ chức thường niên; lựa chọn, đề xuất giải pháp xây dựng một số lễ hội, sự kiện văn hóa - thể thao mang tính tiêu biểu, khác biệt nhằm tạo nên những sản phẩm sự kiện mới, đặc sắc mang thương hiệu riêng của thành phố; kết nối vào các hoạt động kinh tế đêm nhằm tạo nên những sản phẩm, sự kiện đặc sắc thu hút du khách.
- Tăng cường nguồn lực xã hội hóa trong công tác tổ chức các sự kiện, lễ hội, đặc biệt là các sự kiện, lễ hội tiêu biểu của thành phố.
- Đề xuất một số chính sách, giải pháp tạo môi trường thông thoáng cho các đối tác liên quan trong quá trình triển khai nhằm từng bước phát triển ngành công nghiệp sự kiện tại địa phương.
2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2022 - 2026.
3. Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vận động tài trợ hợp pháp khác.
4. Nội dung chi tiết tại Đề án đính kèm.
Điều 2. Giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Văn hóa và Thể thao, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4194/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị Trung ương 9, Khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
Căn cứ Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XXII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Chương trình số 39-CTr/TU ngày 31/01/2020 của Thành ủy về Xây dựng, phát triển Đà Nẵng thành trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu, chất lượng cao gắn với thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hướng đến xây dựng “Thành phố đáng sống”;
Căn cứ Chương trình số 03/CTr-TU ngày 14/12/2020 của Thành ủy Đà Nẵng về Chương trình làm việc của Thành ủy và Thường trực Thành ủy năm 2021;
Căn cứ Kế hoạch số 3620/KH-UBND ngày 04/6/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về thực hiện Chương trình số 39-CTr/TU ngày 31/01/2020 của Thành ủy về “Xây dựng, phát triển Đà Nẵng thành trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu, chất lượng cao gắn với thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hướng đến xây dựng “Thành phố đáng sống”;
Căn cứ Quyết định số 3613/QD-UBND ngày 28/9/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 158/QĐ-UBND ngày 16/01/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Danh mục 03 nhiệm vụ trọng tâm các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện năm 2021;
Thực hiện Thông báo số 232-TB/TU ngày 26/11/2021 của Thành ủy Đà Nẵng về Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy tại cuộc họp ngày 19/11/2021;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Công văn số 2935/SVHTT- QLVH ngày 10 tháng 12 năm 2021, ý kiến của thành viên UBND thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa đặc sắc hằng năm, gắn với thiết lập chuỗi sự kiện, văn hóa lễ hội về đêm của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022 - 2026”, gồm những nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu của Đề án:
- Tiếp tục bảo tồn và phát huy những lễ hội truyền thống tiêu biểu của thành phố.
- Quy hoạch, định hướng, nâng cấp những sự kiện đã được tổ chức thường niên; lựa chọn, đề xuất giải pháp xây dựng một số lễ hội, sự kiện văn hóa - thể thao mang tính tiêu biểu, khác biệt nhằm tạo nên những sản phẩm sự kiện mới, đặc sắc mang thương hiệu riêng của thành phố; kết nối vào các hoạt động kinh tế đêm nhằm tạo nên những sản phẩm, sự kiện đặc sắc thu hút du khách.
- Tăng cường nguồn lực xã hội hóa trong công tác tổ chức các sự kiện, lễ hội, đặc biệt là các sự kiện, lễ hội tiêu biểu của thành phố.
- Đề xuất một số chính sách, giải pháp tạo môi trường thông thoáng cho các đối tác liên quan trong quá trình triển khai nhằm từng bước phát triển ngành công nghiệp sự kiện tại địa phương.
2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2022 - 2026.
3. Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vận động tài trợ hợp pháp khác.
4. Nội dung chi tiết tại Đề án đính kèm.
Điều 2. Giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Văn hóa và Thể thao, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN, LỄ HỘI VĂN HÓA ĐẶC SẮC HẰNG NĂM, GẮN VỚI THIẾT LẬP
CHUỖI SỰ KIỆN, VĂN HÓA LỄ HỘI VỀ ĐÊM CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2022 -2026
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4194/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 của
UBND thành phố Đà Nẵng)
Sau 25 năm trở thành đơn vị trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã hình thành một diện mạo mới với cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, trong đó ngành dịch vụ dẫn đầu về tỉ trọng và tốc độ tăng trưởng; dịch vụ thương mại, thông tin và truyền thông, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo, y tế đều phát triển với tốc độ cao và du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn có thương hiệu, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa của thành phố có những bước phát triển mạnh. Nếp sống văn hóa - văn minh đô thị được xây dựng, củng cố và từng bước hoàn thiện; tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư được nâng cao, nhận thức của các tầng lớp nhân dân có những chuyển biến mạnh mẽ; các thiết chế văn hóa, các di tích lịch sử đã được đầu tư xây dựng, trùng tu tôn tạo; hoạt động sáng tác, hoạt động văn hóa nghệ thuật dần nâng cao chất lượng, thu hút sự quan tâm, thưởng thức của đông đảo khán giả, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức, giao lưu, giải trí của người dân và thu hút khách du lịch. Đây là tiền đề quan trọng để thành phố thực hiện các mục tiêu của Bộ Chính trị đề ra tại Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Là một thành phố trẻ, năng động với định hướng phát triển dịch vụ, du lịch, Đà Nẵng đã sớm nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng một “thành phố sự kiện". Đây được xem là hướng đi phù hợp với tiến trình phát triển của thành phố và thành quả về văn hóa những năm qua, tận dụng những lợi thế sẵn có để tạo ra những sản phẩm đặc sắc cho Đà Nẵng.
Ngoài những lễ hội truyền thống đã có từ lâu như Lễ hội đình làng Tuý Loan, Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn, Lễ hội cầu ngư... thành phố đã tổ chức thành công những sự kiện chính trị, văn hoá, nghệ thuật, thể thao... lớn như Tuần lễ cấp cao APEC 2017, Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế... góp phần khẳng định vị thế “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á” từ năm 2016[1] cũng như góp phần đưa hình ảnh, thương hiệu của Đà Nẵng gần hơn với cộng đồng du khách trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, ngoài những sự kiện mang tính thương hiệu thì phần lớn các sự kiện được tổ chức tại Đà Nẵng vẫn còn ở quy mô nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết chặt chẽ theo chủ đề, chủ điểm, chưa có quy hoạch, chưa tạo được sự đa dạng và có những điểm nhấn khác biệt; chưa có chiến lược phát triển để trở thành một ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn. Mặt khác, trong thời gian qua, việc khai thác các hoạt động du lịch, sự kiện văn hóa - nghệ thuật về đêm của thành phố còn nhiều hạn chế, chưa hình thành một chuỗi sự kiện, lễ hội đặc sắc, những sản phẩm mới để thu hút du khách trong và ngoài nước, chưa tạo ấn tượng mạnh để giữ chân du khách khi đến Đà Nẵng.
Do vậy, việc xây dựng Đề án “Tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa đặc sắc hằng năm, gắn với thiết lập chuỗi sự kiện, văn hóa lễ hội về đêm của thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2022 - 2026” là việc làm cần thiết nhằm phát huy, tạo lập sự bền vững đối với những thương hiệu mà Đà Nẵng đã đạt được cũng như tiếp tục tạo ra những sản phẩm đặc sắc nhằm thúc đẩy công tác quảng bá hình ảnh của thành phố. Đề án cũng được xem như một trong những biện pháp khôi phục hoạt động văn hóa du lịch hậu COVID-19 thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm sự kiện, du lịch, góp phần thu hút du khách đến với thành phố.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014, Hội nghị Trung ương 9, Khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
2. Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
3. Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XXII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng;
4. Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định về tổ chức lễ hội, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về quản lý và tổ chức lễ hội;
5. Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam;
6. Quyết định số 784/QĐ-BVHTTDL ngày 11/3/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phê duyệt kế hoạch tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội năm 2020 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành;
7. Chương trình số 29/CTr-TU ngày 10/5/2019 của Thành ủy Đà Nẵng về triển khai thực hiện Nghị quyết số 43-NQ-TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
8. Chương trình số 03/CTr-TU ngày 14/12/2020 của Thành ủy Đà Nẵng về Chương trình làm việc của Thành ủy và Thường trực Thành ủy năm 2021;
9. Chương trình số 39-CTr/TU ngày 31/01/2020 của Thành ủy về Xây dựng, phát triển Đà Nẵng thành trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu, chất lượng cao gắn với thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hướng đến xây dựng “Thành phố đáng sống”;
10. Thông báo số 232-TB/TU ngày 26/11/2021 của Thành ủy Đà Nẵng về Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy tại cuộc họp ngày 19/11/2021;
11. Quyết định số 3613/QĐ-UBND ngày 28/9/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại thành phố Đà Nẵng;
12. Kế hoạch số 3620/KH-UBND ngày 04/6/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về thực hiện Chương trình số 39-CTr/TU ngày 31/01/2020 của Thành ủy về Xây dựng, phát triển Đà Nẵng thành trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu, chất lượng cao gắn với thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hướng đến xây dựng “Thành phố đáng sống”;
13. Quyết định 5426/QĐ-UBND ngày 27/11/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Đề án thành lập Câu lạc bộ thể thao biển và kế hoạch phát triển thể thao biển thành phố Đà Nẵng;
14. Kế hoạch số 8626/KH-UBND ngày 28/12/2020 của UBND thành phố về việc phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025.
III. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
- Phát triển văn hoá địa phương.
- Xây dựng và thu hút thêm các sự kiện, lễ hội văn hóa - thể thao đặc sắc, mang tính thương hiệu nhằm quảng bá về thành phố và góp phần giữ vững thương hiệu “Thành phố sự kiện, lễ hội hàng đầu Châu Á”.
- Tạo ra giá trị kinh tế góp phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy ngành công nghiệp văn hoá của thành phố phát triển.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tiếp tục bảo tồn và phát huy những lễ hội truyền thống tiêu biểu của thành phố.
- Quy hoạch, định hướng, nâng cấp những sự kiện đã được tổ chức thường niên; lựa chọn, đề xuất giải pháp xây dựng một số lễ hội, sự kiện văn hóa - thể thao mang tính tiêu biểu, khác biệt nhằm tạo nên những sản phẩm sự kiện mới, đặc sắc mang thương hiệu riêng của thành phố; kết nối vào các hoạt động kinh tế đêm nhằm tạo nên những sản phẩm, sự kiện đặc sắc thu hút du khách.
- Tăng cường nguồn lực xã hội hóa trong công tác tổ chức các sự kiện, lễ hội, đặc biệt là các sự kiện, lễ hội tiêu biểu của thành phố.
- Đề xuất một số chính sách, giải pháp tạo môi trường thông thoáng cho các đối tác liên quan trong quá trình triển khai nhằm từng bước phát triển ngành công nghiệp sự kiện tại địa phương.
3. Yêu cầu
- Đánh giá, nhận định được thực trạng, thuận lợi, khó khăn của công tác tổ chức sự kiện, lễ hội tại thành phố.
- Nội dung Đề án mang tính khả thi cao, xác định được quy mô, tần suất tổ chức, nội dung, ý tưởng, định hướng được những sự kiện, lễ hội trọng tâm, trọng điểm trong chuỗi sự kiện. Đồng thời, phân công trách nhiệm các cơ quan, đơn vị tham gia chặt chẽ nhằm đảm bảo hiệu quả của Đề án khi triển khai thực tiễn.
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các sự kiện, lễ hội hiện có, trong đó tập trung vào các sự kiện văn hóa, thể thao, các lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa hiện đại, lễ hội giao lưu văn hóa và đề xuất thêm những sự kiện, lễ hội văn hóa - thể thao đặc sắc gắn với phát triển kinh tế đêm của thành phố.
2. Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN, LỄ HỘI VĂN HÓA, THỂ THAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Lễ hội và sự kiện vốn là các hoạt động văn hóa cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu về giải trí, tín ngưỡng - tôn giáo và nhắc nhớ về những dấu mốc, truyền thống có trong lịch sử, phát triển của cộng đồng. Ngày nay, tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, quá trình toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự sáng tạo không ngừng của con người, đã tạo nên nhiều hình thức sự kiện, lễ hội vượt qua khỏi khuôn khổ phạm vi, tính chất truyền thống vốn có. Nó không chỉ là một sản phẩm văn hóa mà còn là một sản phẩm thương mại, một kênh truyền thông hữu hiệu cho một cá nhân, tổ chức, một điểm đến, một quốc gia hay khu vực.
Hơn thập niên qua, sự kiện và lễ hội đã trở thành một ngành kinh tế được nhiều quốc gia lựa chọn bởi nó thúc đẩy sự phát triển các hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các ngành nghề của quốc gia hay từng địa phương thông qua sự phát triển của các ngành công nghiệp mang tính hậu cần khác như hàng không, vận tải, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... Với các sự kiện lớn mang tầm quốc gia, quá trình chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ sự kiện sẽ giúp phát triển cơ sở hạ tầng, tạo ra khối lượng công việc lớn cho địa điểm đăng cai tổ chức. Bên cạnh đó, việc tổ chức thành công các sự kiện sẽ “ghi tên thành phố/quốc gia đó trên bản đồ thế giới”[2], định hình danh tính của điểm đến, tạo đà phát triển cho ngành công nghiệp sáng tạo, góp phần giới thiệu quảng bá những nét văn hóa đặc trưng của quốc gia/dân tộc đến với các cộng đồng quốc tế. Sự kiện cũng sẽ hỗ trợ tăng cường sự giao lưu, kết nối giữa các cộng đồng trên diện rộng, tăng cường tình đoàn kết nâng cao giá trị truyền thống, lòng tự hào dân tộc, thúc đẩy việc giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc.
Phát triển ngành công nghiệp sự kiện là một trong những định hướng chiến lược được nhiều quốc gia, thành phố trên thế giới như Úc, Anh, Pháp, Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc... lựa chọn. Các điều tra khảo sát trên diện rộng cho thấy các chính phủ ngày càng thừa nhận những tác động tích cực của sự kiện đến phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, trung bình mỗi năm các doanh nghiệp trên thế giới chi hơn 20 tỷ đô-la Mỹ cho việc quảng bá sản phẩm và 15 tỷ đô-la vào việc tổ chức các sự kiện khác nhau như hội nghị khách hàng, xây dựng mạng lưới đối tác, quảng bá sản phẩm, động thổ, khởi công... [3] Hàng loạt các siêu sự kiện như Olympic, các giải đấu thể thao, bóng đá quốc tế đã làm thay đổi nhịp sống toàn cầu trong một thời gian nhất định với tổng đầu tư trị giá hàng tỷ đô-la.
Ngành công nghiệp sự kiện tại Anh quốc được xem như một điển hình trong chiến lược sử dụng sự kiện như đòn bẩy thúc đẩy kinh tế, tạo ra nhiều cơ hội “xuất khẩu” chuyên gia, công nghệ khi các sự kiện được “bán” đến những quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Sự kiện đã góp phần hỗ trợ chiến lược định vị nước Anh như một trung tâm tài chính, văn hóa của châu Âu và thế giới. Năm 2019, trị giá ngành công nghiệp sự kiện của nước này ước đạt 70 tỷ bảng Anh thông qua chi tiêu trực tiếp (chiếm khoảng hơn 50% chi tiêu của du khách tại Anh), tạo ra khoảng 700.000 việc làm và tạo ra giá trị thương mại trị giá khoảng 165 tỷ bảng Anh [4].
Tại Úc, sự kiện được mệnh danh là “ngành công nghiệp tỷ đô” khi có bước tăng nhảy vọt cho nền kinh tế của xứ sở chuột túi, từ 9,6 tỷ đô la Úc trong năm 2006, tăng lên 12,9 tỷ đô la Úc trong năm 2012 và đạt 140 tỷ đô vào năm 2020. Riêng sự kiện kinh doanh/công vụ đã có những tăng trưởng đáng kể và đóng góp trực tiếp khoảng 35,7 tỷ đô cho nền kinh tế Úc vào năm 2019[5]. Tại các bang lớn như Melbourne, New South Wales hay Queensland, sự kiện cùng với du lịch được xem như ngành công nghiệp mũi nhọn, được đầu tư, phát triển mạnh mẽ. Tại Melbourne, ngành công nghiệp tổ chức sự kiện mỗi năm đóng góp 2,4 tỷ đô- la, mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho thành phố này thông qua việc tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, cũng như sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo và cung cấp các dịch vụ hậu cần liên quan. Với hơn 8.000 sự kiện lớn nhỏ được tổ chức mỗi năm đã đưa Melbourne trở thành “thủ đô sự kiện” của Úc và là một trong những điểm đến được ưa chuộng nhất tại Úc.
Ngành công nghiệp sự kiện tại khu vực châu Á cũng không đứng ngoài xu hướng của thế giới. Năm 2018, ngành sự kiện tại đây có giá trị khoảng 273,8 tỷ đô-la Mỹ và dự đoán sẽ đạt mức 567,1 tỷ đô-la Mỹ vào năm 2026[6]. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành công nghiệp này được tạo ra bởi sự phát triển vượt bậc về số lượng của các sự kiện công vụ và sự kiện kinh doanh cùng các sự kiện trong thể thao và biểu diễn nghệ thuật. Hiện tượng này xuất phát từ nhu cầu mong muốn xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa các công ty và đối tác hiện có tiềm năng. Các công ty/tập đoàn xem đây như một kênh lý tưởng để truyền cảm hứng và thúc đẩy gắn kết bền chặt của các khách hàng, nhân viên và các nhân tố liên quan. Với tổng trị giá khoảng 67,84 tỷ đô la vào năm 2018, các sự kiện thể thao cũng được xem là thị phần màu mỡ với sự đóng góp mạnh từ những giải đấu danh giá như World Cup... Việc gia tăng mức tài trợ từ các nhãn hàng lớn như Red Bull, Monster Energy, Nike, Adidas, Coca... cho thị trường châu Á cũng là một trong những nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp này tại đây. Trung Quốc hiện đang nổi lên là quốc gia có ngành công nghiệp sự kiện phát triển nhất tại châu lục này với những thủ phủ sự kiện nổi bật như Thượng Hải, Bắc Kinh, Hồng Kong... Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ kéo theo nhu cầu phát triển kỹ năng nghề nghiệp và nhu cầu của giới trẻ đối với những loại hình nghệ thuật như âm nhạc, triển lãm mỹ thuật... là một trong những yếu tố phát triển ngành sự kiện của quốc gia đông dân này.
Ở Việt Nam, tuy ngành kinh doanh sự kiện chưa phát triển mạnh nhưng đã có nhiều công ty vốn 100% trong nước cũng như không ít liên doanh nước ngoài đang hoạt động, chủ yếu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Những cái tên như Pulse Active, Sunrise Events Viet Nam, INDOSUN, Elite PR, Hòa Bình Events, A2Z Events, VietVision... đã tạo nên hoặc mang về những sự kiện lớn, độc đáo, từng bước góp phần đưa Việt Nam trở thành một địa điểm được lựa chọn bởi những chủ sở hữu các sự kiện thương hiệu trên thế giới.
Đà Nẵng là một thành phố trẻ với nhiều lợi thế về vị trí địa lý, được thiên nhiên ưu đãi, nhũng cảnh quan đẹp, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển cùng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc. Với mong muốn tìm hướng đi mới, khác biệt với những sản phẩm du lịch có nhiều nét tương đồng với các tỉnh duyên hải miền Trung, Đà Nẵng được định hướng trở thành phát triển thành trung tâm sự kiện, lễ hội tầm khu vực và quốc tế. Đây được xem là hướng đi thích hợp và điều đó đã được cụ thể hóa tại Chương trình số 29/CTr-TU ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Thành ủy Đà Nẵng về triển khai thực hiện Nghị quyết số 43-NQ-TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tuy nhiên, trong những năm qua, dù đã có những sự kiện ghi lại dấu ấn trong lòng cộng đồng du khách trong nước và quốc tế, song ngành sự kiện tại Đà Nẵng vẫn còn nhiều vấn đề cần đổi mới, khắc phục. Dưới đây là một số sự kiện, lễ hội tiêu biểu đã được triển khai trong thời gian qua.
