ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
41/2006/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi,
ngày 02 tháng 8 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG
THÔN- MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số
24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức huy
động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng
các cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số
184/2004/QĐ-TTg ngày 22/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên
cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng
nghề ở nông thôn giai đoạn 2006 – 2010;
Căn cứ Quyết định số
132/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2001 về cơ chế tài chính thực hiện chương
trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản,
cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số
42/2006/NQ-HĐND ngày 08/7/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá X tại kỳ họp thứ
9 về Đề án phát triển Giao thông nông thôn– miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2006 – 2010;
Xét đề nghị của Sở Giao
thông vận tải tại Tờ trình số 86/TTr-SGTVT ngày 28/7/2006 về việc phê duyệt Đề
án phát triển Giao thông nông thôn– miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 – 2010
và Báo cáo Thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 74/BC-STP ngày 27/7/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt Đề án phát triển Giao thông
nông thôn – miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 – 2010 với những nội dung
chính sau:
1. Mục
tiêu tổng quát
- Đường
huyện (ĐH): đầu tư đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, V
(TCVN 4054 – 98), phấn đấu đến năm 2010 nhựa hoá, cứng hoá bình quân ít nhất 70%
các tuyến ĐH.
- Đường
xã, phường, thị trấn (ĐX): đầu tư đạt tiêu chuẩn đường
giao thông nông thôn (GTNT) loại A, B (TCN 210 - 92), phấn đấu đến năm 2010 cứng
hoá mặt đường bê tông xi măng (BTXM) hoặc láng nhựa bình quân ít nhất 60% các
tuyến ĐX.
- Đường
nội thành phố (ĐĐT): mở rộng theo quy hoạch được
duyệt, nâng cấp chất lượng mặt đường bằng bê tông nhựa, hoàn chỉnh hệ thống đèn
tín hiệu, thoát nước, vỉa hè, cây xanh, bê tông hoá 100% các đường hẻm trong nội
thành.
- Đường
thôn, tổ dân phố (ĐTh): đầu tư đạt tiêu chuẩn đường
GTNT loại A, B (TCN 210 - 92), từng bước cứng hoá mặt đường bằng BTXM, gạch hoặc
cấp phối các tuyến đường thôn, đường ra đồng ruộng.
2. Khối
lượng đầu tư
- Trong 5
năm từ 2006 – 2010 nhựa hoá, cứng hoá ít nhất được 1500 Km các tuyến ĐH, ĐX,
ĐTh.
Trong đó:
+ ĐH: đầu
tư nâng cấp, cải tạo 500 Km, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, V (TCVN 4054-98).
+ ĐX: đầu
tư nâng cấp, cải tạo 750 Km, đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A,
B (TCN 210 – 92).
+ ĐTh: đầu
tư nâng cấp, cải tạo 250 Km, đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A,
B (TCN 210 – 92), từng bước cứng hoá các tuyến đường thôn, đường ra đồng ruộng.
Riêng đường nội Thành phố: bê tông hoá 100% các đường hẻm trong nội thành.
3. Giải
pháp về vốn đầu tư
a. Đối với
ĐH:
- Các huyện
đồng bằng: Vốn ngân sách tỉnh và vốn các chương trình mục tiêu bố trí 70%; ngân
sách cấp huyện và các nguồn huy động khác 30%.
- Các huyện
miền núi, hải đảo: Vốn ngân sách tỉnh và vốn các chương trình mục tiêu bố trí
90%; ngân sách cấp huyện và các nguồn huy động khác 10%.
b. Đối với
ĐX:
- Các xã,
phường, thị trấn đồng bằng: Vốn ngân sách tỉnh bố trí 50%; ngân sách cấp huyện,
ngân sách cấp xã và các nguồn huy động của xã 50%.
- Các xã,
thị trấn miền núi và hải đảo: Vốn ngân sách tỉnh bố trí 80%; ngân sách cấp huyện,
ngân sách cấp xã và các nguồn huy động của xã 20%.
Tỷ lệ đóng
góp và hình thức huy động giữa ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã và nguồn
huy động cụ thể do Hội đồng nhân dân huyện, thành phố quyết định.
c. Đối với
ĐTh:
Chính quyền
địa phương và nhân dân huy động các nguồn lực trên địa bàn để thực hiện.
d. Khuyến
khích các huyện, thành phố có nguồn thu khá tự bố trí ngân sách cấp huyện để hỗ
trợ cho xã, phường, thị trấn và huy động nguồn lực trong nhân dân để đẩy nhanh
tốc độ phát triển giao thông nông thôn - miền núi.
4. Tổng
hợp vốn đầu tư
a- Tổng
vốn đầu tư (5 năm): 1.429.012 triệu đồng.
