ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 41/2015/QĐ-UBND
|
Đà Lạt, ngày 18 tháng 05 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quảng cáo được Quốc
hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo;
Căn cứ Thông tư số
10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một
số điều của Luật quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm
2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo;
Căn cứ Thông tư số 19/2013/TT-BXD
ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài trời;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy định về quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành sau 30 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ
chức, cá nhân hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng căn cứ Quyết định
thi hành./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ VHTTDL; Bộ XD;
- Tổng Cục thuế; Tổng cục Thống
kê;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư
pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh LĐ;
- Website Chính phủ;
- Sở Tư pháp; TT Công báo tỉnh;
TT lưu trữ;
- Đài PT&TH tỉnh, Báo Lâm
Đồng;
- Như điều 3;
- LĐVP UBND tỉnh;
-Lưu VT, VX2, TKCT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Đoàn Văn Việt
|
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2015/QĐ-UBND
ngày 18 tháng 5 năm
2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy định này điều chỉnh phạm vi hoạt
động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Quy định cụ thể đối với
các phương tiện quảng cáo ngoài trời, công trình quảng cáo ngoài trời, công tác
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và trách nhiệm quản lý hoạt động quảng cáo
ngoài trời.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy định này áp dụng đối với tổ chức,
cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Giải thích
từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Hình thức quảng cáo ngoài trời tại
Quy định này bao gồm các hoạt động quảng cáo không sinh lời; quảng cáo theo
phương thức xã hội hóa trên bảng quảng cáo và băng rôn (tuyên truyền, cổ
động chính trị, chính sách xã hội có gắn biểu trưng, logo, tên nhà tài trợ hoặc nhãn
hiệu hàng hóa); quảng cáo thương mại và có mục đích sinh lời trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời; thông tin về dự
án, đề án trên bảng quảng cáo, màn hình chuyên quảng cáo;
quảng cáo rao vặt tại khu vực công cộng.
2. Phương tiện quảng cáo ngoài trời
bao gồm bảng quảng cáo, băng rôn (ngang, dọc); bảng quảng cáo dạng chữ,
hộp đèn, bảng chỉ dẫn, màn hình chuyên quảng cáo, công
trình quảng cáo; đoàn người thực hiện quảng cáo; các vật thể có yếu tố quảng cáo dưới dạng mặt phẳng, hình
khối, biểu tượng, hình tượng được đặt ngoài trời, nơi công cộng.
3. Công trình quảng cáo ngoài trời là
công trình xây dựng trên đất hoặc kết nối với kiến trúc có sẵn; gồm các hình
thức: Biển hiệu, bảng quảng cáo, bảng quảng cáo đứng độc lập; các loại màn
hình, bảng điện tử chuyên dùng quảng cáo ngoài trời; biểu tượng kiến trúc, công
trình điêu khắc - mỹ thuật, hoặc các vật thể khác được làm
bằng nguyên vật liệu xây dựng (gỗ, sắt, xi măng), nhằm
chuyển tải nội dung, hình thức thực
hiện mục đích quảng cáo.
Điều 4. Nguyên
tắc chung trong hoạt động quảng cáo ngoài trời
1. Các hoạt động quảng cáo ngoài trời
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng phải tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động
quảng cáo, hoạt động đầu tư xây dựng có yếu tố kinh doanh quảng cáo, đảm bảo
phù hợp với quy hoạch quảng cáo ngoài trời đã được Ủy ban
nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt và các quy định khác có liên quan.
2. Việc tiếp nhận thông báo sản phẩm
quảng cáo và cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo dựa trên cơ sở quy
hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; riêng các trường hợp đặc
biệt (nếu có) phải
được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận.
3. Hoạt động quảng cáo không sinh lợi
hoặc có mục đích sinh lợi trên phương tiện quảng cáo ngoài trời (trừ màn
hình chuyên quảng cáo và băng rôn) phải thực hiện thủ tục thông báo nội dung sản phẩm
quảng cáo theo quy định pháp luật tại Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch; hoạt động quảng cáo không sinh lợi hoặc có mục đích sinh lợi trên phương
tiện băng rôn, phải thực hiện thông báo nội dung sản phẩm
quảng cáo tại Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, thành phố.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Đối với
các phương tiện quảng cáo ngoài trời
1. Quảng cáo trên bảng quảng cáo, hộp
đèn, bảng quảng cáo dạng chữ, bảng chỉ dẫn, công trình quảng cáo:
- Thời gian thực hiện nội dung quảng
cáo có hiệu lực không quá 01 năm.
- Quy định quy chuẩn kỹ thuật đối với các phương tiện quảng cáo ngoài trời áp dụng theo
Thông tư số 19/2013/TT-BXD, ngày 31 tháng 10 năm 2013 của
Bộ Xây dựng về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài
trời”.
- Địa điểm thực hiện quảng cáo ngoài
trời phải phù hợp Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Quảng cáo trên phương tiện băng
rôn:
a) Kích thước băng rôn (tối đa):
- Băng rôn
ngang: Chiều rộng: 0,8 m - 1m, chiều dài: Không quá 8m.