Hằng năm, Đà Nẵng tổ chức trung bình từ 23 đến 28 lễ hội, bao gồm các loại hình như: Lễ hội dân gian (các lễ hội đình làng Túy Loan, Hải Châu, Liên Chiểu, Lễ hội Cầu ngư...), lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng (Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn, Lễ hội Bửu đản Thánh Mẫu Thoải cung), lễ hội lịch sử cách mạng (Lễ tế nghĩa sĩ Khuê Trung) và các lễ hội ngành nghề. Các lễ hội đều được ngành Văn hóa và Thể thao cùng chính quyền địa phương chỉ đạo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để công tác tổ chức diễn ra thuận lợi. Đa phần công tác quản lý thu chi trong lễ hội trên địa bàn đảm bảo công khai, trung thực và hạn chế tối đa việc sử dụng kinh phí nhà nước. Đối với lễ hội dân gian quy mô cấp xã phường, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm quản lý, kinh phí tổ chức thực hiện do nhân dân tự đóng góp và thực hiện dưới sự điều hành của Ban Tổ chức lễ hội. Một số lễ hội lớn, đặc biệt là lễ hội tôn giáo có nguồn thu lớn hơn thì việc quản lý, hướng dẫn thu chi và đặt hòm công đức, dù có những quy định cụ thể, nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định.
Nhìn chung, trong những năm qua, các lễ hội diễn ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hầu hết đều được thực hiện theo đúng quy định, không có các hiện tượng tiêu cực gây dư luận không tốt trong quá trình quản lý và tổ chức. Công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, cảnh quan... đảm bảo chặt chẽ, an toàn và sạch đẹp; đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện tốt công tác bảo tồn các giá trị văn hóa. Các lễ hội đình làng và đặc biệt là khi Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn và Lễ hội cầu ngư được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đã góp phần rất lớn về điều kiện để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương; đồng thời, thu hút du khách, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng có di sản nói riêng và thành phố nói chung.
1. Lễ hội Cầu ngư (hay còn gọi là Lễ hội nghinh ông, Lễ cúng cá Ông)
Lễ hội Cầu ngư là một hình thức thực hành tín ngưỡng thờ cá Ông của ngư dân miền biển. Tại thành phố Đà Nẵng, Lễ hội cầu ngư được tổ chức ở những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Khê, Liên Chiểu... Lễ hội được diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng Giêng hoặc tháng 2 âm lịch hàng năm. Thường thì, ngư dân và các địa phương tổ chức lồng ghép giữa Lễ hội cầu ngư với Lễ ra quân đánh bắt vụ cá trong năm. Cách thức tổ chức lễ hội cũng có sự khác biệt về nghi lễ truyền thống và tổ chức phần hội. Kinh phí tổ chức do nhân dân vạn chài đóng góp cùng với sự ủng hộ từ các đoàn thể, chính quyền địa phương. Có địa phương 2 năm hoặc 3 năm tổ chức “đại lễ” một lần. Tại quận Thanh Khê và quận Sơn Trà, Lễ hội cầu ngư được nâng lên cấp quận và tổ chức mỗi năm 01 một lần, luân phiên giữa các phường trên địa bàn quận với nhau.
Lễ hội Cầu ngư gồm 02 phần: Phần lễ bao gồm lễ nghinh Ông, lễ cầu an, cầu ngư trên biển để tưởng nhớ các bậc tiền nhân quá cố, cầu thần ban cho được mùa biển, gắn với niềm tin và ước vọng được thần hỗ trợ cho làng “tấn tài, tấn lợi, tấn bình an”. Phần hội với các trò chơi, phần thi văn hóa, văn nghệ, thể thao. Lễ hội này không chỉ là tín ngưỡng của ngư dân vùng biển mà còn là một hình thái sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đây là dịp để bà con động viên nhau vươn khơi bám biển làm ăn kinh tế và góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của tổ quốc. Đồng thời, tạo giá trị tinh thần cho người dân địa phương xây dựng nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống, thông qua các trò chơi dân gian, tạo khí thế cho một mùa ra khơi đánh bắt bội thu.
Trong những năm qua, Lễ hội Cầu ngư được tổ chức thường niên, quy mô, bài bản ở các địa phương thực hành nghề biển trên địa bàn thành phố. Điều đó minh chứng Lễ hội đã chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc, có vai trò rất lớn trong đời sống tâm linh và niềm tin về sự an cư lạc nghiệp trong cộng đồng ngư dân.
2. Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng còn có tên gọi khác là Lễ hội Quán Âm 19/2. Lễ hội được tổ chức hàng năm tại Chùa Quán Thế Âm, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Đây là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm yếu tố tín ngưỡng Phật giáo, gắn liền với Di tích quốc gia đặc biệt - Danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn và đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng địa phương, đại diện cho bản sắc văn hóa của thành phố Đà Nẵng được lưu truyền, gìn giữ đến ngày nay.
Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 được tổ chức trong ba ngày 17, 18 và 19 tháng 2 âm lịch hàng năm, trong đó ngày 19 là ngày lễ chính thức. Lễ hội thường thu hút hàng vạn phật tử cùng người dân và du khách đến chiêm bái, cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, bác ái, sự hòa hợp giữa Phật pháp với dân tộc. Lễ hội gồm hai phần: Lễ và Hội. Phần lễ là nghi lễ truyền thống của địa phương và các nghi lễ tín ngưỡng Phật giáo. Phần hội là những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phong phú mang đậm tính nhân văn, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Trong ba ngày diễn ra lễ hội, ngoại trừ các sự kiện đặc biệt của từng năm thì phần lớn các sự kiện thường niên tổ chức đan xen kết hợp giữa phần Lễ và phần Hội.
Ngày nay, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn vẫn được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Đây là một lễ hội tổ chức quy mô lớn, kết tinh những giá trị văn hóa Phật giáo với văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong những năm qua sự thành công của lễ hội đã và đang đóng góp vai trò lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương, là sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo và trở thành một trong những cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng đến với du khách trong và ngoài nước.
3. Lễ hội đình làng
Các lễ hội đình làng tại thành phố Đà Nẵng khá phong phú, được duy trì và tổ chức hằng năm với nhiều hoạt động nhằm gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, tôn vinh vẻ đẹp của làng quê Việt, tiêu biểu như:
a) Lễ hội đình làng Hải Châu, được tổ chức thường niên vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, đã trở thành hoạt động văn hóa đặc sắc, thu hút được đông đảo bà con nhân dân tham gia. Phần Lễ được tổ chức đầy đủ các nghi lễ như: Lễ Vọng và Lễ Chánh tế, nghi lễ dâng hương cổ truyền; phần Hội, hàng năm vẫn duy trì các hoạt động chính, phong phú như: Thi cờ tướng, khiêu vũ, văn nghệ, hội thi gói bánh chưng, bánh tét, hội thi trang phục các dân tộc... Ngoài ra, còn nhiều các hoạt động thể thao sôi nổi, hấp dẫn khác: thi kéo co, nhảy bao bố, đẩy gậy...
Lễ hội Đình làng Hải Châu là hoạt động văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân; bảo tồn, trao truyền văn hóa giữa các thế hệ, đáp ứng nhu cầu văn hóa và tâm linh của cộng đồng, tạo thành sự kiện văn hoá rộng lớn, thiêng liêng để nhân dân có điều kiện tham gia sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá, góp phần quảng bá du lịch của thành phố và quận Hải Châu.
b) Lễ hội đình làng Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang được tổ chức vào ngày mùng 9 và mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhằm tụ họp nhân dân trong làng, con cháu làm ăn xa quê về dự, thắp hương tỏ lòng thành kính tổ tiên, ghi nhớ về cội nguồn quê cha đất tổ, tạo khối đoàn kết keo sơn trong làng; cầu quốc thái dân an, một năm an lành thịnh vượng cho dân làng và quê hương; tiếp tục duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông, gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc.
Lễ hội vẫn được giữ nguyên nét truyền thống, phần lễ được tổ chức trang trọng với nghi lễ rước sắc, tế lễ cổ truyền, thả hoa đăng; phần hội với các trò chơi dân gian như kéo co, bắt lươn, đi cà kheo, thi tráng bánh tráng, nướng bánh tráng, gói bánh tét..., hô hát bài chòi và những hoạt động sôi nổi, đặc sắc như: chương trình ẩm thực mỳ quảng, bánh tráng Túy Loan và hoạt động trải nghiệm tráng bánh tráng - một sản phẩm đặc trưng của quê hương Hòa Phong, góp phần thu hút du lịch và quảng bá các làng nghề truyền thống quê hương cũng như các tập tục văn hóa cổ truyền của dân tộc.
c) Lễ hội đình làng Hòa Mỹ, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu diễn ra hàng năm vào ngày 12/01 âm lịch nhằm nhắc nhở tinh thần “uống nước nhớ nguồn” trong con cháu các tộc họ, kiểm điểm những việc đã làm được trong một năm và định hướng những việc sẽ thực hiện trong năm đến. Do hoàn cảnh chiến tranh, việc tổ chức lễ hội bị gián đoạn một tới gian dài, mãi đến năm 1994 mới được khôi phục trở lại.
Lễ hội diễn ra trong một ngày rưỡi. Phần lễ theo nghi thức cổ truyền gồm lễ vọng và lễ hội kỵ chính thức. Phần hội có nhiều nội dung phong phú, mở đầu phần hội bao giờ cũng là giải chạy việt dã truyền thống, thu hút đông đảo nhân dân, thanh thiếu niên tham gia. Ngoài ra còn tổ chức thi cắm hoa, làm bánh, biểu diễn thể dục dưỡng sinh, vui chơi Bài Chòi, các trò chơi dân gian như kéo co, đập om... Lễ hội là dịp để nhân dân các tổ dân phố, các gia tộc, các đoàn thể có dịp ngồi lại bên nhau trong buổi sinh hoạt giao lưu văn hoá, trao đổi những kinh nghiệm về nếp sống đẹp trong đời thường để cùng giúp nhau tiến bộ.
II. SỰ KIỆN, LỄ HỘI NGOẠI GIAO VĂN HÓA
1. Lễ hội Giao lưu Văn hóa Việt - Nhật
Lễ hội Giao lưu Văn hóa Việt - Nhật thường được tổ chức vào tháng 7 hàng năm, tại Công viên bờ Đông cầu Rồng (khu đất đường Trần Hưng Đạo - Lý Nam Đế) và sàn cảnh quan phía Bắc bờ Đông cầu Rồng (gần tượng Cá chép hóa Rồng), quận Sơn Trà, do Sở Ngoại vụ chủ trì tổ chức.
Nội dung hoạt động gồm các chương trình biểu diễn văn hóa - nghệ thuật sẽ được tổ chức xuyên suốt thời gian diễn ra Lễ hội, các gian hàng giới thiệu thương mại, văn hóa, ẩm thực đặc sắc của hai quốc gia. Sự kiện có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật, các nghệ nhân, nghệ sĩ, võ sĩ đến từ các thành phố của Nhật Bản. Bên cạnh đó là các hoạt động đồng hành trong khuôn khổ Lễ hội như: Hội thảo và Hội đàm thương nghiệp Du lịch Nhật Bản; Hội thảo Xúc tiến nguồn nhân lực giữa Đà Nẵng và các địa phương Nhật Bản; Cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật; Ngày hội thông tin du học tỉnh Nagasaki; trình diễn nghệ thuật Trà đạo; Cuộc thi Hóa trang nhân vật truyện tranh và hoạt hình Nhật Bản dành cho giới trẻ.
Có thể nói, Lễ hội được tổ chức thường niên đã tăng cường hiểu biết, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản, làm sâu sắc, thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa Đà Nẵng và các địa phương Nhật Bản.
2. Liên hoan nghệ thuật người nước ngoài tại Đà Nẵng
Xuất phát từ mong muốn tạo nên một sân chơi để các cộng đồng người nước ngoài đang sống, làm việc tại Đà Nẵng và các khu vực lân cận có cơ hội giao lưu văn hóa, nghệ thuật vào mỗi dịp cuối năm cũng như để người dân thành phố có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hóa các quốc gia trên thế giới, Sở Văn hóa và Thể thao đã khởi xướng Liên hoan nghệ thuật người nước ngoài “DaNang’s Expat Got Talent” vào năm 2017 và 2018. Đây là nơi các cộng đồng, cá nhân thể hiện tài năng nghệ thuật cũng như giới thiệu về văn hóa của nước mình thông qua nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau. Hai kỳ tổ chức đã nhận được sự tham gia nhiệt tình của các cộng đồng, cá nhân, tạo được một không khí đa sắc màu văn hóa, góp phần làm sinh động thêm hình ảnh của một Đà Nẵng thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế.
Trong 02 năm gần đây, Sở đã chuyển đổi sang hình thức hoạt động ngoài trời với sân khấu trung tâm là nơi diễn ra chương trình nghệ thuật do các nghệ sĩ, diễn viên người nước ngoài biểu diễn. Bên cạnh đó là các gian hàng trưng bày, triển lãm nghệ thuật, các sản phẩm lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, giới thiệu văn hóa, ẩm thực của các cộng đồng người nước ngoài.
Qua 4 lần tổ chức, sự kiện đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa các cộng đồng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân thành phố.
3. Lễ hội Ẩm thực quốc tế Đà Nẵng
Lễ hội Ẩm thực quốc tế do Sở Du lịch tổ chức lần đầu tiên vào tháng 6/2019 tại khuôn viên bờ Đông cầu Rồng, đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà. Sự kiện có sự tham dự của Chủ tịch Hiệp hội Đầu bếp Thế giới - Ông Thomas Andreas Gugler cùng 13 đầu bếp danh tiếng là những chuyên gia ẩm thực, đồng thời là thành viên Hiệp hội đầu bếp đến từ các quốc gia trên thế giới.
Trong không gian lễ hội, thực khách đã được cảm nhận những đặc trưng ẩm thực tinh túy từ 13 gian hàng đại diện 13 nước tham gia. Mỗi đêm, Chủ tịch Hiệp Hội đầu bếp thế giới sẽ chọn ra 1 đầu bếp tiêu biểu đại diện của nước đó sẽ biểu diễn và nấu món ăn đặc trưng tại khu vực “Big Dish” (Nồi khổng lồ). Bên cạnh đó là các hoạt động phụ trợ gồm: các chương trình nghệ thuật, biểu diễn ẩm thực, không gian trưng bày Ảnh đẹp du lịch Đà Nẵng, đêm hội trình diễn Bartender sẽ diễn ra hàng đêm để phục vụ du khách.
Sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng này đã tạo sân chơi kết nối ẩm thực Việt Nam, ẩm thực Đà Nẵng với văn hóa ẩm thực thế giới. Đồng thời, đem đến cho thực khách không gian ẩm thực đặc sắc và phong phú, góp phần khẳng định thương hiệu Đà Nẵng - Điểm đến sự kiện, lễ hội hàng đầu châu Á.
1. Lễ hội Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF)
Xuất phát từ mong muốn tạo ra những sự kiện mang tầm quốc gia, quốc tế, thành phố Đà Nẵng đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ đồng ý là địa phương duy nhất trong cả nước tổ chức Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế thường niên với kinh phí thực hiện hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa và cuộc thi được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008. Trong những năm đầu, cuộc thi diễn ra trong dịp kỷ niệm ngày Giải phóng thành phố (29/3). Tuy nhiên do có bất lợi về thời tiết nên những năm sau đó thành phố đổi thời gian tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4) và Quốc tế lao động (01/5) để đảm bảo thời tiết thuận lợi và tạo điểm nhấn thu hút khác du lịch trong dịp nghỉ lễ dài ngày. Bắt đầu từ năm 2017, thành phố đã giao cho Tập đoàn Sun Group thực hiện công tác tổ chức DIFC.
Dưới sự hỗ trợ tích cực của các sở, ban, ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố, công tác tổ chức DIFF ngày càng trở nên chuyên nghiệp. Qua 10 lần tổ chức, tình hình an ninh chính trị đảm bảo; giao thông thông suốt; công tác phòng cháy chữa cháy được đặc biệt chú trọng, không để xảy ra sự cố nào trong quá trình tổ chức; vệ sinh môi trường trước, trong, sau sự kiện được đảm bảo; công tác lễ tân, nhân viên, tình nguyện viên tiếp đón và hướng dẫn tại các khán đài và phụ vụ các đại biểu, đội thi thân thiện; công tác kiểm soát vé diễn ra nghiêm ngặt, minh bạch, các hoạt động phụ trợ được tổ chức đa dạng, thú vị; công tác truyền thông, quảng bá trước, trong và sau DIFF được triển khai qua nhiều hình thức và trên các kênh thông tin phổ biến như họp báo, phát trailer, website, tuyên truyền cổ động trực quan...[7].
Việc tổ chức thành công các sự kiện DIFF và các hoạt động phụ trợ đã tác động rất lớn đến tình hình kinh tế - xã hội của thành phố; thúc đẩy hoàn thiện và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng; thu hút ngày càng nhiều du khách và giúp kéo dài thời gian lưu trú khi đến Đà Nẵng. Đặc biệt, DIFF đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch quốc tế đặc sắc góp phần nâng tầm thương hiệu du lịch của thành phố đối với du khách trong nước và quốc tế.
2. Trục văn hóa - lễ hội hai bên bờ sông Hàn
Phát huy lợi thế về vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên của hai bờ sông Hàn và cơ sở hạ tầng tại đường Bạch Đằng và đường Trần Hưng Đạo, từ năm 2016, Sở Văn hóa và Thể thao đã tham mưu UBND thành phố phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao gắn liền với trục đường Trần Hưng Đạo và Bạch Đằng chạy dọc hai bờ Đông - Tây sông Hàn, thời gian tổ chức trải dài các tháng trong năm. Theo đó, sẽ duy trì, phát huy các hoạt động văn hóa - lễ hội đang thực hiện tốt dọc hai bên bờ sông Hàn như: Trang trí hoa điện chiếu sáng tại vỉa hè và các cụm đèn mỹ thuật tại hai tuyến đường trong các dịp lễ, Tết; cuộc thi đua thuyền VTV cúp dịp 2/9 hằng năm; cuộc thi lướt ván trên sông Hàn; Âm nhạc đường phố; Vũ hội đường phố: các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống của Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh; chương trình biểu diễn của Nhà hát Trưng Vương... Bên cạnh đó, hàng năm liên tục đề xuất, bổ sung mới các hoạt động hấp dẫn, độc đáo mang tính khác biệt để thu hút khách du lịch như: Tổ chức các hoạt động nghệ thuật truyền thống (Bài Chòi, Tuồng...); biểu diễn nhạc hơi; tổ chức hội sách, triển lãm ảnh; đầu tư sân khấu đa năng để tổ chức các hoạt động biểu diễn, giao lưu ca múa nhạc, tạp kỹ vào cuối tuần; tổ chức các hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng...; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ phong trào như Vũ hội đường phố, dân vũ...
Qua 05 năm triển khai, các đơn vị đã chủ động phối hợp tổ chức khá nhuần nhuyễn, đa dạng các hình thức truyền thông, thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức, bước đầu đã gắn kết được với các hoạt động dịch vụ du lịch về đêm của thành phố. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật đã tạo môi trường sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng và lành mạnh trên hai tuyến đường bờ sông Hàn, góp phần vào việc phát huy, giữ gìn, tôn tạo các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc tại địa phương, tạo động lực phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu thưởng thức, giao lưu, giải trí của người dân và du khách. Tạo điểm nhấn phát triển văn hóa, nghệ thuật, tăng khả năng thu hút khách du lịch nhằm phát triển kinh tế địa phương. Thông qua tổ chức các hoạt động, trục văn hóa - lễ hội hai bên bờ sông Hàn đã trở thành thương hiệu, nét đặc trưng sinh hoạt văn hóa rất riêng cho thành phố bên sông Hàn.
