Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 4112/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 4112/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/12/2014
Ngày có hiệu lực 24/12/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Nguyễn Hồng Lĩnh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4112/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 24 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/6/2006 của Chính phủ về lập, xây dựng, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 73/2006/QĐ-UBND ngày 27/12/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống chợ đến 2020;

Căn cứ Quyết định số 520/QĐ-UBND ngày 24/02/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán Điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Văn bản số 1238/SCT-QLTM ngày 14/11/2014, Văn bản số 1330/SCT-QLTM ngày 10/12/2014 và Văn bản số 1379/SCT-QLTM ngày 22/12/2014 về việc phê duyệt “Điều chnh Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” với các nội dung sau:

1. Quan điểm, mục tiêu điều chỉnh Quy hoạch

1.1. Quan điểm phát triển

- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 kế thừa Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã được phê duyệt tại Quyết định số 73/2006/QĐ-UBND ngày 27/12/2006 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

- Phát triển hệ thống chợ phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt tại Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Quy hoạch phát triển thương mại và quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và xã hội hóa đầu tư phát triển chợ, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xã hội, góp phần bình ổn thị trường, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Chú trọng công tác tổ chức và quản lý chợ trên góc độ hiệu quả kinh tế từ các nguồn thu và những tác động của chợ đối với mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

1.2. Mục tiêu phát triển

1.2.1. Mục tiêu tng quát

- Mạng lưới chợ phải được sắp xếp, phân bổ phù hợp và đáp ứng đủ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

- Phát triển, khai thác có hiệu quả các loại hình và cấp độ chợ, gắn với việc đổi mới về tổ chức và phương thức quản lý, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần phát triển đồng bộ thị trường hàng hóa từ thành thị đến nông thôn.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, toàn tỉnh có 169 chợ, trong đó: 04 chợ hạng I, 10 chợ hạng II, 155 chợ hạng III (điều chỉnh so với Quyết định 73/2006/QĐ-UBND giảm 06 chợ hạng I, 07 chợ hạng II và 27 chợ hạng III); toàn tỉnh có 168/262 xã phường thị trấn có chợ (đạt tỷ lệ 64,12%).

- Tổng giá trị hàng hóa lưu thông qua chợ chiếm tỷ trọng khoảng 70% tổng mức lưu chuyển hàng hóa của cả tỉnh. Kết nối chuỗi sản xuất và tiêu thụ tại các chợ liên vùng để tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất; gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa nông lâm, ngư nghiệp.

- Cải thiện điều kiện cơ sở vật chất chợ, áp dụng các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật vào xây dựng và thiết kế chợ, tăng cường công tác quản lý vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao trình độ văn minh thương mại tại chợ, đảm bảo đến năm 2020 có 100% số chợ đạt chuẩn về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thu đúng, thu đcác khoản thu từ các loại phí (phí chợ, phí vệ sinh, phí trông giữ phương tiện...) theo đúng quy định của pháp luật.

- Đến năm 2016: Trên 80% số chợ chuyển đổi từ mô hình hiện tại sang mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, kinh doanh khai thác chợ; đến năm 2020: chuyển đổi hết số chợ thuộc diện phải chuyn đổi.

- Đến năm 2020, xóa bỏ triệt để các chợ cóc, chợ tạm, các tụ điểm bán hàng tự phát.

[...]