- Băng rôn dọc:
+ Chiều rộng: 0,8m; chiều dài: 2,4m,
áp dụng cho các tuyến đường 3/4, Hồ Tùng Mậu, Trần Quốc
Toản, cầu Ông Đạo (thành phố Đà Lạt).
+ Chiều rộng: 0,8m; chiều dài: 2,2m
áp dụng cho các tuyến đường còn lại của thành phố Đà Lạt và trên địa bàn toàn
tỉnh.
b) Băng rôn treo ngoài trời:
- Không treo băng rôn ngang qua đường
giao thông; không treo băng rôn trên tượng đài, bia tưởng
niệm, biểu tượng của các cơ sở tôn giáo.
- Băng rôn treo ngoài trời và các nội
dung in trên băng rôn phải đảm bảo độ gắn kết bền chắc chịu được mưa, nắng, an
toàn, thẩm mỹ; khoảng cách từ cạnh dưới của băng rôn tới mặt đất thực hiện theo
quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-BXD ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Xây
dựng về quy chuẩn kỹ thuật trên phương tiện quảng cáo ngoài trời.
Vị trí treo: Tại
các vị trí, tuyến đường đã được Phòng Văn hóa - Thông tin huyện (thành phố) đồng ý bằng văn bản (đối với quảng cáo không sinh lời và theo phương thức xã hội hóa) hoặc bằng Giấy tiếp
nhận thông báo sản phẩm quảng cáo (đối
với quảng cáo thương mại),
- Số lượng treo băng rôn:
+ Băng rôn quảng cáo theo phương thức
xã hội hóa: số lượng không quá 10 băng rôn ngang, 200 băng rôn dọc/đợt/địa bàn
huyện (thành phố).
+ Băng rôn quảng cáo thương mại và có
mục đích sinh lợi: số lượng không quá 5 băng rôn ngang, 100 băng rôn
dọc/đợt/địa bàn huyện (thành phố),
c) Băng rôn quảng cáo treo tại cửa
hàng và cơ sở sản xuất, kinh doanh (trong phạm vi cơ sở sản xuất, kinh
doanh):
- Số lượng băng rôn ngang: Không quá
02 cái/cửa hàng hoặc cơ sở.
- Số lượng băng rôn dọc: Không quá 10
cái/cửa hàng hoặc cơ sở.
- Quảng cáo bằng hình thức Đoàn người
thực hiện quảng cáo: Áp dụng theo Điều 36 Luật Quảng cáo.
4. Bảng quảng cáo giới thiệu, thông
tin nội dung dự án (Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt) phải thực
hiện theo quy định của pháp luật:
a) Trường hợp đặt bảng quảng cáo
trong khuôn viên dự án: Phải làm hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
b) Trường hợp đặt bảng quảng cáo
ngoài phạm vi (khuôn viên) của dự án: Hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo
gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, tiếp nhận phải kèm văn bản xác
định về vị trí dựng bảng quảng cáo:
+ Dựng trên đất công: Phải được sự
đồng ý của Ủy ban nhân dân huyện (thành phố) sở tại (kèm hồ sơ thủ tục theo quy định
pháp luật);
+ Dựng trên đất của tổ chức, cá nhân:
Phải có sự đồng ý của chủ sở hữu (kèm hồ sơ
sở hữu đất theo quy định pháp luật);
Đồng thời đảm bảo các điều kiện về
môi trường cảnh quan, không vi phạm lộ giới an toàn giao thông, không che chắn
tầm nhìn, không vi phạm hành lang an toàn lưới điện và các quy định khác có
liên quan.
Điều 6. Đối với
công trình quảng cáo ngoài trời
1. Màn hình chuyên quảng cáo ngoài
trời có diện tích một mặt từ 20m2 trở lên; biển
hiệu và bảng quảng cáo gắn vào công trình xây dựng có sẵn có diện tích một mặt
trên 20m2 trở lên; bảng quảng cáo đứng độc lập
có diện tích một mặt từ 40m2 trở lên thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Quảng cáo.
2. Vật thể quảng cáo dạng hình tượng,
biểu tượng có diện tích tổng thể từ 20m2 trở
lên, được đặt ngoài trời, nơi công cộng phải được Sở Xây dựng hướng dẫn thực
hiện theo chức năng, thẩm quyền quy định.
- Trường hợp tại
vị trí hoặc vật thể quảng cáo có yêu cầu thẩm mỹ cao, Sở Xây dựng chủ trì,
thành lập Hội đồng thẩm định (gồm đại diện Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch, các Sở, ngành liên
quan và chuyên gia chuyên ngành) để xem xét, thẩm định và thống nhất ý kiến trước khi
cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo (theo thẩm quyền).
- Điều kiện cơ bản để xem xét, thẩm
định:
+ Phù hợp với chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc quy hoạch quảng cáo ngoài trời, quy hoạch đô
thị và quy hoạch dự án (nếu có) được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp
ứng yếu tố thẩm mỹ và mỹ quan đô thị, nhất là tại các vùng, điểm, khu vực cảnh
quan quan trọng;
+ Đảm bảo yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật
tại Thông tư số 19/2013/TT-BXD, ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Xây dựng.