3. Lễ hội Chào năm mới
a) Lễ hội Chào năm mới
Lễ hội do Sở Du lịch tổ chức từ ngày 29/12/2020 đến ngày 02/01/2021 tại Công viên Châu Á nhằm khởi động lại hoạt động du lịch sau thời gian ngưng trệ vì dịch bệnh, nhằm thực hiện mục tiêu kép “Vừa đẩy lùi dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”.
Đến với không gian lễ hội, người dân, du khách còn được thưởng thức các món ngon trong Lễ hội Mì với hơn 50 gian hàng phục vụ các món ăn địa phương và quốc tế như: mì quảng, hủ tiếu, phở, bún, bánh canh..., Pad, miến trộn - Thái Lan, Spagetti - Italy, mì hoành thánh - Trung Quốc, mì udon - Hàn Quốc...Đặc biệt, là được trải nghiệm hoạt động tráng Mì đậm nét truyền thống địa phương, các món bánh dân gian. Bên cạnh đó, người dân thực sự được sống trong không khí Lễ hội cùng các chương trình nghệ thuật đặc sắc diễn ra hằng đêm tại hai bên bờ sông Hàn và Công viên Châu Á diễn ra trong bốn đêm từ 30/12/2020 đến 02/01/2021.
Lễ hội đã mang đến nhiều sự trải nghiệm phong phú cho du khách, giúp quảng bá hình ảnh và các sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút du khách đến với thành phố.
b) Chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới
Chương trình diễn ra từ 19 giờ 30 ngày 31 tháng 12 (đêm giao thừa tết Dương lịch) đến 01 giờ 00 ngày 01 tháng 01 (đầu năm mới) hàng năm từ năm 2012, tại Quảng trường 29/3 (đường 2 Tháng 9). Đây là hoạt động được mong đợi nhất với giới trẻ tại thành phố Đà Nẵng vào đêm Giao thừa, thu hút hàng trăm nghìn người dân và du khách tham gia. Công chúng thành phố đã có dịp thưởng thức bữa tiệc nghệ thuật đa dạng, hoành tráng, ý nghĩa, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong thời khắc chuyển giao năm mới. Đặc biệt với việc dàn dựng sân khấu độc đáo, hoành tráng; trang bị âm thanh, ánh sáng hiện đại; nội dung biểu diễn phong phú với chất lượng nghệ thuật cao... cùng với sự hưởng ứng, tham dự nhiệt tình của du khách và người dân thành phố, các đêm biểu diễn nghệ thuật đã luôn bùng nổ.
Với lợi thế bờ biển dài, rộng, cơ sở hạ tầng đầy đủ và thuận tiện, Đà Nẵng đã đăng cai tổ chức thành công nhiều sự kiện thể thao lớn, tiêu biểu như:
1. Đại hội thể thao biển châu Á lần thứ V (ABG 5)
Đại hội thể thao biển châu Á lần thứ V là một trong những đại hội thể thao lớn nhất châu Á, do Hội đồng Olympic châu Á (OCA) sáng lập, diễn ra lần đầu tiên năm 2008 tại Bali (Indonesia), theo chu kỳ hai năm một lần. Năm 2016, thành phố Đà Nẵng vinh dự được chọn đăng cai tổ chức sự kiện này từ ngày 24 tháng 9 đến ngày 03/10/2016 tại Công viên Biển Đông. Đại hội có 14 môn thi đấu với 22 phân môn và 165 bộ huy chương với khoảng 10.000 người tham gia đại hội, trong đó có 3.100 VĐV và 1.500 HLV, cán bộ đoàn đến từ 45 đoàn thể thao của các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á. Đây là lần đầu tiên thành phố đăng cai tổ chức sự kiện thể thao biển lớn mang tầm châu lục.
Với kinh nghiệm tổ chức các sự kiện lớn, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố và sự đồng thuận của các ngành, địa phương và nhân dân thành phố, sự kiện đã được tổ chức thành công. Sự kiện đã giới thiệu Đà Nẵng là một điểm đến du lịch thân thiện, hấp dẫn với bạn bè quốc tế, cũng như góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đây cũng là cơ hội tốt để thể thao Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng biểu dương sức mạnh, cũng như tranh thủ được sự hỗ trợ và giúp đỡ của OCA cùng các tổ chức quốc tế khác.
2. Cuộc thi Marathon quốc tế Đà Nẵng
Diễn ra vào tháng 8 hàng năm, Cuộc thi Marathon quốc tế Đà Nẵng thi đấu ở 5 cự ly: Marathon (42.195km), Bán Marathon (21.0975km), 10km, 5km và Ronny Dash (1.5km). Đây là cuộc thi chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2013 với đường chạy được đo và cấp giấy chứng nhận của IAAF - AIMS (Hiệp hội thể dục Quốc tế và Hiệp hội Marathon Quốc tế). Qua 7 năm tổ chức, với những nỗ lực không ngừng của đơn vị tổ chức và sự hỗ trợ nhiệt tình, đầy trách nhiệm của lãnh đạo thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể... cuộc thi đã có sự gia tăng rõ rệt về số lượng vận động viên trong và ngoài nước tham gia (từ hơn 3.000 VĐV của 25 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2013 đến hơn 9.000 VĐV năm 2019, quy tụ hơn 67 quốc gia, vùng lãnh thổ) và sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông và công chúng. Trong hoạt động phụ trợ có nội dung chạy cho trẻ em 1km, đây là một trong những hình thức kêu gọi trẻ em tăng cường vận động để chống bệnh béo phì. Sự kiện đã góp phần quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng là điểm đến du lịch ấn tượng trong nước và trên thế giới.
3. Cuộc thi IRONMAN 70.3 Việt Nam
IRONMAN 70.3 Việt Nam, Sprint và Ironkids là sự kiện thể thao quốc tế với quy mô lớn được tổ chức vào tháng 5 hàng năm do Công ty TNHH MTV sự kiện Sunrise Việt Nam thực hiện từ năm 2015. Các vận động viên tham gia được thử thách bản thân trên ở ba môn phối kết hợp gồm: bơi (1.9km), đạp xe (90km) và thi chạy bộ (21km). Sau nhiều năm tổ chức thành công, năm 2019, Cuộc thi được nâng cấp quy mô tổ chức cấp Châu Á - Thái Bình Dương, đường đua của Ironman 70.3 vinh dự đạt danh hiệu “Địa điểm đua đẹp nhất” bởi AsiaTri.com. Bên cạnh sự gia tăng rõ rệt về số lượng vận động viên trong và ngoài nước tham gia (từ 1.012 VĐV năm 2015 đến 2.218 VĐV năm 2019) là sự thu hút truyền thông mạnh mẽ và sự quan tâm từ người dân, khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng là điểm đến du lịch ấn tượng khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
4. Cuộc đua thuyền buồm Clipper Race
Cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Clipper Race 2015 - 2016 đi qua 14 cảng trên 6 lục địa khác nhau với sự tham gia của 12 đội đến từ hơn 40 quốc gia khác nhau, với tổng số thành viên khoảng 700 người tham gia thi đấu. Clipper Race được mệnh danh là cuộc đua thuyền khắc nghiệt nhất thế giới, thách thức giới hạn của con người. Lần đầu tiên tham gia, thành phố Đà Nẵng đăng cai là một cảng đến và có 01 thuyền đua. Đội Đà Nẵng - Việt Nam có tổng cộng 58 thành viên, đến từ nhiều quốc gia gồm Anh, Australia, New Zealand, Qatar, Singapore, Colombia, Thụy Điển, Israel, Mexico, Chile và Việt Nam. Cuộc đua đã nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng đến từ khắp mọi nơi, thu hút sự chú ý của truyền thông, giúp quảng bá văn hóa, con người Đà Nẵng, Việt Nam tại nhiều thị trường du lịch trọng điểm cũng giúp thế giới hiểu thêm về văn hóa địa phương.
Ngoài những sự kiện tiêu biểu nêu trên, Đà Nẵng đã đăng cai/tổ chức nhiều sự kiện thể thao, giải trí khác nhận được sự quan tâm và tham gia nhiệt tình của giới chuyên môn và công chúng như: Đường chạy sắc màu, các giải thể thao điện tử, giải Dù lượn Đà Nẵng mở rộng, giải Ván chèo đứng (SUP) các CLB toàn quốc và nhiều sự kiện hoạt động thể thao chạy bộ, xe đạp, bóng đá do các đơn vị doanh nghiệp tổ chức...
Bên cạnh các lễ hội truyền thống, sự kiện văn hóa, thể thao, thành phố còn tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị, ngoại giao như: Tuần lễ cấp cao APEC 2017, lễ công bố quyết định thành phố Đà Nẵng là đô thị loại 1 trực thuộc trung ương năm 2003, Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng Đà Nẵng... Trong 3-4 năm trở lại đây, Đà Nẵng còn là địa điểm được chọn để tổ chức các sự kiện kinh doanh, thương mại (hội chợ, triển lãm, hội nghị khách hàng, xúc tiến đầu tư..), các hội thảo khoa học cũng như các hoạt động team-building với tần suất dày đặc.
Việc tổ chức thành công các lễ hội, sự kiện cùng với sự đầu tư, cải thiện nhanh chóng cơ sở hạ tầng, việc thông thoáng trong thủ tục hành chính, đã giúp Đà Nẵng dần hiện hữu trên bản đồ sự kiện quốc gia và khu vực, trở thành một trong những địa điểm được ưu tiên lựa chọn tổ chức những sự kiện quan trọng mang tầm quốc gia, quốc tế trong những năm gần đây.
1. Nhũng mặt đạt được
- Theo số liệu báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như khảo sát đánh giá chuyên sâu của Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế xã hội đối với sự kiện tiêu biểu Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng cho thấy, sự kiện đã có những tác động tích cực đến kinh tế địa phương với sự gia tăng mạnh từ du khách, khán giả tham gia sự kiện và sự phát triển của những ngành công nghiệp phụ trợ trong thời gian diễn ra các sự kiện, lễ hội.
- Việc liên tục đăng cai và tổ chức thành công các sự kiện lớn trong thời gian vừa qua, đã để lại dấu ấn tốt, giúp thành phố nâng cao uy tín, hình ảnh đối với cộng đồng du khách trong nước và quốc tế. Và đó cũng là những điều kiện cần thiết để thành phố đạt một số danh hiệu lớn như: “Đà Nẵng - Điểm đến mới nổi bật nhất thế giới”[8], “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu Châu Á”; Top 10 điểm đến đáng sống ở nước ngoài[9] ...
- Được sự quan tâm, đầu tư của thành phố, trong những năm qua hệ thống cơ sở hạ tầng và các thiết chế văn hóa, thể thao đã được đầu tư hiện đại và tương đối đồng bộ; hệ thống cơ sở lưu trú phát triển và đa dạng về loại hình đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tổ chức các sự kiện lớn. Cụ thể: Hệ thống các khu vực công cộng có thể tổ chức các sự kiện lớn ngoài trời (Quảng trường 29/3 đường 2 tháng 9, các bãi biển, công viên Biển Đông, công viên 29/3, các khu vực công cộng dọc hai bờ sông Hàn...), cơ sở hạ tầng và tiện ích tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu của các nhà tổ chức; hệ thống các nhà hát, sân vận động (Nhà hát Trưng Vương, Nhà văn hóa Lao động thành phố; Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Cung thể thao Tiên Sơn, Sân vận động Hòa Xuân, Nhà văn hóa và sân vận động các quận, huyện), hệ thống các cơ sở lưu trú đạt chuẩn đa dạng đã giúp các đơn vị tổ chức có nhiều lựa chọn đối với từng loại sự kiện khác nhau.
- Thành phố luôn quan tâm, hỗ trợ các đơn vị tổ chức sự kiện, lễ hội, nhất là các sự kiện, lễ hội lớn có tính quảng bá cao, trong công tác tuyên truyền quảng bá, hỗ trợ công tác tổ chức, kết nối các đơn vị trong việc vận động tài trợ, miễn giảm một số phí, lệ phí liên quan cũng như tham gia đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, y tế, phòng cháy chữa cháy tại sự kiện, lễ hội.
- Công tác truyền thông quảng bá cho các sự kiện, lễ hội được triển khai đồng bộ với các hình thức khá phong phú, đa dạng như: báo chí, truyền hình, internet, thông qua các hãng lữ hành, kênh ngoại giao... đã góp phần gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao với quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh thành phố; hình thành và xây dựng được thương hiệu "thành phố sự kiện", tạo đà thu hút được một số sự kiện quy mô lớn trên các lĩnh vực văn hoá, thể thao, thương mại... đến tổ chức tại thành phố Đà Nẵng.
- Nhũng năm qua, thành phố đã chủ động đưa một số cán bộ đi đào tạo chuyên sâu về ngành sự kiện, maketing, du lịch, truyền thông và quan hệ công chúng... tại nước ngoài. Vì vậy, nguồn nhân lực cơ bản tại các cơ quan quản lý liên quan đến tổ chức sự kiện, lễ hội được đào tạo chính quy, bài bản. Mặt khác, thành phố còn có hệ thống các công ty tổ chức sự kiện với nguồn nhân lực được đào tạo các chuyên ngành phù hợp; đội ngũ tình nguyện viên mạnh, được trang bị tốt các kỹ năng, điều này đã được chứng minh qua những sự kiện lớn của thành phố như ABG5, DIFF, APEC... Đây là lợi thế để thành phố tham gia tổ chức các sự kiện lớn mang tầm khu vực và quốc tế.
- Công tác phối kết hợp giữa các ngành được thực hiện nhịp nhàng với thủ tục được tinh giản, thời gian được rút ngắn, chi phí thấp, mang đến sự thuận tiện cho các đơn vị tổ chức sự kiện.
- Các lễ hội, sự kiện diễn ra trên địa bàn thành phố được quản lý, tổ chức đảm bảo quy định, huy động được sự tham gia, hưởng ứng của cộng đồng, đặc biệt là huy động được nguồn lực từ nhân dân trong việc tổ chức các lễ hội dân gian nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, làm diện mạo của đời sống văn hóa tinh thần thêm sinh động, đa dạng và là một nguồn lực quan trọng của tinh thần xã hội, tạo sự gắn kết trong cộng đồng dân cư.
2. Khó khăn, tồn tại và nguyên nhân
- Tính định hướng, gắn kết các sự kiện của nhà nước và tư nhân theo mục tiêu định hướng chung của thành phố vẫn chưa phát huy được; chưa tạo được sự đồng nhất, cùng chuyển tải một thông điệp hoặc một chủ đề.
- Chưa có dữ liệu, thống kê cụ thể, chính xác về các đối tác, thành phần tham gia vào công tác tổ chức sự kiện tại thành phố (bao gồm: các đơn vị tổ chức sự kiện, cung cấp địa điểm, các dịch vụ bổ trợ, các đơn vị truyền thông...) để có thể đánh giá được tiềm lực cũng như thế mạnh của ngành sự kiện tại thành phố.
- Các sự kiện, lễ hội quy mô lớn còn tổ chức đơn lẻ, chưa kết nối nhiều hoạt động, chưa có nhiều sự kiện thường niên, chưa được xây dựng kế hoạch từ sớm tạo điều kiện cho du khách chủ động tham gia, đặc biệt là những sự kiện gắn với chuỗi sự kiện, lễ hội về đêm của thành phố.
- Doanh nghiệp tổ chức sự kiện, lễ hội chuyên nghiệp tại địa phương chưa nhiều, năng lực tổ chức chưa cao, hạn chế về nhân lực tổ chức cũng như nhân sự thuộc ngành công nghiệp sáng tạo (tác giả kịch bản, đạo diễn sân khấu, chuyên gia truyền thông ...) cũng như thiết bị, công nghệ cao phục vụ công tác tổ chức chưa được cập nhật kịp thời đã dẫn đến những khó khăn trong việc tổ chức các sự kiện quy mô lớn mang tầm quốc gia, quốc tế.
- Chất lượng và phương thức truyền thông trong công tác tổ chức lễ hội, sự kiện chưa đa dạng, phong phú về nội dung và cách tiếp cận. Kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý và tổ chức lễ hội, sự kiện của cán bộ văn hóa cơ sở vẫn còn những hạn chế nhất định dẫn đến sự lúng túng trong quá trình tổ chức thực hiện. Đội ngũ nhân lực chuyên ngành, chất lượng cao còn thiếu, đặc biệt là ngoại ngữ, chưa đáp ứng để xúc tiến tổ chức các sự kiện có yếu tố nước ngoài hoặc có tầm cỡ quốc gia, quốc tế.
- Kiến thức về văn hóa dân gian/dân tộc của nhà tổ chức và cán bộ quản lý còn hạn chế nên chưa tạo ra được những sản phẩm lễ hội đúng nghĩa, chất lượng tốt; chua nhận thức đầy đủ về quản lý văn hóa nghệ thuật với tư cách là những công cụ hữu hiệu cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; chưa tận dụng, khai thác triệt nguồn lực về văn hóa, con người, địa chỉ... để phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng chưa được đáp ứng các yêu cầu của Ban tổ chức các sự kiện, lễ hội mang tầm khu vực, quốc tế. Trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức chưa phong phú, chưa cập nhật kịp thời những công nghệ hiện đại để giúp các sản phẩm sự kiện đa dạng, phong phú và đạt hiệu quả cao trong chuyển tải nội dung.
- Công tác xã hội hóa trong tổ chức sự kiện, lễ hội chưa hiệu quả.
- Các sự kiện, lễ hội về Đà Nẵng, mang dấu ấn Đà Nẵng còn hạn chế. Thiếu các sự kiện dành cho giới trẻ như: các hoạt động nghệ thuật đường phố về đêm trong lĩnh vực nhạc under ground, hội họa đường phố, nhảy, múa đường phố... kết hợp với các hình thức kinh tế đêm, kéo dài đời sống về đêm tại thành phố.
- Tính chất và hình thức tổ chức sự kiện, áp dụng các kỹ thuật mới, hiện đại trong quá trình tổ chức sự kiện chưa cập nhật kịp thời các xu hướng mới của quốc tế, chưa có nhiều yếu tố giao lưu hòa nhập quốc tế.
- Dịch COVID-19 trong 02 năm gần đây cũng là một khó khăn, thách thức lớn đối với ngành sự kiện bởi toàn bộ các hoạt động gần như “tê liệt”, doanh nghiệp thiệt hại lớn về doanh thu; các hoạt động sự kiện, lễ hội, đặc biệt là dịp những ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng gần như bị ngưng trệ; tính chủ động trong triển khai gặp khó khăn khiến các hoạt động không đạt được những kết quả mong muốn mà lại thiệt hại về kinh phí nặng nề.
3. Cơ hội
- Lãnh đạo các cấp của thành phố đã và đang dành nhiều sự quan tâm, đầu tư ngày càng lớn cho lĩnh vực văn hóa - thể thao, trong đó có mảng sự kiện, lễ hội. Điều này được thể hiện rõ ở quan điểm chỉ đạo cũng như định hướng xây dựng và phát triển thành phố trong giai đoạn tới tại các chương trình hành động, kế hoạch để thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Là thành phố trọng điểm miền Trung, Đà Nẵng luôn được các cơ quan, đoàn thể Trung ương tin tưởng, chọn là nơi đăng cai tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao, các sự kiện văn hóa - chính trị. Đây là cơ hội không nhỏ để toàn thành phố được thụ hưởng, tiếp cận, phối hợp triển khai công tác tổ chức... nhằm mang lại những phúc lợi cho toàn thể nhân dân thành phố.
- Du lịch tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm gần đây cùng với việc triển khai thành công các chương trình xây dựng nếp sống văn hoá văn minh đô thị, xây dựng con người Đà Nẵng hoà ái, thân thiện, để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách cũng là một cơ hội lớn, giúp Đà Nẵng tiếp tục là lựa chọn yêu thích của các nhà tổ chức sự kiện cũng như dễ dàng đăng cai được những sự kiện quy mô, đặc sắc.
4. Thách thức
- Bên cạnh hai trung tâm sự kiện lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đã có sự xuất hiện của rất nhiều tỉnh, thành khác cũng xác định sự kiện là một trong những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong bối cảnh các địa phương trong cùng khu vực, vùng, miền có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên - xã hội, các sự kiện chưa có nhiều bứt phá về mặt nội dung thì sự “trỗi dậy” của nhiều trung tâm sự kiện sẽ là một thách thức, cạnh tranh lớn cho Đà Nẵng.
- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, mạng xã hội và sự hội nhập quốc tế sâu rộng khiến thế giới trở nên “phẳng”, dễ tiếp cận, đòi hỏi các địa phương phải thực sự có những bản sắc riêng, độc đáo với những lợi thế cạnh tranh nổi trội mới có thể hấp dẫn, thu hút các đối tác/nhà tổ chức sự kiện lựa chọn là điểm đến cho những sự kiện của mình. Điều này đòi hỏi Đà Nẵng phải thực sự có những nỗ lực để tạo nên sự khác biệt mới có thể cạnh tranh, thu hút và duy trì vị trí của mình trong ngành công nghiệp này. Bên cạnh đó, công nghệ số khiến nhiều người dân mất dần thói quen tham gia trực tiếp các sự kiện, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay.
- Các hoạt động văn hóa, giải trí vẫn còn đóng vai trò thứ yếu trong suy nghĩ của người dân địa phương nói riêng và cả nước nói chung nên họ chưa mạnh dạn chi trả cho các hoạt động đó; đa phần hưởng thụ các hoạt động thông qua các hoạt động rộng rãi, mang tính cộng đồng hoặc được mời miễn phí. Điều này cũng là một rào cản lớn cho những nhà tổ chức sự kiện khi khó có thể triển khai những sự kiện độc đáo, mới lạ thường đi kèm với chi phí tổ chức lớn.
- Việc tổ chức các sự kiện, lễ hội lớn thường đi kèm với những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên như vấn đề rác thải, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí. Các sự kiện không được nghiên cứu, quản lý tốt có thể phá hỏng các di sản, di tích - nơi diễn ra sự kiện, lễ hội. Bên cạnh đó, cũng sẽ dẫn đến sự du nhập của văn hóa ngoại lai, có thể thay đổi hành vi, ứng xử của cộng đồng văn hóa địa phương.
I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC SỰ KIỆN, LỄ HỘI
1. Xu hướng
Sự phát triển của khoa học công nghệ cùng sự thay đổi nhanh chóng trong thị hiếu, nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của công chúng, đặc biệt là từ các khán giả thuộc thế hệ Thiên niên kỷ trở đi và sự xuất hiện hi hữu của dịch bệnh COVID-19 đã khiến xu hướng tổ chức sự kiện thay đổi nhanh chóng và đặt ra nhiều yêu cầu khiến các địa phương, các đơn vị tổ chức sự kiện cần có nghiên cứu kỹ lưỡng và thay đổi phương thức, nội dung sự kiện để đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Các sự kiện hiện đã và đang phát triển theo những xu hướng sau:
- Dịch bệnh COVID-19 đã thay đổi hoàn toàn cục diện của ngành công nghiệp sự kiện toàn cầu, buộc các nhà tổ chức phải thay đổi phương thức tổ chức, theo hướng phụ thuộc nhiều vào nền tảng số. Các sự kiện tăng cường ứng dụng công nghệ và kết hợp linh hoạt giữa trực tuyến và trực tiếp để hạn chế những trở ngại về thời gian, không gian vật lý, đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tham gia. Bên cạnh đó, mạng xã hội đang là mạng lưới kết nối khổng lồ, giúp sự kiện lan tỏa đến với nhiều người. Vì vậy, việc kết hợp mạng xã hội vào sự kiện giúp sự kiện trở nên được thông tin rộng rãi với cộng đồng. Đây hứa hẹn sẽ là một trong những xu hướng tổ chức sự kiện được lựa chọn.
- Ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức sự kiện là xu hướng tổ chức sự kiện đang rất được ưa chuộng trong thời điểm hiện nay. Các công nghệ thông minh trên điện thoại, laptop hay công nghệ VR, 3D mapping, hologram... được ứng dụng xuyên suốt và trở thành điểm nhấn cho sự kiện, tạo trải nghiệm đáng nhớ cho khách mời tham dự.
- Các sự kiện hướng đến tính bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguyên, vật liệu trong công tác triển khai cũng như cân nhắc kỹ những hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng và tác động tiêu cực đến môi trường; lồng ghép nhiều nội dung, thông điệp kêu gọi cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, thực hành “lối sống xanh” và nâng cao trách nhiệm cá nhân đối với môi trường sống xung quanh.
- Thị hiếu của các đối tượng khán giả mục tiêu (giới trẻ) cũng đã có nhiều thay đổi. Họ dễ chịu ảnh hưởng bởi người nổi tiếng/người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, họ mong muốn các trải nghiệm được cá nhân hóa, sẵn sàng chi tiền để có trải nghiệm VIP, quan tâm đến văn hóa truyền thống, có trách nhiệm cộng đồng... Vì vậy, các sự kiện cũng cần quan tâm và thiết kế nội dung để đáp ứng những nhu cầu đó.
- Xuất phát từ nhu cầu đa dạng hóa các trải nghiệm trong cùng một sự kiện, các sự kiện ngày nay thường cần kết hợp nhiều loại hình hoạt động trong một sự kiện. Ví dụ, khi tham dự một sự kiện thể thao, sau những tranh đấu căng thẳng, khán giả thường cần những phút thư giãn nhẹ nhàng cùng âm nhạc, thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật hoặc được thưởng thức các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thư giãn tại chỗ.
- Tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức kéo dài về khuya nhằm giảm thiểu những áp lực đối với cơ sở hạ tầng, giao thông và đặc biệt là tạo ra những trải nghiệm mới, lạ, đặc sắc cho người dân và du khách.
2. Định hướng các sự kiện, lễ hội gắn với phát triển kinh tế đêm tại thành phố
Xu hướng phát triển kinh tế ban đêm là một cơ hội không thể bỏ lỡ, việc phát triển kinh tế đêm có sự quy hoạch và đồng bộ là giải pháp lớn để tăng cường phát triển kinh tế, kiểm soát, hạn chế được những tác động tiêu cực như: xung đột âm thanh, an ninh trật tự, môi trường...
Từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đã khẳng định kinh tế đêm mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế - văn hoá - xã hội. Ở góc độ kinh tế, tác động tích cực thông qua tạo thêm nhiều việc làm, tái thiết, phát triển khu vực đô thị, khuyến khích tiêu dùng nội địa, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của khách du lịch và tạo nguồn thu thuế cho địa phương. Nhiều lĩnh vực sáng tạo công nghiệp đã phát triển như: phim ảnh, âm nhạc, các công việc thiết kế và xuất bản. Đồng thời, doanh thu từ khách du lịch có thể đạt số lượng lớn. Anh quốc là một điển hình phát triển kinh tế đêm trên thế giới. Ước tính, các hoạt động kinh tế đêm đã đóng góp khoảng 66 tỷ bảng Anh vào năm 2009, tạo ra 1,3 triệu việc làm[10]. Tương tự, theo khảo sát của Công ty du lịch Viettravel (Việt Nam), doanh thu sản phẩm dịch vụ du lịch ban ngày của Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 30%, trong khi đó 70% còn lại nằm ở khung giờ đêm. Từ góc độ văn hoá - xã hội, các hoạt động giải trí vào ban đêm giúp người dân thấy hạnh phúc, vui vẻ hơn và thành phố sống động hơn. Ban đêm cũng là khoảng thời gian cơ bản để tăng cường giao tiếp xã hội và phát triển ý thức bản thân, đặc biệt là cho giới trẻ. Theo đó, khung thời gian ban đêm không chỉ để người dân nghỉ ngơi sau một ngày làm việc, mà có thể chủ động tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của bản thân. Với cách tiếp cận phát triển kinh tế ban đêm chủ động hơn, có thể mở đường cho những cơ hội mới để có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Kinh tế ban đêm còn được coi là một lĩnh vực quan trọng nhằm thu hút nhân tài, giới kinh doanh, khách du lịch và quảng bá văn hóa đất nước. Chẳng hạn, 20% khách du lịch đến Vương quốc Anh tham gia các hoạt động ban đêm như ăn uống và chơi đêm; con số tương ứng ở thành phố Berlin là 35% và ước tính có khoảng 150.000 người ghé thăm thành phố vào ban đêm mỗi cuối tuần. Bên cạnh đó, nếu đi kèm với quy hoạch hợp lý, phát triển “xã hội 24 giờ” cũng giúp giảm thiểu hiện tượng quá tải cơ sở hạ tầng và tắc đường vào ban ngày. Kinh tế ban đêm còn giúp chỉnh trang đô thị thông qua đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng công cộng để có thể sử dụng 24 giờ/ngày.[11]
Tại thành phố Đà Nẵng, từ năm 2019, chính quyền thành phố đã nghiên cứu, triển khai nhiều giải pháp, chính sách, mô hình quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế ban đêm phát triển, khuyến khích kích cầu du lịch, tạo mới các sản phẩm phục vụ nhu cầu của người dân, trong đó gồm triển khai Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại thành phố Đà Nẵng. Theo đó, Đề án xác định 04 nhóm hoạt động/dịch vụ đặc trưng (hoạt động/dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí; dịch vụ ăn uống; mua sắm và tham quan du lịch ban đêm) phân bố theo không gian và kết nối các địa điểm thành chuỗi các hoạt động như:
- Phố du lịch An Thượng và các hoạt động đêm khu vực biển: sẽ tạo không gian mở, đa văn hóa với các hoạt động âm nhạc, ẩm thực, vũ hội... mang phong cách quốc tế;
- Tuyến đi bộ từ đường Bạch Đằng - cầu Nguyễn Văn Trỗi - đường Trần Hưng Đạo: sẽ tổ chức các triển lãm, chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật;
- Tuyến đường ven biển Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa - Nguyễn Tất Thành sẽ tổ chức các hoạt động thể thao biển, các trải nghiệm... Các sự kiện, lễ hội cần phải đổi mới trong đó chú trọng việc đổi mới theo hướng liên kết, mở rộng quy mô, hấp dẫn về nội dung và tăng tính tương tác, hạn chế mùa vụ;
- Hình thành các sự kiện, lễ hội mang tính thương hiệu, tạo sự khác biệt để gắn kết với không gian phát triển kinh tế đêm và trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của thành phố.
Theo Báo cáo Khảo sát du lịch nội địa Đà Nẵng dưới tác động của dịch bệnh COVID-19 và Kế hoạch xúc tiến du lịch năm 2021 của Sở Du lịch Đà Nẵng[12], khách nội địa vẫn chiếm thị phần lớn tại Đà Nẵng. Đối tượng chính bao gồm khách gia đình, khách nhóm trẻ đi trải nghiệm; khách M.I.C.E của các đơn vị đến tổ chức sự kiện, hội nghị tại Đà Nẵng. Du khách trong độ tuổi 21-30 chiếm tỷ lệ cao nhất (52,2%), tiếp theo là độ tuổi 31- 40 (31,2%) và 41-50 (8,3%). Đây là những nhóm tuổi có độc lập về kinh tế và có sở thích đi du lịch. Đối với thị trường quốc tế, thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông, Macao) vẫn là những ưu tiên trọng điểm với các đối tượng khách gồm khách chất lượng cao (đối với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), khách đi tự túc - FIT (đối với Hàn Quốc), khách công vụ (đối với Hồng Kông và Macau).
Theo khảo sát trên, 50% nhóm khách hàng mục tiêu của du lịch Đà Nẵng đề xuất cần đa dạng hóa và kéo dài thời gian cho các loại hình giải trí về đêm, các lễ hội hoặc các sự kiện ẩm thực, âm nhạc, mỹ thuật dành cho khách là người dân địa phương lẫn du khách.
Nhận thức được các vấn đề trên, các nội dung được đề xuất tại Đề án này đều được cân nhắc dựa trên các yếu tố liên quan đến việc bảo tồn, phát triển các sản phẩm sự kiện nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế đêm tại thành phố như không gian tổ chức sự kiện, đối tượng và đặc tính, nhu cầu của các đối tượng khách mục tiêu của thành phố trong thời gian tới.
1. Lễ hội truyền thống
Trong những năm qua, lễ hội truyền thống trên địa bàn thành phố đã giúp khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi của các lễ hội dân gian, đáp ứng được nhu cầu văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân, đã có một số lễ hội đã trở thành sản phẩm du lịch của thành phố. Tuy nhiên, vẫn còn một số lễ hội trong quá trình xây dựng và phát triển, đang dần đánh mất một số bản sắc vốn có của nó, hành chính hóa các nghi lễ, không bảo tồn được giá trị cốt lõi. Bên cạnh việc lồng ghép các nghi lễ hành chính, thủ tục còn rườm rà, nội dung chưa được đầu tư nghiêm túc, sao chép trong nhiều mùa lễ hội trước đã khiến cho công chúng, đặc biệt là giới trẻ, không có nhiều hào hứng đối với những sự kiện này.
Để phát huy giá trị vốn có và khắc phục hạn chế trong tổ chức lễ hội, trong thời gian tới nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương cần:
- Chọn lựa 02 lễ hội truyền thống tiêu biểu là Lễ hội Quán Thế Âm và Lễ hội Cầu Ngư đầu tư, mở rộng quy mô để trở thành sản phẩm du lịch, gắn hoạt động văn hóa lễ hội với hoạt động phát triển du lịch và kinh tế đêm.
- Tiếp tục nghiên cứu phát huy những mặt đạt được trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội, khắc phục hạn chế, mở rộng quy mô và đa dạng hóa nội dung lễ hội thông qua việc điều tra, nghiên cứu, khôi phục các nghi thức truyền thống, các giá trị phi vật thể, các hoạt động văn hóa thể thao dân gian mang tính đặc trưng của từng lễ hội ở mỗi địa phương;
- Xây dựng cơ chế quản lý, tổ chức của lễ hội phù hợp với quy mô, tính chất đặc điểm của từng lễ hội. Trên cơ sở hỗ trợ của nhà nước, cần phải huy động mọi nguồn lực xã hội, đóng góp của các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế trên địa bàn trên nguyên tắc: nhà nước quản lý, chỉ đạo và điều hành; nhân dân tổ chức thực hiện.
2. Sự kiện, lễ hội ngoại giao văn hóa
2.1. Lễ hội Giao lưu Văn hóa Việt - Nhật
Được tổ chức từ năm 2017 đến nay, lễ hội đã góp phần tăng cường hiểu biết, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung, làm sâu sắc, thắt chặt thêm quan hệ hữu nghị giữa Đà Nẵng và các địa phương của Nhật Bản nói riêng; đồng thời qua đó góp phần xúc tiến, thu hút khách du lịch quốc tế, đặc biệt là du khách Nhật Bản đến Đà Nẵng. Công tác xã hội hóa, kêu gọi doanh nghiệp tham gia lễ hội còn hạn chế.
Định hướng trong thời gian tới: Phát triển thành một sự kiện giao lưu toàn diện về văn hóa, nghệ thuật, du lịch với việc tiếp tục mở rộng quy mô lễ hội, đa dạng nội dung và thành phần tham gia (không chỉ bó hẹp tại địa phương mà thu hút sự tham gia của các cá nhân, tổ chức ở các địa phương lân cận và hai trung tâm lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trước mắt có thể thí điểm phối hợp với thành phố Hội An tổ chức lễ hội này); tăng cường các hoạt động tương tác - giao lưu trực tiếp và trực tuyến từ các nghệ sĩ, nghệ nhân của hai nước, trong đó chú trọng việc lồng ghép các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống đặc trưng của 02 quốc gia chẳng hạn như đưa kịch Nor và Tuồng lên cùng một sân khấu. Lễ hội cũng sẽ là một kênh xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động trưng bày, triển lãm, hội thảo, tọa đàm mở rộng mạng lưới kinh doanh, hợp tác giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp có quan tâm đến thị trường Đà Nẵng, Việt Nam và ngược lại.
2.2. Liên hoan nghệ thuật người nước ngoài tại Đà Nẵng
Đây là Liên hoan định kỳ được tổ chức từ năm 2017, qua 4 lần tổ chức, sự kiện đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa các cộng đồng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân thành phố. Tuy nhiên, cộng đồng người nước ngoài tại Đà Nẵng và vùng phụ cận tương đối hạn chế nên các hoạt động hạn chế về số lượng, chất lượng, nội dung tiết mục tham gia thiếu phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, thời điểm tổ chức cũng ít nhiều gây trở ngại cho Ban Tổ chức vì một bộ phận người nước ngoài sẽ đoàn tụ gia đình để đón mùa lễ hội giáng sinh và năm mới.
Định hướng thời gian tới: Dự kiến đổi tên thành “Ngày hội văn hóa các cộng đồng người nước ngoài tại Đà Nẵng - Expats ‘s Culture Day in Da Nang/ Big Day Out!”; chuyển thời gian sang mùa hè, chọn ngày 28/8 - Ngày Văn hóa cũng là Ngày Ngoại giao Việt Nam để tổ chức sự kiện này; mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia; nghiên cứu, lựa chọn những hoạt động thú vị, phù hợp với các cộng đồng tham gia nhằm đa dạng hóa nội dung hoạt động; tổ chức các gian hàng trưng bày, triển lãm nghệ thuật, các sản phẩm lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, giới thiệu văn hóa, ẩm thực... của các cộng đồng người nước ngoài sinh sống và làm việc tại thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận.
2.3. Lễ hội Ẩm thực quốc tế Đà Nẵng
Lễ hội Ẩm thực quốc tế là cầu nối, kênh thông tin hiệu quả để giới thiệu hình ảnh địa phương ra thế giới thông qua nét đặc sắc của ẩm thực vùng miền. Lễ hội Ẩm thực quốc tế Đà Nẵng 2019 với chủ đề “Hương vị quê hương” đã được đón nhận nồng nhiệt, hình thành một điểm nhấn mới lạ, giúp khai thác sức hút của Đà Nẵng đối với du khách trong và ngoài nước.
Định hướng trong thời gian tới: Lồng ghép Lễ hội Ẩm thực quốc tế Đà Nẵng vào chương trình Lễ hội Chào Năm mới (Sở Du lịch chủ trì) để tăng quy mô và sắc màu cho các hoạt động cuối năm.
Tùy theo chủ đề hàng năm của sự kiện sẽ quyết định thành phần và số lượng của các gian hàng tham gia. Bố trí các gian hàng ẩm thực thành các khu vực: Châu Á - Thái Bình Dương (Taste of Asia-Pacific), Châu Âu (Taste of Europe), Châu Mỹ (Taste of America), Châu Phi (Taste of Africa) hoặc theo loại hình ẩm thực: ẩm thực đường phố, ẩm thực nhà hàng, đồ ngọt, đồ uống, đồ chay... Trên cơ sở đó, sẽ thiết kế các chương trình nghệ thuật, hoạt động phụ trợ mang sắc màu của những nền văn hóa ẩm thực chủ đạo.
3. Sự kiện, lễ hội văn hóa
3.1. Lễ hội Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF)
Lễ hội Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng được tổ chức qua 10 kỳ (từ năm 2009) đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc góp phần nâng tầm thương hiệu du lịch của thành phố đối với du khách trong nước và quốc tế, đồng thời, làm phong phú đời sống tinh thần, tạo nét văn hóa cộng đồng của thành phố, hấp dẫn đối với du khách. Tuy nhiên, với không gian không thay đổi qua các năm, cách thức tổ chức chưa có sự đổi mới, kịch bản chương trình đi vào mô tip quen thuộc, khó khăn trong sáng tạo bứt phá, đáp ứng kỳ vọng của khán giả.