Điều 7. Các quy định
khác
1. Khuyến khích các hoạt động quảng
cáo:
- Quảng cáo theo phương thức xã hội
hóa hoặc phúc lợi, kết hợp với đầu tư các công trình làm đẹp đường phố gắn với
bảng quảng cáo, hộp đèn.
- Quảng cáo bằng các phương tiện công
nghệ hiện đại, vật liệu bền, an toàn; hình thức sinh động, hấp dẫn, sản phẩm quảng cáo có tính an toàn xã hội
và thẩm mỹ cao.
2. Khu vực không quảng cáo thương mại:
- Trong phạm vi khuôn viên của các cơ
quan Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, các tổ chức đoàn
thể chính trị - xã hội các cấp; khu di tích lịch sử - văn hóa; di tích cách
mạng; khuôn viên nơi đặt tượng; bia tưởng niệm và cơ sở tôn giáo trên địa bàn
toàn tỉnh.
- Trên mặt hồ nước tại trung tâm
thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và thị trấn của các huyện chỉ được quảng cáo cho các
hoạt động thể thao, vui chơi giải trí mang tính thể dục thể thao, hoạt động văn
hóa nghệ thuật hoặc các hoạt động đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép.
3. Các tuyến
đường dành riêng tuyên truyền nhiệm vụ chính trị tại thành phố Đà Lạt (giao
Trung tâm Văn hóa tỉnh thực hiện): Khu vực cầu Ông Đạo, Đường 3/4, Hồ Tùng
Mậu, Trần Quốc Toản, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ (nối dài), Trần
Hưng Đạo (khu vực từ vòng xoay trước Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đến
đường Trần Phú).
- Trung tâm Văn hóa tỉnh làm việc với
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt để thống nhất về việc
khai thác, sử dụng và quản lý hệ thống trụ đèn chiếu sáng tại các tuyến đường trên, đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố Bảo Lộc có trách nhiệm quy định các tuyến đường (hoặc
khu vực) trên địa bàn dành riêng cho tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, thông
báo về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp quản lý.
4. Quảng cáo rao vặt chỉ được thực hiện tại các điểm quy hoạch quảng cáo rao vặt trong Đề
án Quy hoạch quảng cáo ngoài trời của tỉnh (Bảng tin tại nơi công
cộng, trạm chờ xe buýt) và tuân thủ quy định tại mục 16,
Điều 8 và mục 2, Điều 33 của Luật Quảng cáo.
5. Không cho phép quảng cáo trong
chương trình biểu diễn nghệ thuật, hoạt động thể thao, vui
chơi giải trí các sản phẩm, hàng hóa như băng vệ sinh,
thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ. Cơ sở
sản xuất kinh doanh và cửa hàng, đại lý bán sản phẩm chỉ
được phép quảng cáo các nội dung trên trong phạm vi khuôn viên của mình.
Quảng cáo nội y trên manơcanh (những
tượng người mẫu bằng nhựa composite hoặc
nhựa, dùng để mặc đồ
thời trang, trưng bày trong
các shop thời trang và nhà may) chỉ được quảng cáo
trong phạm vi cơ sở sản xuất, phía trong các cửa hàng, shop thời trang và cơ sở
may.
.................
ngày 20 hàng quý, 6 tháng, 9 tháng, 1
năm hoặc theo yêu cầu đột xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác đã được
quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 6 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số
điều của Luật quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm
2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo”.
Điều 9. Nhiệm vụ,
quyền hạn của ngành Xây dựng
1. Sở Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, các Sở, ngành liên quan và Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố thực hiện quản lý nhà nước về việc xây dựng công
trình quảng cáo ngoài trời.
- Hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ
và cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo theo quy định pháp luật; tổ
chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm
về xây dựng công trình quảng cáo ngoài trời trên địa bàn toàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, tham mưu đề
xuất điều chỉnh, bổ sung đề án quy hoạch quảng cáo ngoài
trời trên địa bàn tỉnh.
2. Phòng Quản lý Đô thị thành phố Đà
Lạt, Bảo Lộc và Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện:
- Thực hiện theo chức năng, thẩm quyền được quy định đối với cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh; và thực hiện
các chủ trương phân công, phân nhiệm tại các văn bản quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc văn bản hướng dẫn của Sở Xây dựng.
- Chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, thành phố và các phòng chức năng khác
có liên quan để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và
nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp về quản lý
hoạt động xây dựng công trình quảng cáo ngoài trời tại địa phương.
Điều 10. Nhiệm
vụ, quyền hạn của sở Thông tin và Truyền thông
- Quản lý và hướng dẫn thực hiện
quảng cáo trên phương tiện màn hình,
bảng điện tử chuyên dùng quảng cáo ngoài trời theo quy định pháp luật.
- Xử lý các trường hợp quảng cáo số
máy điện thoại, địa chỉ người làm dịch vụ không đúng nơi
quy định (viết, vẽ, dán lên tường, gốc
cây, cột điện và các vật thể khác.... làm mất mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường) theo
đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.