Định hướng trong thời gian tới: Để DIFF thật sự mới mẻ, hấp dẫn vượt trội về quy mô và tính sáng tạo, Ban tổ chức dự kiến thay đổi không gian tổ chức sự kiện này trong các năm tới. Công viên Châu Á là địa điểm khả thi với cơ sở vật chất, không gian đảm bảo để tổ chức sự kiện và các hoạt động đồng hành DIFF, thuận lợi trong điều phối giao thông, triển khai an ninh và các công tác tổ chức khác. Đồng thời, sẽ đổi mới phương thức, cách thức tổ chức, giãn thời gian, thời lượng của mỗi đêm thi; vị trí, phương tiện, số người tham gia bắn; bổ sung/ điều chỉnh các hoạt động kết hợp với pháo hoa như âm nhạc, hiệu ứng kỹ thuật, âm thanh, ánh sáng... để mang tới sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với người dân và du khách.
3.2. Trục văn hóa - lễ hội hai bên bờ sông Hàn
Các hoạt động của Trục lễ văn hóa - hội hai bên bờ sông Hàn hiện nay do các đơn vị sự nghiệp văn hóa thuộc Sở Văn hóa và Thể thao, Thành đoàn, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thành phố, UBND các quận Hải Châu, Sơn Trà tổ chức. Thời gian tổ chức trải đều cả năm tại hai bên bờ sông Hàn, tập trung chủ yếu tại hai đầu các cầu Sông Hàn, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý.
Sau hơn 05 năm triển khai trục văn hóa - lễ hội hai bên bờ sông Hàn đã tạo được điểm nhấn về không gian, tạo sự sôi nổi, đa dạng trong các hoạt động văn hóa tại hai tuyến đường Bạch Đằng và Trần Hưng Đạo - đặc biệt là các ngày cuối tuần. Tuy nhiên, cho đến nay các hoạt động thường xuyên vẫn tập trung chủ yếu vào buổi tối hai ngày cuối tuần, chưa có các hoạt động sôi nổi diễn ra vào ban ngày hoặc các hoạt động định kỳ vào tối các ngày trong tuần (thứ 2 đến thứ 6), các hoạt động chủ yếu tập trung vào hai đầu cầu Sông Hàn và cầu Rồng, các chương trình đều có thời lượng ngắn (từ 60 đến 90 phút). Các đơn vị tổ chức chưa có nhiều đổi mới mạnh mẽ, đột phá về nội dung, hình thức của hoạt động để đủ sức hấp dẫn, lôi kéo đông đảo khán giả. Các hoạt động chủ yếu sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, chưa khai thác được nguồn lực từ các doanh nghiệp.
Định hướng trong thời gian tới: Tiếp tục điều chỉnh, phân khu các hoạt động tại đây theo hướng kéo giãn các hoạt động về phía Nam của sông Hàn, tiến dần về cầu Tiên Sơn và cầu Hòa Xuân (thuộc địa bàn các quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ) nhằm kéo dài không gian lễ hội, tổ chức thêm các hoạt động tại những điểm cảnh quan mới (như khu vực công viên cầu Nguyễn Văn Trỗi, các sàn cảnh quang tại đường Bạch Đằng nối dài...) để giảm bớt tình trạng kẹt xe, tập trung quá đông người tại những điểm chính trên trục lễ hội này. Đồng thời, chủ động triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động hiện có, mở rộng quy mô, kết hợp các hoạt động có tính tương đồng thành một chuỗi sự kiện, khắc phục những tồn tại trong công tác tổ chức, chú trọng công tác tuyên truyền và phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức sự kiện nhằm đa dạng hóa các hoạt động và nguồn kinh phí xã hội hóa.
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp trên, Sở sẽ định hướng sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật; chỉ đạo các đơn vị khuyến khích sáng tác, dàn dựng, biểu diễn các chương trình, tác phẩm mới có chất lượng cao, phù hợp với chủ đề, quy mô, tính chất của từng chương trình đã có, bổ sung thêm các hoạt động mới mang tính đặc sắc vừa đảm bảo yếu tố văn hóa truyền thống vừa mang hơi thở hiện đại, cụ thể như sau:
a) Liên hoan “Hô hát Bài Chòi thành phố mở rộng”
- Đơn vị tổ chức: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố.
- Thời gian: Vào tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm.
- Địa điểm: Sàn cảnh quan phía Nam bờ Đông cầu Sông Hàn.
- Nội dung hoạt động: Thi diễn xướng Nghệ thuật hô hát Bài Chòi với hình thức sân khấu hóa, trình diễn trên sân khấu theo mô hình thực cảnh. Thành phần tham gia gồm các trường học, các câu lạc bộ Dân ca Bài Chòi trong và ngoài thành phố. Đây là hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật hô hát Bài Chòi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, là sân chơi thường niên và bổ ích để các đơn vị có dịp giao lưu, lựa chọn những hạt nhân ưu tú để truyền đạt, gìn giữ di sản đã được Unesco ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
b) Chương trình nghệ thuật thực cảnh với chủ đề: “Phúc thần Thoại Ngọc Hầu”/ Huyền thoại làng cá
- Đơn vị chỉ đạo: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị thực hiện: Mời đơn vị có đủ năng lực thực hiện.
- Thời gian: Các ngày cuối tuần, triển khai từ năm 2023.
- Địa điểm: Tại khu vực Đình làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu hoặc khu vực bờ sông Hàn sát địa điểm này.
- Nội dung: Xây dựng hoạt cảnh liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Văn Thoại hoặc liên quan đến việc nuôi trồng, đánh bắt hải sản của ngư dân từ xưa đến nay. Nội dung nghệ thuật khai thác các loại hình tiêu biểu như: múa, xiếc, hát Dân ca Bài Chòi/Tuồng, Cải lương Nam bộ... Thông qua các hoạt động tái hiện được thân thế và sự nghiệp của một danh tướng đã có công rất lớn trong công cuộc gìn giữ và khai phá vùng đất phía Nam của Tổ quốc.
c) Chương trình “Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng”
“Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng” được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đưa di sản đến gần hơn với công chúng địa phương thông qua những không gian triển lãm, các hoạt động trải nghiệm, khám phá thực tế hấp dẫn.
- Đơn vị tổ chức: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị thực hiện: Bảo tàng Đà Nẵng.
- Thời gian: Tháng 11 hàng năm.
- Địa điểm: Bảo tàng Đà Nẵng.
- Nội dung hoạt động: Với điểm nhấn là các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể nổi bật của thành phố, tùy theo chủ đề hàng năm sẽ tổ chức các hoạt động giới thiệu di sản như triển lãm, trình diễn nghệ thuật, trang phục truyền thống, cuộc thi tìm hiểu về di sản văn hóa, các hoạt động trải nghiệm khám phá. Bên cạnh đó là các hoạt động giao lưu, nói chuyện chuyên đề, không gian check - in tái hiện các mô hình, quang cảnh di sản văn hóa theo chủ đề hàng năm. Sau khi hoạt động đi vào ổn định, tiếp tục nghiên cứu mở rộng quy mô, đa dạng hóa các hoạt động như mở rộng không gian trưng bày các cổ vật, bảo vật kết hợp với các hoạt động học thuật liên quan đến bảo tàng.
d) Ngày hội Văn hóa đọc Đà Nẵng
“Ngày hội Văn hóa đọc” được triển khai với mục đích khuyến khích, nhân rộng phong trào văn hóa đọc trên địa bàn thành phố; truyền cảm hứng yêu thích, làm bạn với sách cho khán giả tham quan thông qua những không gian triển lãm, các hoạt động tương tác và những trải nghiệm thú vị khi đọc sách ở những không gian công cộng thoáng đãng.
- Đơn vị tổ chức: Ủy ban nhân dân thành phố
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Mời đơn vị có đủ năng lực thực hiện.
- Thời gian: Vào tháng 9 hàng năm.
- Địa điểm: Công viên bờ Đông cầu Rồng (Khu đất trống đường Trần Hưng Đạo và Lý Nam Đế), quận Sơn Trà.
- Nội dung hoạt động: Ngày Hội Văn hóa đọc hội tụ đầy đủ các loại hình sách với nhiều thể loại, chủ đề khác nhau, phù hợp mọi đối tượng đọc: Sách cổ, sách in hiện đại, sách điện tử, sách cho người khiếm thị với phương châm “Hình thức đọc đa dạng - Nội dung đọc phong phú”, “Không gian đọc sách không giới hạn - Đọc sách mọi lúc mọi nơi”; được thể hiện phong phú qua các không gian đọc khác nhau như: Tái hiện không gian đọc ngày xưa, không gian đọc hiện đại với các loại sách in, không gian đọc gia đình “Gia đình cùng nhau đọc sách”, không gian đọc trên các phương tiện công cộng, không gian đọc thiên nhiên, không gian trải nghiệm sách online - trò chơi công nghệ: không gian xe sách lưu động, không gian văn hóa đọc lều hơi di động và art - interative colored painting. Ngoài ra còn có các hoạt động đồng hành như: Cuộc thi kể chuyện theo sách, làm clip bình luận sách trực tuyến; Trò chơi vận động, khu trò chơi công nghệ, triển lãm ảnh, sân khấu lễ hội, giao lưu với các tác giả nổi tiếng và các đại sứ Văn hóa Đọc của Đà Nẵng trong những năm vừa qua.
e) Chương trình nghệ thuật sắp đặt
- Đơn vị tổ chức: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố.
- Thời gian: Vào tháng 5, 7, 9 thường niên.
- Địa điểm: Vỉa hè phía Bắc, bờ Đông cầu Rồng, đường Trần Hưng Đạo.
- Nội dung hoạt động: Tổ chức các cụm sắp đặt nghệ thuật với những vật liệu khác nhau như nón lá, lốp xe, nhựa sử dụng một lần, nông ngư cụ vv... kết hợp với trang trí điện chiếu sáng mang tính thẩm mỹ, nghệ thuật cao thể hiện các chủ đề ca ngợi về quê hương đất nước, các thông điệp tích cực về môi trường, các vấn đề xã hội.
- Định hướng trong thời gian tới: Nghiên cứu, mở rộng không gian thực hiện, kết hợp cả trên bờ và dưới nước, tăng thời gian triển khai duy trì các cụm sắp đặt, nghiên cứu sử dụng các vật liệu sắp đặt thân thiện môi trường, có tính bền vững kết hợp thêm hệ thống đèn LED mang tính thẩm mỹ và nghệ thuật cao, đèn hoa đăng để tăng tính hấp dẫn của chương trình về đêm. Bên cạnh đó, kết hợp triển khai âm nhạc đường phố, bố trí các họa sĩ vẽ và giao lưu nhằm tăng mật độ tương tác cùng khán giả lên các cụm sắp đặt.
g) Các điểm âm nhạc kết hợp với thiên nhiên
- Đơn vị tổ chức: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, UBND quận Sơn Trà.
- Đơn vị thực hiện: Đơn vị có năng lực thực hiện.
- Thời gian: Từ Quý I, II, III hàng năm; định kỳ 02 đêm cuối tuần.
- Địa điểm: Chọn một địa điểm thuộc Bán đảo Sơn Trà, cầu Nguyễn Văn Trỗi, một số địa điểm trên tuyến đường Bạch Đằng nối dài để dựng sân khấu quy mô nhỏ, dễ tương tác với khán giả.
- Nội dung hoạt động: Nội dung biểu diễn sẽ đi theo từng chủ đề, khách mời là những nghệ sĩ nổi tiếng đối với những dòng nhạc tương ứng được chọn theo chủ đề của từng đêm diễn. Khán giả được hoà mình vào thiên nhiên ở những vị trí có cảnh quan nổi bật, độc đáo của thành phố, thưởng thức âm nhạc và ẩm thực nhẹ nhàng.
3.3. Chương trình nghệ thuật trong các nhà hát
a) Các chương trình nghệ thuật (show diễn) truyền thống của Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh
Với mong muốn xây dựng các chương trình nghệ thuật đặc sắc tạo thành sản phẩm du lịch, từng bước đưa Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh thành điểm đến của du khách, Nhà hát đã xây dựng 02 show diễn phục vụ khách du lịch tại Nhà hát gồm chương trình “Hồn Việt” và “Trầm tích sông Hàn”. Đây là hai chương trình tổng hợp, phù hợp với nhiều lứa tuổi nhưng vẫn mang nét đặc trưng của nghệ thuật Tuồng truyền thống.
Bên cạnh chương trình biểu diễn chính thức, sẽ có các hoạt động phụ trợ như: tham quan không gian truyền thống của Nhà hát, chụp hình cùng nghệ sĩ, hướng dẫn vẽ mặt Tuồng và không gian lưu niệm bán các loại mặt nạ, mô hình nhạc cụ truyền thống...Việc hình thành các show diễn này được kỳ vọng sẽ góp phần giới thiệu, bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống, tạo thêm một sản phẩm du lịch về đêm, góp phần đưa Nhà hát trở thành điểm đến trong lộ trình tham quan của du khách khi đến Đà Nẵng.
Định hướng trong thời gian tới: tiếp tục ổn định chương trình phục vụ khách du lịch tại nhà hát, tăng tần xuất phục vụ, tổ chức các khung giờ phù hợp với yêu cầu của các đơn vị lữ hành. Nâng cao chất lượng, bổ sung lực lượng nghệ sỹ trẻ, tăng tính hấp dẫn cho chương trình. Chú trọng công tác truyền thông, quảng bá.
b) Cuộc thi “Giọng hát hay Đà Nẵng mở rộng” (Da Nang Voice)
Cuộc thi được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2019 tại Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng với tần suất dự kiến 02 năm một lần.
Cuộc thi dành cho công dân Việt Nam có độ tuổi từ 16 đến 45, nhằm tìm kiếm và bồi dưỡng những tài năng thanh nhạc, tạo ra một sân chơi chuyên nghiệp, lành mạnh, bổ ích, góp phần định hướng thẩm mỹ âm nhạc trong giới trẻ, nhất là thanh niên thành phố; góp phần thỏa mãn nhu cầu giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật của những người có khả năng thanh nhạc; tăng cường tính chuyên nghiệp, định hướng hướng đi phù hợp trong con đường nghệ thuật với cuộc sống đương đại. Đây cũng là bước khởi đầu, là xuất phát điểm của những người yêu ca hát trong con đường theo đuổi nghệ thuật.
Định hướng trong thời gian tới: Dự kiến tổ chức 02 năm/lần. Cuộc thi được định hướng mở rộng quy mô, nâng cấp chất lượng nghệ thuật, tìm kiếm đối tác truyền thông uy tín để nâng tầm, xây dựng trở thành một sự kiện thương hiệu trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật tại miền Trung - Tây Nguyên.
c) Chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang “Áo dài show”
Chương trình do Công ty Cổ phần VKSTAR tổ chức từ năm 2019 tại Nhà Văn hóa quận Ngũ Hành Sơn với thời lượng 70 phút, show diễn nghệ thuật về áo dài truyền thống, đặc trưng với tên gọi “Áo dài Show” nhằm quảng bá nét đẹp của áo dài Việt Nam.
Chương trình không chỉ giới thiệu đến du khách vẻ đẹp của tà áo dài Việt Nam qua các thời kỳ, “Áo dài Show” còn là một chương trình tổng hợp về truyền thông Huế với các tiết mục múa chén, múa quạt, dâng rượu và hoạt cảnh dân gian của người Huế xưa cho đến hoạt cảnh hiện đại ngày nay. Chương trình còn có sự giao lưu, tương tác, chia sẻ và trải nghiệm với khán giả về văn hóa cung đình. Chương trình đã bước đầu tạo được dấu ấn tại Đà Nẵng và thu hút được du khách.
Định hướng trong thời gian tới: Để tạo sự đa dạng, phong phú cho chương trình, đơn vị tổ chức sẽ tiếp tục nghiên cứu, khai thác những góc nhìn đa chiều về lịch sử chiếc áo dài và những câu chuyện gắn liền với nó, thường xuyên thay đổi kịch bản, trang phục thiết kế trong show diễn; tăng tần suất phục vụ khán giả, ổn định về giá và có các gói khuyến mãi phù hợp cho từng đối tượng để thu hút khách.
d) Show diễn “Đà Nẵng quyến rũ - Charming DaNang”
Từ năm 2016, show diễn chính thức được Công ty TNHH Sao Hoàng Nguyên tổ chức tại số 02 đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ. “Đà Nẵng quyến rũ - Charming DaNang” mang lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời, đưa du khách đến với một hành trình du lịch đầy màu sắc với những tà áo dài, nón lá, hoa sen, văn hóa Champa..., giới thiệu đến du khách về nét đẹp con người, thiên nhiên cuốn hút của thành phố biển Đà Nẵng. Qua 05 năm triển khai, show diễn đã đem lại sự hài lòng cho người xem và thu hút lượng du khách rất lớn, nhất là du khách Trung quốc và Hàn Quốc.
Định hướng trong thời gian tới: Tiếp tục quảng bá, thu hút khách từ các thị trường khách khác; định kỳ thay đổi nội dung biểu diễn (30% mỗi năm), nâng cao hơn nữa về chất lượng chuyên môn của các nghệ sĩ, biên đạo, các tác phẩm, tăng cường các hiệu ứng, kỹ xảo, kỹ thuật trên sân khấu... được sử dụng trong chương trình.
3.4. Các lễ hội mùa hè
a) Chương trình Lễ hội “Tuyệt vời Đà Nẵng”
Lễ hội “Tuyệt vời Đà Nẵng” được hình thành năm 2020 nhằm tạo sản phẩm du lịch mới cho du khách, kích cầu du lịch hậu Covid - 19. Dự kiến, sự kiện sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian đến như một sản phẩm du lịch chủ lực trong mùa du lịch.
- Đơn vị tổ chức: Sở Du lịch.
- Thời gian tổ chức: Tháng 6 hoặc 7 hàng năm.
- Địa điểm tổ chức: Công viên Biển Đông, bãi biển Mỹ An.
- Nội dung:
+ Không gian ẩm thực: với sự tham gia của các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh hoạt động kinh doanh sẽ có các không gian trải nghiệm làm nghệ nhân Đà thành, các chương trình kích cầu du lịch và ẩm thực.
+ Lễ hội bia (Chill cùng không gian bia).
+ Không gian hóa trang “Lạc vào xứ sở thủy cung”: Tổ chức không gian hóa trang, trình diễn hóa trang các trang phục duyên dáng, đa màu sắc của biển. Đồng thời, tạo không gian cho du khách check in với một số mô hình sinh vật biển, thuyền sub và người mẫu.
+ Lễ hội Carnaval đường phố được diễn ra từ Công viên Biển Đông (khu vực Tượng mẹ Âu Cơ) đến ngã ba Võ Nguyên Giáp - Nguyễn Văn Thoại (Chiều dài tuyến đường 1.6km) với sự tham gia từ 100 đến 300 nghệ sĩ, vũ công, nhạc công trong những bộ trang phục sặc sỡ với những màn trình diễn theo vũ điệu và tiết tấu của những bản nhạc của Việt Nam và thế giới.
+ Giải đua Amazing Race do UBND quận Sơn Trà tổ chức tại khu vực biển quận Sơn Trà và cung đường bán đảo Sơn Trà. Giải đua gồm 03 môn phối hợp bao gồm vượt chướng ngại vật, xe đạp leo núi, chạy chân trần trên cát. Thành phần tham gia thi là các vận động viên chuyên và không chuyên trên địa bàn Đà Nẵng. Nội dung thi đồng đội (03 môn phối hợp) và cá nhân (đăng ký thi từng môn).
Định hướng trong thời gian tới: Tiếp tục tổ chức, đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng chuỗi các hoạt động; xây dựng theo chủ đề, chủ điểm, khu trú và xác định những hoạt động điểm nhấn để đầu tư và phát triển sâu nội dung, quy mô.
b) Lễ hội Diều - Đà Nẵng sắc màu
Trong những năm qua, lễ hội Diều “Sắc màu Đà Nẵng” đã góp phần tạo thêm sự đa dạng cho các hoạt động tại các bãi biển Đà Nẵng trong mùa du lịch biển, phục vụ nhu cầu giải trí của du khách, người dân thành phố. Lễ hội Diều đã tạo sân chơi, kết nối các Câu lạc bộ diều tại các tỉnh, thành trong cả nước, tạo tiền đề tổ chức lễ hội có quy mô lớn hơn trong tương lai.
- Đơn vị chỉ đạo: Sở Văn hóa và Thể thao
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh (Sở Văn hóa và Thể thao)
- Thời gian tổ chức: Tháng 8 hàng năm.
- Địa điểm tổ chức: Khu vực tượng mẹ Âu Cơ, Công viên Biển Đông, đường Võ Nguyên Giáp.
Định hướng trong thời gian tới: Duy trì lễ hội với những hoạt động chính là thi thả diều, trưng bày diều, thi trang trí diều và các hoạt động phụ trợ mang sắc màu dân gian; tiếp tục nâng cấp quy mô, đối tượng tham gia, phương thức tổ chức; mở rộng kết nối, mời các câu lạc bộ, hội, nhóm chơi diều trên cả nước tham gia để nâng tầm lễ hội.
c) Lễ hội Bong Bóng (dành cho thiếu nhi)
Lễ hội bong bóng mang đến một thế giới rực rỡ sắc màu dành cho các em thiếu nhi và gia đình thông qua các hoạt động nghệ thuật, tạo hình bong bóng độc đáo và những không gian trải nghiệm mang sắc màu cổ tích.
- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Thời gian: Cuối tháng 5 hoặc ngày 01/6.
- Địa điểm: Công viên Biển Đông.
- Nội dung:
+ Diễu hành đường phố: đội kèn, trống, nghi thức đi đầu, theo sau là các nhân vật cổ tích/ chú hề đi cà kheo, các mô hình xe mô phỏng theo thế giới cổ tích, các em thiếu nhi trong trang phục các công chúa, tạo hình búp bê thổi bong bóng xà phòng tham gia diễu hành.
+ Không gian lễ hội gồm các khu vực: văn hóa dân gian, nhà phao, trò chơi vận động, bong bóng xà phòng khổng lồ, tạo hình bong bóng, tò he, lâu đài cổ tích, thế giới đồ chơi, khu sân khấu thời trang và biểu diễn nghệ thuật gồm các tiết mục ca hát, kịch, rối cạn dành cho thiếu nhi.
+ Cosplay nhân vật cổ tích Việt Nam và thế giới, tạo hình búp bê, nhân vật truyện tranh dành cho thiếu nhi.
3.5. Lễ hội Chào Năm mới
a) Lễ hội Chào năm mới
Lễ hội Chào năm mới được tổ chức năm 2021 đã mang đến cho người dân và du khách nhiều trải nghiệm mới mẻ, là hoạt động kích cầu, khôi phục hoạt động du lịch thành phố và khơi dậy tinh thần cho người dân trong thời khắc chào đón năm mới. Tiếp nối thành công đó, Lễ hội Chào Năm mới 2022 sẽ được khởi động với những định hướng mới nhằm tăng sức hấp dẫn của sự kiện.
- Đơn vị thực hiện: Sở Du lịch.
- Thời gian: Từ ngày 30/12/2021 - 03/01/2022.
- Địa điểm: Tuyến đường Bạch Đằng nối dài, đoạn từ Công viên APEC đến đường Bình Minh 4 (Tổng chiều dài 270m, diện tích khoảng 7000m2).
Định hướng trong thời gian tới: Tiếp tục nâng cao chất lượng của các hoạt động nhận được nhiều ủng hộ của người dân và du khách như: các không gian âm nhạc, không gian trải nghiệm làng nghề truyền thống, lễ hội bia “Chill cùng bia Đức”, không gian đặc sản, lưu niệm Đà Nẵng, Vũ hội Camaval đường phố, Ngày hội Zumba, không gian “Sống ảo cực chill”... Đặc biệt, kết hợp lễ hội Ẩm thực quốc tế nhằm mở rộng quy mô, đa dạng hóa hoạt động, đem lại một không khí lễ hội thực sự cho người dân và du khách vào dịp cuối năm.
b) Chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới
Tạo được không khí bùng nổ vào đêm Giao thừa, Countdown - Chào Năm mới luôn là một bữa tiệc âm nhạc được mong chờ nhất đối với khán giả tại Đà Nẵng vào thời điểm giao thoa năm cũ - năm mới. Cùng với công tác quản lý Nhà nước về nội dung chương trình, thành phố sẽ mời đơn vị có đủ năng lực để thực hiện chương trình với quy mô năm sau hoành tráng hơn năm trước, liên tục đổi mới chương trình, mời thêm nghệ sĩ nước ngoài, đa dạng hóa các hoạt động phụ trợ... tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn khán giả.
4. Sự kiện thể thao cấp quốc gia và quốc tế định kỳ tại Đà Nẵng
4.1. Cuộc thi Marathon quốc tế Đà Nẵng
Tháng 11 năm 2018, tại Thái Lan, Cuộc thi Marathon quốc tế Đà Nẵng đã vinh dự được công nhận tại Asia’s Sports Industry Awards & Conference. Vượt qua tổng số hơn 400 đơn dự thi, Manulife Danang International Marathon nằm trong Top 10 Best Mass Participation Event và Top 10 Best International Sporting Event bên cạnh cách sự kiện danh giá khác như Formula 1 Australia Grand Pix hay World Golf Championships. Bên cạnh đó, Manulife Danang International Marathon sẽ chính thức nằm trong bảng xếp hạng các nhóm tuổi của Abbott World Marathon Majors, thuộc series 2019 - 2020. Điều này cũng có nghĩa, các vận động viên tham gia Manulife Danang International Marathon với thành tích cao sẽ có cơ hội tích điểm để đăng ký tham gia một trong những giải Abbott World Marathon Majors - Championships.
- Đơn vị chỉ đạo: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
- Đơn vị tổ chức: Sở Văn hóa và Thể thao thành phố.
- Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Pulse.
- Thời gian tổ chức: Tháng 8 hàng năm.
- Địa điểm: Khu vực Công viên Biển Đông, đường Võ Nguyên Giáp và các tuyến đường ven biển.
- Nội dung: Full Marathon: 42,195km, bán Marathon: 21,0975km, 10km, 5 km và chạy vui nhí Ronny Dash cự ly 1,5km.
Định hướng trong thời gian tới: Với nỗ lực hướng đến là Cuộc thi đạt chuẩn quốc tế do Hiệp hội Thể dục quốc tế, thành phố sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp về quy mô, đường chạy và công tác an ninh trật tự. Cuộc thi góp phần phát triển du lịch, tinh thần thể thao và nhân rộng giá trị cộng đồng tốt đẹp đến với công chúng trong và ngoài nước.
4.2. Cuộc thi IRONMAN 70.3 Việt Nam
Hàng năm, có từ 33 % đến 54% số lượng VĐV lần đầu tiên tham gia thi đấu quay trở lại trong những năm tiếp. Sự phản hồi tích cực từ các VĐV tham dự đã khẳng định sự hấp dẫn, thu hút của sự kiện Ironman 70.3 trong những năm qua và Đà Nẵng - Việt Nam là điểm đến du lịch - thể thao hấp dẫn, lý tưởng đối với các VĐV và khách quốc tế.
- Đơn vị tổ chức: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
- Đơn vị điều hành: Sở Văn hóa và Thể thao thành phố.
- Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam.
- Thời gian tổ chức: Tháng 5 hàng năm.
- Địa điểm tổ chức: Khu vực Bãi tắm Sơn Thủy, đường Trường Sa, quận Ngũ Hành Sơn và các tuyến đường chính.
- Nội dung: Cuộc thi IRONMAN 70.3 Việt Nam, SPRINT và IRONKIDS với ba môn phối hợp gồm: bơi 1,9 km, đạp xe đạp 90km, chạy bộ 21 km.
Định hướng trong thời gian tới: Các nội dung thi đấu và các hoạt động phụ trợ tại Cuộc thi sẽ được tiếp tục thiết kế nhằm thực hiện mục tiêu đề cao tinh thần và thông điệp "không bỏ cuộc", "đương đầu với mọi thách thức bằng ý chí và lòng dũng cảm", lan toả lối sống tích cực, tinh thần thể thao, nhân rộng giá trị cộng đồng tốt đẹp đến với công chúng trong nước và quốc tế và góp phần phát triển du lịch của thành phố.
4.3. Các cuộc thi, sự kiện thể thao giải trí cấp quốc gia, quốc tế
Hàng năm, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp các đơn vị liên quan như: Tổng cục Thể dục thể thao, Hiệp hội, Liên đoàn thể thao cấp quốc gia và các doanh nghiệp, đơn vị liên quan để đăng cai tổ chức các giải, sự kiện thể thao giải trí với quy mô quốc gia, quốc tế như: giải Dù lượn Đà Nẵng mở rộng, Chương trình “Sôi động Sông Hàn”, Sự kiện Đường chạy sắc màu - Color me run, giải thuyền buồm (Sailling) vô địch quốc gia, giải chèo ván đứng các CLB toàn quốc, các giải thể thao điện tử (esport) khu vực Đông Nam Á, giải xe đạp chinh phục Bà Nà núi chúa và Hải Vân Quan, đua xe đạp VTV Cúp Tôn Hoa Sen, giải cầu lông, Bơi lội, Bóng bàn quốc tế; tổ chức thi xe đạp địa hình tại các khu, điểm du lịch sinh thái cộng đồng...
- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị liên quan.
- Thời gian: Thường xuyên trong năm.
- Địa điểm: Tại các khu vực có vị trí phù hợp chuyên môn.
- Quy mô: cấp quốc gia, quốc tế.
- Nội dung: Đa dạng các nội dung thi đấu nhằm thu hút nhiều thành phần đối tượng tham gia.
Định hướng trong thời gian tới: Tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển phong trào tập luyện TDTT trên địa bàn thành phố, tuyên truyền quảng bá một số loại hình thể thao mới. Thay đổi điều chỉnh một số hình thức tổ chức mới lạ, hấp dẫn, phong phú phù hợp với tình hình thực tế, phát huy những giá trị về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và điều kiện thiên nhiên ưu đãi.
4.4. Đường chạy nước “Revie Water Run”
Hoạt động thể thao giải trí, tạo môi trường gắn kết các bạn trẻ yêu thích chạy bộ và âm nhạc, qua đó thúc đẩy tinh thần luyện tập TDTT, mang đến lối sống lành mạnh, tích cực.
- Đơn vị tổ chức: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH Sky & Production.
- Thời gian: Tháng 6.
- Địa điểm: Công viên Biển Đông, đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà
- Tần suất: 02 năm/ lần.
- Nội dung hoạt động chính: Chạy bộ 5km, 19km bố trí các chướng ngại vật bằng phao nước tại điểm xuất phát và đích, hoạt động phụ trợ: âm nhạc nghệ thuật sau khi kết thúc đường chạy.
III. XÂY DỰNG CÁC LỄ HỘI, SỰ KIỆN MỚI MANG TÍNH THƯƠNG HIỆU CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Lễ hội Sông Hàn
Nội dung lễ hội tập trung phác họa, tái hiện lại hình ảnh sông Hàn - chứng nhân cho những đổi thay, phát triển của thành phố Đà Nẵng cùng những người dân thành phố qua nhiều thế hệ, được chuyển tải thông qua các hình tượng nghệ thuật, các hoạt động văn hóa... nhằm ca ngợi những thành tựu trong công cuộc đấu tranh, xây dựng và phát triển thành phố cũng như nêu bật được những nét văn hóa đặc trưng, độc đáo của vùng đất này trong tương tác với những miền văn hóa lớn trên cả nước.
- Đơn vị chỉ đạo: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
- Đơn vị tổ chức: Sở Văn hóa và Thể thao thành phố.
- Đơn vị thực hiện: Chọn đơn vị có năng lực và tiêu chí liên quan.
- Thời gian: Diễn ra trong 1 tháng vào mùa du lịch, với tần suất 02 năm/lần (2023, 2025).
- Địa điểm: Trục lễ hội sông Hàn (đường Bạch Đằng và Trần Hưng Đạo) với hệ thống sân khấu nổi trên sông tại khu vực cảng cũ, đường Bạch Đằng.
- Chủ đề: Theo từng năm, dự kiến năm đầu tiên tổ chức lấy chủ đề “Huyền diệu sông Hàn”.
- Nội dung hoạt động:
+ Sân khấu nổi trên sông là nơi diễn ra các hoạt động chính của Lễ hội, gồm: các chương trình Khai mạc và Bế mạc; các chương trình biểu diễn nghệ thuật như: sân khấu thực cảnh tương tác đa phương tiện “Huyền diệu sông Hàn - Han Danak”, DaNang WoWderful, hòa nhạc “Ánh sáng sông Hàn”, đêm nhạc các ca khúc hay về thành phố Đà Nẵng...
+ Không gian triển lãm: Triển lãm ảnh “Mảnh đất và con người Đà Nẵng xưa và nay”; triển lãm “Con đường di sản miền Trung xưa và nay” kết hợp nghệ thuật sắp đặt ở mỗi không gian triển lãm.
+ Festival Áo dài.
+ Liên hoan nghệ thuật Dân ca Bài Chòi mở rộng.
+ Chương trình nghệ thuật thực cảnh mang nội dung, ý tưởng về các nhân vật nổi tiếng có công dựng nước, giữ nước hoặc huyền thoại về đất và người Đà Nẵng.
+ Chương trình giao lưu tác giả, tác phẩm văn học, nghệ thuật mang bản sắc của của người xứ Quảng.
+ Liên hoan nghệ thuật Múa dân tộc.
+ Vũ hội Wowderful Music Carnival.
+ Lễ hội Ẩm thực: các gian hàng ẩm thực, các hoạt động trình diễn và hướng dẫn món ngon từ các đầu bếp nổi tiếng cùng các hoạt động giao lưu văn hóa ẩm thực Việt Nam.
+ Triển lãm các làng nghề truyền thống, trình diễn việc chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống như: Làng chiếu Cẩm Nê, nước mắm Nam Ô, đá mỹ nghệ Non Nước, bánh tráng Túy Loan; nghệ thuật tạo hình trên gỗ của nghệ nhân làng Kim Bồng (Quảng Nam), làm lồng đèn Hội An, làm hoa giấy Huế...
+ Lễ hội đua ghe trên sông Hàn.
+ Sự kiện chạy Marathon về đêm.
+ Tổ chức một số những diễn đàn, hoạt động trao đổi về Công nghiệp văn hóa trên nền tảng số; Văn hóa trong thời đại 4.0...
2. Lễ hội Âm nhạc quốc tế Đà Nẵng
Đà Nẵng có đường bờ biển dài, sạch và nhiều bãi biển đẹp được các tạp chí du lịch uy tín bình chọn. Việc tổ chức Lễ hội Âm nhạc kết hợp với trình diễn ánh sáng sẽ mang lại sự trẻ trung, năng động, náo nhiệt và đầy sắc màu nhiệt đới. Với mỗi năm một chủ đề, Lễ hội Âm nhạc quốc tế Đà Nẵng định hướng trở thành điểm đến âm nhạc mới của nghệ sĩ và khán giả tại Việt Nam, góp phần định hướng thị hiếu âm nhạc cũng như đưa âm nhạc đến gần hơn với công chúng.
Lễ hội Âm nhạc quốc tế còn hướng đến việc đưa âm nhạc truyền thống Việt Nam hòa nhập với dòng chảy âm nhạc thế giới, mang đến cho công chúng trải nghiệm loại hình âm nhạc này với những nét hiện đại mà vẫn giữ được những yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây sẽ là nơi quy tụ, gặp gỡ, giao lưu của những nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước, sẽ là một sân chơi cho những tài năng trẻ và là địa điểm mà các fan âm nhạc có thể giao lưu, hưởng thụ, trải nghiệm nghệ thuật cùng các thần tượng cũng như chia sẻ các vấn đề liên quan đến âm nhạc.
- Đơn vị chỉ đạo: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
- Đơn vị tổ chức: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị thực hiện: Chọn đơn vị dựa trên hồ sơ năng lực và tiêu chí liên quan.
- Thời gian: 03 ngày cuối tuần vào mùa hè.
- Địa điểm: Công viên Biển Đông và một số địa điểm thuộc trục Lễ hội sông Hàn.
- Tần suất: 2 năm/lần (2022, 2024).
- Nội dung, ý tưởng hoạt động chính:
+ Chuỗi hoạt động DaNang Music: Sân khấu lễ hội chính tại công viên Biển Đông: nơi diễn ra lễ Khai mạc, Bế mạc và các chương trình biểu diễn của nghệ sĩ khách mời nổi tiếng, các hoạt động giao lưu với khán giả, bắt đầu từ 15h30 - 23h00 trong thời gian diễn ra lễ hội.
Tổ chức nhiều cụm sân khấu mở tại Trục lễ hội sông Hàn (cầu Nguyễn Văn Trỗi, vòng bán nguyệt đường Bạch Đằng nối dài, sân khấu đường Như Nguyệt...): nơi diễn ra các hoạt động biển diễn của các ban nhạc mới, biểu diễn theo loại hình âm nhạc, kết hợp với nhảy flashmod và trình diễn ánh sáng nghệ thuật. Hoạt động từ 17h00 đến 22h00.
+ Không gian của các hoạt động triển lãm, nghệ thuật sắp đặt, thiên về trang trí và sử dụng ánh sáng.
+ Các quầy thông tin công nghệ nghe nhìn, ứng dụng nghe/tải nhạc, khu vực giao lưu với nghệ sĩ; các gian hàng, các trò chơi và nhiều hoạt động tương tác...
+ Khu vực cắm trại trên bãi biển để tạo không gian thưởng thức âm nhạc tại bãi biển Đà Nẵng.
+ Chuỗi hoạt động DaNang Ideas (Ý tưởng Đà Nẵng): các chương trình trò chuyện, hội thảo, diễn đàn với sự tham dự của các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất, những chuyên gia sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ, thiết kế, giải trí, văn hóa...
+ Chuỗi hoạt động DaNang Community (Cộng đồng Đà Nẵng): các hoạt động truyền cảm hứng, cùng nghệ sĩ gây quỹ để thực hiện một số dự án âm nhạc phục vụ cộng đồng.
3. Sự kiện Đua thuyền buồm “Da Nang Sailing Cup”
Sự kiện Đua thuyền buồm hai thân Catamaran (Da Nang Sailing Cup) là một sự kiện thể thao đầy tính nghệ thuật và mới lạ tại thành phố duyên hải này. Đây sẽ là một sân chơi mới lành mạnh của các vận động viên đến từ các tỉnh, thành trong cả nước, phát huy tinh thần thể thao, tinh thần đồng đội và cũng là một sản phẩm du lịch mới, độc đáo, góp phần tích cực cho việc quảng bá hình ảnh của thành phố Đà Nẵng cũng như thu hút khách du lịch. Đây cũng sẽ là kênh thông tin hiệu quả đối với các doanh nghiệp mong muốn quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình đến công chúng.
- Đơn vị tổ chức: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị thực hiện: Chọn đơn vị dựa trên hồ sơ năng lực và tiêu chí liên quan.
- Thời gian: 02 ngày, trong mùa du lịch biển.
- Địa điểm: Trên sông Hàn với sân khấu chính đặt tại đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
- Tần suất: 01 năm/ lần (bắt đầu từ năm 2022).
- Nội dung, ý tưởng hoạt động chính: Trong năm đầu tổ chức, dự kiến mời 24 đội tham gia, mỗi đội gồm 02 vận động viên. Cuộc thi sẽ được tổ chức đua 03 vòng: vòng loại, bán kết và chung kết. Quy mô đường đua: 3,4 km, kéo dài từ cầu Sông Hàn đến cuối đường Vân Đồn và ngược lại.
- Các hoạt động phụ trợ:
+ Diễu hành thuyền trên sông Hàn.
+ Gian hàng trưng bày của nhà tài trợ.
+ Trải nghiệm loại hình thuyền vui chơi giải trí Moon Boat (được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như nghe nhạc, quảng cáo, chiếu màn hình xuống nước bằng hệ thống cảm ứng).
+ Các chương trình biểu diễn nghệ thuật.
+ Thi ảnh đẹp về thuyền buồm.
Từ năm 2019, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã nghiên cứu, triển khai nhiều giải pháp, chính sách, mô hình quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế ban đêm, trong đó có Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Đà Nẵng và xây dựng chính sách khuyến khích phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố. Theo báo cáo khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng tháng 11/2019 nhận định, nhu cầu của người dân và du khách đối với các dịch vụ về đêm là có, tuy nhiên, đây vẫn đang là một lĩnh vực mới tại Đà Nẵng, chỉ chủ yếu tập trung một số hoạt động vui chơi, giải trí, dịch vụ văn hóa sau:
- Các chương trình nghệ thuật phục vụ du lịch (show diễn): Charming Đà Nẵng, Áo dài show, Hồn Việt, Trầm tích Sông Hàn; Biểu diễn nghệ thuật dân tộc trên các tàu du lịch; các hoạt động sự kiện lễ hội 02 bên bờ Sông Hàn..., thường hoạt động đến 22h00.
- Các lễ hội, sự kiện: Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, các Lễ hội âm nhạc do các nhãn hàng tài trợ, các chuỗi lễ hội sự kiện mùa hè, cuối năm, trục lễ hội sông Hàn...
- Các khu vui chơi giải trí quy mô lớn có phục vụ du lịch vào ban đêm: Bà Nà Hills, Công viên châu Á (Sunworld Đà Nẵng Wonders), Khu du lịch suối khoáng nóng Núi Thần Tài, sân golf Bà Nà Hills Golf Club và sân golf BRG DaNang Golf Resort (tổ chức hoạt động đánh golf cho khách vào ban đêm đến khoảng 22h00); Các điểm vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài tại Crowne Plaza, Furama resort, One Opera (hoạt động 24/24h).
- Có 07 rạp chiếu phim: CGV (02 rạp), Metiz, Lotte, Starlight, Galaxy, Lê Độ;
- Khoảng 180 cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke (hoạt động đến khoảng 24h00). Ngoài ra còn có hàng trăm cơ sở chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, spa, massage, nail; hàng trăm cơ sở kinh doanh dịch vụ bida, hồ bơi trong các khách sạn...
- Các tour du lịch đường thủy nội địa thưởng ngoạn sông Hàn ban đêm, tour xích lô thưởng ngoạn trung tâm thành phố, đi bộ ngắm cảnh 02 bên bờ sông Hàn, dọc bờ biển Đà Nẵng (hoạt động đến 22h00).
- Phố đêm, phố đi bộ: đang hình thành khu phố du lịch tại An Thượng (quận Ngũ Hành Sơn) với các dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống, mua sắm, chăm sóc sức khỏe... (hoạt động đến khoảng 24h00). Đồng thời đường Bạch Đằng đang tự phát hình thành một phố đi bộ với nhiều hàng quán kinh doanh ăn uống hoạt động về đêm thu hút khá nhiều du khách.
- Hoạt động kinh doanh ăn uống có phục vụ âm nhạc như vũ trường, phòng trà và các loại hình tương tự: Vũ trường New Phương Đông (20 Đống Đa, hoạt động đến 02h00 sáng), các loại hình tương tự vũ trường như Sky36, On the Radio Bar, F29 Sky bar...; các phòng trà ca nhạc: Thanh Trà, Memory, Tiếng Dương Cầm, Hợp Phố.
- Và các dịch vụ ăn uống, giải khát nhỏ lẻ khác.
Nhìn chung những hoạt động, dịch vụ nêu trên đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của người dân và du khách. Tuy nhiên, thời gian hoạt động ban đêm của hầu hết các dịch vụ còn hạn chế, kết thúc sớm. Các hoạt động: show diễn, khu vui chơi, du lịch đường thủy nội địa, nhà hàng, cơ sở chăm sóc sức khỏe/làm đẹp... chỉ đến khoảng 22 - 23h00 đêm; các cơ sở kinh doanh dịch vụ có sử dụng âm nhạc (bar, pub, karaoke...) hoạt động đến 24h00 theo quy định. Sau thời gian này, chỉ còn vũ trường và một số dịch vụ quán bar/ pub trong các khách sạn hoặc các quán ăn khuya... có hoạt động nhưng cũng kết thúc vào lúc 02h00 sáng ngày hôm sau. Chỉ có các điềm vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài thì hoạt động 24/24h. Ngoài dịch vụ lưu trú, các dịch vụ ban đêm còn lại hầu hết có quy mô trung bình và nhỏ lẻ, nằm rải rác xen lẫn khu dân cư, không được quy hoạch tập trung từ đầu. Rất nhiều cơ sở dịch vụ được thuê mặt bằng kinh doanh từ nhà dân nên thiếu tính ổn định lâu dài, sức hấp dẫn của các dịch vụ chưa cao, thiếu những khu vực vui chơi giải trí tập trung, có quy mô lớn với đa dạng các dịch vụ để thu hút khách.
Các hoạt động sau 22h00 đêm vẫn còn đơn điệu, thiếu bản sắc riêng, chưa thực sự đa dạng, chủ yếu là ăn uống. Các hoạt động văn hoá nghệ thuật chưa nhiều; các chợ đêm hay các khu phố đêm của Đà Nẵng chưa thực sự ấn tượng. Hầu hết các hoạt động/ dịch vụ hiện nay chưa tạo được sự trải nghiệm thú vị cho khách tham gia vào hoạt động; chưa tạo điều kiện để du khách có thể trở thành chủ thể đóng góp và tạo ra sự phong phú, hấp dẫn cho dịch vụ; chưa có sự kết nối các dịch vụ để tạo ra các chương trình hấp dẫn du khách. Nhận thức được thực trạng hiện có, đặc biệt đối với công tác tổ chức sự kiện và lễ hội trên địa bàn thành phố, tại Đề án sự kiện - lễ hội này, các nội dung đề xuất được cân nhắc dựa trên các yếu tố liên quan đến việc phát triển các sản phẩm sự kiện, cải thiện những hạn chế và tăng cường các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế đêm tại thành phố [13].
1. Giải pháp về tăng cường quản lý nhà nước và hoàn thiện cơ chế, chính sách
- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu và đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung những quy định về quản lý nhà nước đối với các lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao theo hướng tinh giảm các thủ tục và tạo ra những cơ chế thông thoáng nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia mạnh mẽ vào ngành sự kiện của thành phố.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoạt động phối kết hợp giữa các sở, ban, ngành liên quan nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị tổ chức sự kiện được triển khai các hoạt động thuận lợi, nhanh chóng, an toàn và đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Nghiên cứu đề xuất thành lập Ban quản lý lễ hội, sự kiện do 01 lãnh đạo thành phố làm Trưởng ban với sự tham gia của các sở, ngành liên quan nhằm tạo thuận lợi trong việc thống nhất chủ trương, xử lý nhanh các yếu tố phát sinh trong triển khai hoạt động.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra nhằm đảm bảo thực hiện đúng các quy định, quy tắc ứng xử tại các sự kiện, lễ hội, đảm bảo tốt nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, góp phần vào việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh của sự kiện và thành phố trong mắt cộng đồng trong nước và quốc tế.
- Xây dựng các chính sách vận động xã hội hóa nhằm khuyến khích sự tham gia sâu rộng, tích cực của các nguồn lực xã hội vào các hoạt động tổ chức sự kiện, lễ hội, đặc biệt đối với những sản phẩm lễ hội truyền thống, những sự kiện mới, lạ, hấp dẫn, có thể phát triển thành những sự kiện thương hiệu của thành phố. Chú trọng đến hỗ trợ tài chính từ chính quyền địa phương được thực hiện thông qua những hỗ trợ đối với các chi phí liên quan đến địa điểm tổ chức, tuyên truyền quảng bá, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định cơ chế khấu trừ chi phí chịu thuế đối với doanh nghiệp tài trợ, tổ chức.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về sự kiện Đà Nẵng, để phục vụ cho công tác nghiên cứu, dự báo, định hướng và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực sự kiện tại địa phương. Cơ sở dữ liệu bao gồm các báo cáo tác động đối với kinh tế, văn hóa, xã hội được triển khai dựa trên hệ tiêu chí nhất quán về phương thức đánh giá, phân tích, đo lường; các bài nghiên cứu từ các chuyên gia đối với các hợp phần chính của sự kiện như nội dung, truyền thông, nghiên cứu đặc điểm của khán giả mục tiêu, tính bền vững, thương hiệu sự kiện, mức độ hài lòng của khán giả...
- Xây dựng chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, trong đó chú trọng việc hỗ trợ tiền thuê đất, địa điểm tổ chức, thuê cơ sở vật chất và những ưu đãi về thuế phù hợp. Có cơ chế đặt hàng, “mua” ý tưởng sự kiện từ các đơn vị, nhà tổ chức sự kiện uy tín nhằm xây dựng những sự kiện thương hiệu, độc đáo tại địa phương. Bên cạnh đó, tổ chức cuộc thi viết kịch bản sự kiện theo chủ đề và kịch bản được chọn để giao cho các công ty đấu thầu trúng triển khai thực hiện.
- Có kế hoạch công bố danh sách các danh mục sự kiện được ưu tiên triển khai trong dài hạn nhằm dễ dàng tìm kiếm những đơn vị đồng hành, các nhà tài trợ cũng như đơn vị tổ chức có cùng mục tiêu và các yếu tố tương thích với những yêu cầu thành phố đề ra.
- Tăng cường các nguồn lực đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trong quá trình tổ chức sự kiện, lễ hội như: tiến hành rà soát, đánh giá hiện trạng khu vực diễn ra sự kiện, văn hóa lễ hội để xây dựng phương án sửa chữa, lắp đặt và bố trí đầy đủ các nhà vệ sinh lưu động, các vật dụng thu gom, phân loại rác, đảm bảo mỹ quan; tổ chức các hoạt động hoặc thông báo nhằm tuyên truyền giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường, kiểm soát bụi, khí thải; chuẩn bị phương án cần thiết để ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra...
2. Giải pháp về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ CBCCVC làm công tác quản lý, tổ chức lễ hội, sự kiện thông qua việc cử CBCCVC tham gia đào tạo chuyên sâu về công tác tổ chức sự kiện, quản lý sự kiện, quản trị tài chính, marketing, truyền thông tại một số quốc gia phát triển lĩnh vực này, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, tổ chức sự kiện nhằm nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ văn hóa cơ sở.
- Tiếp tục củng cố, mở rộng, xây dựng đội ngũ tình nguyện viên chuyên nghiệp, có chất lượng cao phục vụ cho các sự kiện lớn có ảnh hưởng đến hình ảnh, kinh tế - chính trị của thành phố. Việc sử dụng đội ngũ tình nguyện viên tại các sự kiện chính là tạo cơ hội cho họ được thực tập nhũng kỹ năng được đào tạo, tích góp kinh nghiệm thực tế, đồng thời cũng là một giải pháp nhằm giảm tải áp lực đối với đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tại các sở ngành. Bên cạnh đó, họ cũng chính là những “đại sứ”, giúp lan tỏa tinh thần của sự kiện đến khán giả mục tiêu.
- Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đưa cán bộ, nhân viên đi đào tạo chuyên sâu trong các lĩnh vực tổ chức sự kiện và các ngành nghề có liên quan. Phát huy năng lực các doanh nghiệp trong việc tham gia tổ chức, cử các tình nguyện viên có năng lực cùng nhà nước tổ chức các sự kiện, lễ hội lớn mang tầm quốc tế.
- Có chính sách khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố tổ chức các khóa đào tạo liên quan đến công tác tổ chức sự kiện nhằm phục vụ cho công tác phát triển nguồn nhân lực hiện đang còn thiếu, chưa chuyên nghiệp, tiếp tục cung cấp các khóa học bồi dưỡng nhằm cập nhật những kiến thức, xu thế mới trong lĩnh vực này. Các cơ sở, tổ chức giáo dục cũng chính là nơi thực hiện các nghiên cứu, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành sự kiện thành phố.
3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
- Đảm bảo triển khai đúng tiến độ Đề án phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025.
- Đảm bảo thực hiện đúng tiến độ Đề án thành lập CLB thể thao biển và Kế hoạch phát triển thể thao biển thành phố Đà Nẵng nhằm mục đích phục vụ việc luyện tập, thi đấu và tổ chức sự kiện các môn thể thao bãi biển.
- Quy hoạch, mở rộng các không gian có thể sử dụng làm các địa điểm tổ chức sự kiện; ưu tiên đầu tư hoàn thiện các hạng mục hạ tầng và bổ sung cơ sở vật chất cần thiết đối với những địa điểm tổ chức sự kiện ngoài trời (hệ thống điện, nước, nhà vệ sinh công cộng...). Rà soát, nâng cấp hạ tầng thông tin liên lạc, đặc biệt là bổ sung hệ thống wifi để phục vụ người dân và du khách.
- Mở các đường bay kết nối Đà Nẵng với thế giới, đặc biệt là các thị trường du lịch tiềm năng, có mức lưu trú, chi tiêu cao; hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là các tuyến kết nối các địa điểm tổ chức sự kiện với sân bay, cảng biển, đường quốc lộ và ga đường sắt.
- Xây dựng nhà hát lớn, rạp chiếu phim đủ tiêu chuẩn tổ chức các liên hoan quốc tế, chương trình nghệ thuật lớn ... Khuyến khích các công ty tổ chức sự kiện đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, đảm bảo phục vụ được các sự kiện quốc tế lớn diễn ra tại Đà Nẵng. Xây dựng “quảng trường nhà hát” với địa điểm thuận tiện (chọn lựa hai bên sông Hàn) nhằm tạo điểm nhấn riêng cho sự kiện của thành phố Đà Nẵng và là địa điểm tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa, nghệ thuật quốc tế với quy mô lớn.
- Bố trí các cụm tượng nghệ thuật ấn tượng tại các trục giao thông chính, khu vực trung tâm, địa điểm du lịch để du khách có thể check-in và tham gia vào các hoạt động phụ trợ nhằm tạo nên không khí lễ hội.
4. Giải pháp gắn hoạt động sự kiện, lễ hội với phát triển du lịch về đêm của thành phố
- Tổ chức khảo sát nhu cầu của người dân và du khách đối với các hoạt động giải trí ban đêm của thành phố, để có cơ sở định hướng về thời gian hoạt động và nội dung phù hợp; quy hoạch kết nối khu vực chuyên tổ chức các sự kiện lớn với phố đi bộ ban đêm, các khu vực thương mại, buôn bán để hình thành một tổ hợp đáp ứng đầy đủ nhu cầu ăn uống, giải trí của người dân, du khách.
- Khuyến khích các đơn vị chủ quản tăng quy mô và chất lượng của các hoạt động đêm bằng hình thức tăng các nội dung tương tác dành cho khách tham gia. Ngoài các hoạt động thương mại, cần chú trọng đến việc tổ chức các sự kiện, hoạt động nghệ thuật có nét đặc sắc riêng như: cụm nhân tượng, cụm nghệ thuật âm nhạc, các hoạt động tương tác của cộng đồng mỹ thuật trẻ; tổ chức không gian check-in, nghỉ chân, để người tham gia chợ đêm có thể chụp hình, thư giãn thoải mái nhằm giúp gia tăng trải nghiệm và kéo dài thời gian tham gia chợ đêm của du khách.
- Tổ chức các khu vực dành riêng cho giới trẻ hoạt động nghệ thuật về đêm với đa dạng các loại hình mỹ thuật, âm nhạc, nhảy, nghệ thuật tatoo, thủ công mỹ nghệ v.v... nhằm tạo tương tác với du khách, giúp họ có thêm trải nghiệm và cơ hội tìm hiểu bản sắc của thành phố.
- Nghiên cứu đề xuất thí điểm kéo dài thời gian tổ chức một số sự kiện ban đêm đến sau 12h00 đêm để phục vụ nhu cầu giải trí của người dân và du khách.
- Kết nối hệ thống giao thông phù hợp, thuận tiện từ những khu vực lưu trú đến các địa điểm tổ chức sự kiện trên toàn địa bàn thành phố; khuyến khích các dịch vụ cung cấp vận chuyển có chính sách giá phù hợp trong các khung giờ đêm.
- Bố trí lực lượng an ninh túc trực, tuần tra làm nhiệm vụ tại các khu vực triển khai sự kiện, lễ hội; đầu tư lắp đặt camera tại các khu vực được quy hoạch cùng hệ thống bảng chỉ dẫn, thông tin đường dây nóng để hỗ trợ kịp thời người dân và du khách khi tham gia/sử dụng các dịch vụ/sự kiện ban đêm.
5. Giải pháp về công tác truyền thông, quảng bá
- Xây dựng kế hoạch truyền thông toàn diện với thông điệp Đà Nẵng - Điểm tổ chức sự kiện hấp dẫn (DaNang - Perfect Stage) và triển khai đồng loạt, nhất quán thông qua các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư của thành phố, thông qua các công ty kinh doanh lữ hành quốc tế, các hội chợ, triển lãm quốc tế. Đẩy mạnh liên kết với các cơ quan thông tấn báo chí các địa phương khác trong cả nước, các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam. Chú trọng huy động sự tham gia của người dân, tổ chức, địa phương... trong công tác tuyên truyền, quảng bá văn hóa, lễ hội, sự kiện của thành phố.
- Cung cấp kế hoạch tổ chức các chuỗi sự kiện hàng năm, xuất bản cẩm nang sự kiện để du khách có thể chủ động chọn lựa thời gian tham gia; làm việc cụ thể với các tập đoàn, nhãn hàng lớn để đăng ký, sắp xếp các sự kiện của các doanh nghiệp tại Đà Nẵng một cách hợp lý, tránh chồng chéo. Đối với từng sự kiện hoặc chuỗi sự kiện cụ thể, cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá tương ứng, tại đó, xác định rõ đối tượng mục tiêu, thông điệp cần truyền tải, các kênh truyền thông tương thích cùng tiến độ triển khai để đảm bảo thông điệp được truyền tải đến nhiều người, nhiều đối tượng.
- Tăng cường triển khai tuyên truyền, quảng bá sự kiện trên nền tảng số nhằm cho phép khán giả sự kiện được tiếp cận nội dung sự kiện trên diện rộng, hạn chế những trở ngại về không gian, thời gian cũng như cho phép nhà tổ chức có thể thống kê số liệu, đánh giá được phản ứng của khán giả sự kiện thông qua những tương tác trên các kênh quảng bá.
- Triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động truyền thông, quảng bá, đặc biệt đối với bộ phận quản lý nhà nước; đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách truyền thông, được thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; tăng cường đổi mới nội dung, phương thức, cập nhật, áp dụng những xu hướng mới, xây dựng những thông điệp ấn tượng, độc đáo riêng đối với một số đối tượng mục tiêu, nhằm tạo sự thu hút, hấp dẫn và lan tỏa trên diện rộng; đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất; xây dựng cơ chế, chính sách để động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đóng góp hiệu quả cho hoạt động truyền thông. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có đóng góp hiệu quả trong các hoạt động truyền thông của các sự kiện, lễ hội của thành phố.
6. Giải pháp về hợp tác và liên kết phát triển
- Xây dựng các chương trình hợp tác, kết nối với các đơn vị, địa phương trong việc tổ chức, quảng bá các sự kiện, lễ hội, tránh chồng chéo, trùng lặp nội dung với các địa phương lân cận, trong cùng khu vực. Liên kết, hoàn thiện mạng lưới giao thông của thành phố với các địa phương lân cận như Huế, Quảng Nam, Quảng Bình...nhằm tạo thuận lợi cho người dân, du khách trong quá trình di chuyển, tham gia sự kiện, lễ hội.
- Tích cực mở rộng trao đổi, giao lưu văn hóa giữa các nước có ký kết quan hệ ngoại giao với thành phố Đà Nẵng, các nước trong khu vực và thế giới để quảng bá hình ảnh thành phố nói riêng và đất nước, con người Việt Nam nói chung.
- Tham gia, liên kết với các hiệp hội, các tổ chức sự kiện quốc tế nhằm kết nối, nâng tầm các sự kiện của Đà Nẵng (ví dụ: Hiệp hội lễ hội Châu Âu (EFA- European Festivals Association với hơn 70 tổ chức thành viên, đại diện cho hơn 100 lễ hội âm nhạc, khiêu vũ, sân khấu và đa ngành cùng với các tổ chức lễ hội và văn hóa quốc gia gần 40 quốc gia, chủ yếu là châu Âu); tăng cường kết nối với Tổng lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia tại Việt Nam (đặc biệt những quốc gia có văn phòng đặt tại Đà Nẵng) để thực hiện những ngày hội văn hóa của các quốc gia tại Đà Nẵng và mời các đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ trong nhiều lĩnh vực của những quốc gia này tham gia biểu diễn, hoặc phối hợp tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế.
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 128.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm hai mươi tám tỷ đồng). Trong đó:
- Ngân sách Nhà nước là 34.600.000.000 đồng;
- Nguồn xã hội hóa là 93.400.000.000 đồng .
(Phụ lục chi tiết đính kèm)
1. Sở Văn hóa và Thể thao
- Là cơ quan thường trực, theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ và chủ động đề xuất UBND thành phố các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện hiệu quả Đề án. Đồng thời, định kỳ hàng năm báo cáo UBND thành phố kết quả triển khai Đề án.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch và triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ triển khai hiệu quả Đề án, trong đó chú trọng tới công tác nâng cao chất, lượng đội ngũ CBCCVC quản lý văn hóa, thể thao cơ sở.
- Hàng năm, chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính (đối với các nguồn chi thường xuyên) để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố quyết định.
- Phối hợp với các ngành đề xuất các chính sách kêu gọi nguồn lực xã hội hóa nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các hoạt động tổ chức sự kiện, lễ hội.
- Phối hợp thực hiện công tác tuyên tuyền, quảng bá về sự kiện, lễ hội trên địa bàn thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động ngoại giao, liên kết về văn hóa, thể thao trong và ngoài nước.
2. Sở Du lịch
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao lồng ghép các hoạt động quảng bá, giới thiệu các sự kiện, lễ hội trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước; phối hợp hỗ trợ, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia triển khai các nội dung thuộc Đề án.
3. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán kinh phí thực hiện do Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng; căn cứ các quy định về chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi hiện hành, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính sẽ tổng hợp, báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành có liên quan. Đồng thời, phối hợp, hỗ trợ thực hiện các nội dung tại Đề án.
4. Sở Ngoại vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các cơ quan liên quan tổ chức một số sự kiện, lễ hội có yếu tố nước ngoài; xúc tiến, vận động các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức quốc tế tổ chức các sự kiện, lễ hội quy mô quốc tế tại Đà Nẵng. Tuyển chọn và điều phối tình nguyện viên tham gia (nếu có) để đảm bảo tổ chức thành công các sự kiện, lễ hội quốc tế.
5. Sở Xây dựng
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố địa điểm và không gian, cơ sở hạ tầng tổ chức; thẩm định kết cấu khán đài và các nội dung liên quan thuộc thẩm quyền đối với sự kiện, lễ hội. Đồng thời, phối hợp, hỗ trợ thực hiện các nội dung tại Đề án.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu xây dựng chính sách vận động xã hội hóa nhằm khuyến khích sự tham gia của các nguồn lực xã hội vào hoạt động văn hóa, trong đó chú trọng đến hỗ trợ tài chính từ chính quyền địa phương thông qua hỗ trợ các chi phí liên quan đến công tác tổ chức sự kiện hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định cơ chế khấu trừ chi phí chịu thuế đối với doanh nghiệp tài trợ, tổ chức.
7. Sở Giao thông vận tải
Rà soát, tham mưu hoàn thiện hệ thống giao thông, đặc biệt là các tuyến kết nối các địa điểm tổ chức sự kiện với sân bay, cảng biển, đường quốc lộ và ga đường sắt.
Phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông trong công tác hướng dẫn, phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại khu vực tổ chức sự kiện, lễ hội. Chỉ đạo đơn vị quản lý đường hỗ trợ, bàn giao mặt bằng thuộc phạm vi quản lý cho đơn vị thực hiện để tổ chức sự kiện, lễ hội văn hóa.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn, giám sát thực hiện phương án bảo vệ môi trường tại các địa điểm tổ chức sự kiện, lễ hội. Đồng thời, phối hợp, hỗ trợ thực hiện các nội dung tại Đề án.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Triển khai thực hiện công tác tuyên truyền đối với các sự kiện thuộc Đề án; rà soát, nâng cấp hạ tầng thông tin liên lạc, hệ thống wifi để phục vụ người dân và du khách; phối hợp hỗ trợ Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị liên quan trong công tác truyền thông nhằm đặt được hiệu quả đề ra.
10. Sở Công Thương
Hỗ trợ quảng bá, giới thiệu các hoạt động lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao tiêu biểu tại các hội chợ thương mại do Sở Công Thương chủ trì; phối hợp, hỗ trợ thực hiện các nội dung tại Đề án.
11. Công an thành phố
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy trước, trong và sau khi sự kiện, lễ hội diễn ra; phối hợp, hỗ trợ thực hiện các nội dung tại Đề án.
12. UBND các quận, huyện
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, xây dựng Kế hoạch phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao triển khai hiệu quả các hoạt động sự kiện, lễ hội tiêu biểu của thành phố được phê duyệt tại Đề án. Tạo điều kiện cho các tổ chức, đơn vị tham gia xã hội hóa công tác thực hiện dự án lễ hội, sự kiện trên địa bàn quản lý.
13. Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố
Tham gia tư vấn, thẩm định và phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án.
14. Các tổ chức, đoàn thể xã hội
Kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao của thành phố./.
MỤC LỤC
Phần mở đầu
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
III. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
3. Yêu cầu
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Phần thứ nhất: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN, LỄ HỘI VĂN HÓA, THỂ THAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
II. SỰ KIỆN, LỄ HỘI NGOẠI GIAO VĂN HÓA
III. SỰ KIỆN, LỄ HỘI VĂN HÓA
IV. SỰ KIỆN THỂ THAO
V. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
Phần thứ hai: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN, LỄ HỘI VĂN HÓA ĐẶC SẮC GẮN VỚI CHUỖI SỰ KIỆN, VĂN HÓA LỄ HỘI VỀ ĐÊM CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC SỰ KIỆN, LỄ HỘI
1. Xu hướng
2. Định hướng các sự kiện, lễ hội gắn với phát triển kinh tế đêm tại thành phố
II. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LỄ HỘI, SỰ KIỆN VĂN HÓA VÀ THỂ THAO HIỆN CÓ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
1. Lễ hội truyền thống
2. Sự kiện, lễ hội ngoại giao văn hóa
3. Sự kiện, lễ hội văn hóa
4. Sự kiện thể thao cấp quốc gia và quốc tế định kỳ tại Đà Nẵng
III. XÂY DỰNG CÁC LỄ HỘI, SỰ KIỆN MỚI MANG TÍNH THƯƠNG HIỆU CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Lễ hội Sông Hàn
2. Lễ hội Âm nhạc quốc tế Đà Nẵng
3. Sự kiện Đua thuyền buồm “Da Nang Sailing Cup”
IV. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ KIỆN, LỄ HỘI VĂN HÓA VÀ THỂ THAO GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ ĐÊM CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
V. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN, LỄ HỘI VĂN HÓA ĐẶC SẮC GẮN VỚI CHUỖI SỰ KIỆN, VĂN HÓA LỄ HỘI VỀ ĐÊM CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Giải pháp về tăng cường quản lý nhà nước và hoàn thiện cơ chế, chính sách
2. Giải pháp về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
4. Giải pháp gắn hoạt động sự kiện, lễ hội với phát triển du lịch về đêm của thành phố
5. Giải pháp về công tác truyền thông, quảng bá
6. Giải pháp về hợp tác và liên kết phát triển
Phần thứ ba: KINH PHÍ THỰC HIỆN
Phần thứ tư: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa và Thể thao
2. Sở Du lịch
3. Sở Tài chính
4. Sở Ngoại vụ
5. Sở Xây dựng
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
7. Sở Giao thông vận tải
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
9. Sở Thông tin và Truyền thông
10. Sở Công Thương
11. Công an thành phố
12. UBND các quận, huyện
13. Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố
14. Các tổ chức, đoàn thể xã hội
KINH PHÍ TỔ CHỨC CÁC LỄ HỘI, SỰ KIỆN TIÊU
BIỂU CỦA TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4194/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 của
UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Đề án Tổ chức các sự kiện, lễ hội văn
hóa đặc sắc hằng năm, gắn với thiết lập chuỗi sự kiện, văn hóa lễ hội về đêm của
thành phố giai đoạn 2022 - 2026)
Triệu đồng
TT |
TÊN SỰ KIỆN, LỄ HỘI |
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN |
ĐỊA ĐIỂM |
THỜI GIAN |
NĂM TRIỂN KHAI |
KINH PHÍ |
GHI CHÚ |
||
Tổng cộng |
Ngân sách |
Xã hội hóa |
|||||||
I |
CÁC SỰ KIỆN ĐÃ TRIỂN KHAI, CÓ ĐỔI MỚI NỘI DUNG |
|
|||||||
1 |
Sự kiện, lễ hội ngoại giao văn hóa |
|
|
|
|
|
|
|
|
a |
Lễ hội Giao lưu Văn hóa Việt - Nhật |
Sở Ngoại vụ |
Công viên bờ Đông cầu Rồng (khu đất đường Trần Hưng Đạo - Lý Nam Đế) và sàn cảnh quan phía Bắc bờ Đông cầu Rồng, quận Sơn Trà |
Tháng 7 |
Thường niên |
|
|
XHH |
Nguồn xã hội hóa và đề nghị thành phố xem xét hỗ trợ theo đề xuất của đơn vị thực hiện. |
b |
Ngày hội văn hóa các cộng đồng người nước ngoài tại Đà Nẵng |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Công viên bờ Đông cầu Rồng (khu đất đường Trần Hưng Đạo - Lý Nam Đế), quận Sơn Trà |
Tháng 8 |
Thường niên |
900 |
600 |
300 |
|
2 |
Sự kiện, lễ hội văn hóa |
|
|
|
0 |
|
|
|
|
a |
Lễ hội trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Công viên Châu Á |
Tháng 6 |
02 năm một lần, bắt đầu từ năm 2022 |
|
|
XHH |
Nguồn xã hội hóa và đề nghị thành phố xem xét hỗ trợ theo đề xuất của đơn vị thực hiện. |
b |
Các hoạt động thuộc Trục văn hóa - lễ hội hai bên bờ sông Hàn |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Hai bên bờ sông Hàn |
Cả năm |
Thường niên |
Sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp hằng năm |
|
||
c |
Các hoạt động bổ sung thuộc Trục văn hóa - lễ hội hai bên bờ sông Hàn |
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Liên hoan “Hô hát Bài Chòi thành phố Đà Nẵng mở rộng |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Sàn cảnh quan phía Nam bờ Đông cầu Sông Hàn |
Tháng 9-10 |
2 năm một lần, bắt đầu từ năm 2022 |
700 |
500 |
200 |
|
- |
Chương trình nghệ thuật thực cảnh với chủ đề: “Phúc thần Thoại Ngọc Hầu”/ Huyền thoại làng cá |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Tại khu vực Đình làng An Hải Thoại Ngọc Hầu hoặc khu vực bờ sông Hàn sát địa điểm này |
Các ngày cuối tuần trong năm |
Thường niên (bắt đầu từ năm 2022) |
24,100 |
0 |
24,100 |
Thành phố xem xét, hỗ trợ theo đề xuất của đơn vị thực hiện. |
- |
Ngày hội văn hóa đọc |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Công viên bờ Đông cầu Rồng (Khu đất trống đường Trần Hưng Đạo và Lý Nam Đế), quận Sơn Trà. |
Tháng 9 |
Thường niên |
2,500 |
1,000 |
1,500 |
|
- |
Chương trình nghệ thuật sắp đặt |
Sở Văn hóa và Thể thao (Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh) |
Vỉa hè phía Bắc, bờ Đông cầu Rồng, đường Trần Hưng Đạo |
Tháng 5, 7, 9 |
Thường niên |
600 |
500 |
100 |
|
- |
Các điểm âm nhạc và thiên nhiên |
Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, UBND quận Sơn Trà |
Chọn một địa điểm thuộc Bán đảo Sơn Trà cầu Nguyễn Văn Trỗi, một số địa điểm trên tuyến đường Bạch Đằng nối dài |
Trong giai đoạn đầu, 02 đêm/tháng và tăng dần tần suất 02 đêm mỗi cuối tuần |
Thường niên (bắt đầu từ năm 2022) |
1,500 |
0 |
1,500 |
Thí điểm 1 cụm đầu tiên và sau đó nhân rộng mô hình thông qua XHH. Thành phố xem xét, hỗ trợ theo đề xuất của đơn vị thực hiện. |
- |
Chương trình “Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng” |
Sở Văn hóa và Thể thao (Bảo tàng Đà Nẵng) |
Bảo tàng Đà Nẵng |
Tháng 11 |
Thường niên |
400 |
300 |
100 |
|
d |
Chương trình nghệ thuật trong nhà hát |
|
|
|
|
0 |
|
|
|
- |
Các chương trình nghệ thuật truyền thống của Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh (“Hồn Việt” và “Trầm tích sông Hàn”). |
Sở Văn hóa và Thể thao (Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh) |
Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh |
Các
ngày trong tuần |
Thường niên |
0 |
|
|
Các chương trình này đã được cấp kinh phí xây dựng chương trình, đơn vị tổ chức biểu diễn cho khách và có thu để hoàn thiện nâng cao chất lượng. Chương trình được tổ chức khi hoạt động du lịch được khôi phục |
- |
Cuộc thi "Giọng hát hay Đà Nẵng mở rộng" |
Sở Văn hóa và Thể thao (Nhà hát Trưng Vương) |
Nhà hát Trưng Vương |
Tháng 10-11 |
02 năm/ lần triển khai tiếp theo 2022 |
1,500 |
1,300 |
200 |
|
- |
Chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang “Áo dài show” |
Công ty Cổ phần VKSTAR |
Nhà Văn hóa quận Ngũ Hành Sơn |
Các ngày trong tuần |
Thường niên |
0 |
|
|
Chương trình do đơn vị tổ chức sự kiện tư thu chi. Sự kiện được tổ chức khi hoạt động du lịch khôi phục |
- |
Show diễn “Đà Nẵng quyến rũ - Charming Danang” |
Công ty TNHH Sao Hoàng Nguyên |
Nhà Văn hóa Lao động Đà Nẵng, số 02 đường Cách Mạng Tháng Tám |
Các ngày trong tuần |
Thường niên |
0 |
|
|
|
đ |
Lễ hội chào năm mới |
|
|
|
|
0 |
|
|
|
- |
Chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Quảng trường 29/3 |
Ngày 31/12 |
Thường niên |
0 |
|
|
Chương trình do công ty tổ chức sự kiện thực hiện |
- |
Lễ hội Đà Nẵng - Chào Năm mới |
Sở Du lịch |
Tuyến đường Bạch Đằng nối dài, đoạn từ Công viên APEC đến đường Bình Minh 4, các địa điểm khác dọc hai bờ sông Hàn |
Từ ngày 30/12 năm trước đến 03/01 năm sau |
Thường niên |
5,200 |
4,000 |
1,200 |
|
e |
Các lễ hội mùa hè |
|
|
|
|
0 |
|
|
|
- |
Chương trình Lễ hội “Tuyệt vời Đà Nẵng” |
Sở Du lịch |
Công viên Biển Đông, bãi biển Mỹ An |
Cuối tháng 7, đầu tháng 8 |
Thường niên |
5,000 |
4,000 |
1,000 |
|
- |
Lễ hội Diều - Đà Nẵng sắc màu |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Khu vực tượng mẹ Âu Cơ, Công viên Biển Đông, đường Võ Nguyên Giáp |
Tháng 8 |
Thường niên |
400 |
300 |
100 |
|
- |
Lễ hội Bong Bóng |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Công viên biển Đông |
Cuối tháng 5, đầu tháng 6 |
Thường niên |
1,300 |
500 |
800 |
|
3 |
Sự kiện thể thao quốc gia, quốc tế tại Đà Nẵng |
|
|
|
0 |
|
|
|
|
- |
Cuộc thi Marathon quốc tế Đà Nẵng |
Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Pulse |
Khu vực tượng mẹ Âu Cơ, Công viên Biển Đông, đường Võ Nguyên Giáp |
Tháng 8 |
Thường niên |
9,000 |
200 |
8,800 |
|
- |
Cuộc thi IRONMAN 70.3 Việt Nam |
Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam |
Khu vực Bãi tắm Sơn Thủy, đường Trường Sa, quận Ngũ Hành Sơn |
Tháng 5 |
Thường niên |
20,200 |
200 |
20,000 |
|
- |
Đường chạy nước “Revie Water Run” |
Công ty TNHH SKY & PRODUCTION |
Công viên Biển Đông, đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà |
Tháng 6 |
Hai năm/lần |
2,000 |
0 |
2,000 |
|
II |
SỰ KIỆN, LỄ HỘI MANG TÍNH THƯƠNG HIỆU |
|
|
0 |
|
|
|
|
|
1 |
Lễ hội Sông Hàn |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Trục lễ hội sông Hàn (đường Bạch Đằng và Trần Hưng Đạo) với hệ thống sân khấu nổi trên sông tại khu vực Cảng cũ, đường Bạch Đằng |
Diễn ra trong vòng 1 tháng vào mùa du lịch |
2 năm một lần (bắt đầu từ năm 2023) |
28,000 |
14,000 |
14,000 |
|
2 |
Lễ hội Âm nhạc quốc tế Đà Nẵng |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Công viên Biển Đông và một số địa điểm thuộc trục Lễ hội sông Hàn |
03 ngày cuối tuần, mùa hè |
2 năm một lần (bắt đầu từ năm 2022) |
14,500 |
7,000 |
7,500 |
|
3 |
Sự kiện Đua thuyền buồm Da Nang Sailing Cup” |
Sở Văn hóa và Thể thao |
Sông Hàn với sân khấu chính đặt tại đường Trần Hưng Đạo,quận Sơn Trà, Đà Nẵng |
02 ngày, trong mùa du lịch biển |
Thường niên |
10,200 |
200 |
10,000 |
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
128,000 |
34,600 |
93,400 |
|
[1] Danh hiệu này được trao cho Đà Nẵng bởi World Travel Awards - Giải thưởng uy tín trong ngành du lịch và khách sạn khu vực châu Á và châu Úc.
[2] Hiệp hội Sự kiện và Du lịch công vụ Anh quốc, 2020, Báo cáo ngành công nghiệp Sự kiện Anh quốc năm 2020.
[3] Theo kết quả thống kê của công ty Tư vấn và Nghiên cứu thị trường đa quốc gia Allied Market Research.
[4] Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các Doanh nghiệp Du lịch và Sự kiện Anh quốc (BVEP), năm 2019.
[5] Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Sự kiện Úc, năm 2019.
[6] Theo báo cáo nghiên cứu của công ty Tư vấn và Nghiên cứu thị trường đa quốc gia Allied Market Research, vào năm 2018.
[7] Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng tại Báo cáo Đánh giá hiệu quả của Cuộc thi Trình diễn Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng đối với kinh tế- xã hội thành phố năm 2018.
[8] do Tripadvisor bình chọn vào năm 2015.
[9] do Tạp chí du lịch nổi tiếng Live and Invest Overseas bình chọn vào năm 2018.
[10] Stephen J. Page, Joanne Connell, 2020, The Routledge Handbook of Events, tái bản lần 2, NXB Routledge.
[11] Thông tin, số liệu được trích từ Đề án phát triển Kinh tế ban đêm tại thành phố Đà Nẵng, năm 2020.
[12] Báo cáo và Kế hoạch nêu trên được lập vào cuối năm 2020, tuy nhiên, hiện nay, do tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới nên số liệu dự báo trên sẽ được ngành Du lịch thành phố tiếp tục điều chỉnh.
[13] Các thông tin và nhận xét trên được trích từ Báo cáo khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2019 và Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại thành phố Đà Nẵng, 2020.