Trong đó:
+ Đường huyện:
779.012 triệu đồng.
+ Đường xã:
525.000 triệu đồng.
+ Đường
thôn, khối phố: 125.000 triệu đồng.
b- Cơ cấu
vốn đầu tư:
- Đầu tư
đường huyện:
+ Ngân sách
tỉnh, chương trình mục tiêu: 626.724 triệu đồng.
+ Ngân sách
huyện và nguồn khác: 152.288 triệu đồng
- Đường
xã, phường:
+ Vốn ngân
sách tỉnh: 327.537 triệu đồng.
+ Ngân sách
huyện, xã và các nguồn huy động: 197.463 triệu đồng.
- Đường
thôn, khối phố:
+ Huy động
đóng góp của nhân dân trên địa bàn: 125.000 triệu đồng
c- Nguồn
vốn của ngân sách tỉnh bố trí thực hiện Đề án:
- Đầu tư
đường huyện: 626.724 tr.đồng.
+ Vốn NS tỉnh
+ các chương trình mục tiêu: 525.853 tr.đồng.
+ Vốn dự án
GTNT3 (vốn ODA Bộ GTVT): 39.816 tr.đồng.
+ Vốn dự án
ADB5 (vốn ODA Bộ GTVT): 61.055 tr.đồng.
- Đầu tư
Đường xã: 327.537 tr.đồng.
+ Ngân sách
tỉnh vay theo Quyết định số 184/QĐ-TTg: 175.000 tr.đồng.
+ Vốn đầu
tư ngân sách tỉnh bố trí thực hiện Đề án: 52.537 tr.đồng.
+ Ngân sách
tỉnh vay vốn nhàn rỗi KBNN, vốn khác: 100.000 tr.đồng.
d- Vốn
ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã và huy động nhân dân để thực hiện Đề án: Thực
hiện theo Đề án phát triển GTNT – MN của huyện, thành phố.
5. Mức
huy động đóng góp trong nhân dân
Hình thức
và mức huy động nguồn lực cụ thể đối với từng đối tượng giao cho HĐND huyện, thành
phố quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. UBND tỉnh quy
định (theo Nghị quyết của HĐND tỉnh) các hình thức và mức huy động như sau:
- Huy động
đóng góp của doanh nghiệp: đối với công trình giao thông chuyên dụng phục vụ vận
chuyển nguyên liệu, sản phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp tự đầu tư, quản
lý, khai thác; đối với công trình giao thông vừa phục vụ vận chuyển cho các
doanh nghiệp vừa phục vụ đi lại, phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa
phương thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đóng góp vốn cùng với vốn bố trí của
Nhà nước, vốn đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng đường giao thông. Mức
đóng góp theo thoả thuận giữa chủ quản lý công trình với doanh nghiệp.
- Huy động
đóng góp của chủ phương tiện vận tải: mức huy động cụ thể do HĐND huyện, thành
phố quyết định phù hợp với đặc điểm từng vùng và chủng loại phương tiện.
- Huy động
đóng góp trực tiếp của nhân dân, huy động ngày công lao động xã hội chủ nghĩa.
- Các hình
thức huy động khác phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương; được đa số
nhân dân vùng hưởng lợi đồng tình.
6. Tổ chức
huy động các nguồn lực
Nguồn vốn
huy động của chủ phương tiện vận tải, huy động nhân dân và các nguồn vốn huy động
khác là để đầu tư xây dựng đường xã, đường thôn, khối phố do đó cách thức tổ chức
huy động là:
- UBND xã,
phường, thị trấn quyết định hình thức, mức huy động đối với từng đối tượng cụ
thể phù hợp đặc điểm của địa phương và theo Nghị quyết của HĐND huyện, thành phố.
- Ban quản
lý dự án GTNT xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và tổ chức huy động.
- Đối với
đường thôn, đường nội bộ khối phố do cộng đồng dân cư sống trên địa bàn cử người
đại diện vận động để thực hiện.
- Khi đã
huy động đủ nguồn lực cho công trình thì báo cáo UBND huyện, thành phố bố trí
nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách tỉnh, ngân sách huyện.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
UBND tỉnh
giao nhiệm vụ cho Giám đốc các Sở ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố như
sau:
- Sở Giao
thông vận tải dự thảo và trình UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý xây dựng
mạng lưới đường xã, phường, thị trấn đồng thời kiểm tra, đôn đốc và báo cáo Uỷ
ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Đề án. Đối với đường huyện và các tuyến
đường vào vùng nguyên liệu, cụm công nghiệp thì thực hiện theo quy định hiện
hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, riêng đường thôn, xóm, tổ dân phố
do cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn quyết định.
- Sở Tài
chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở ngành liên quan tham mưu cho HĐND và
UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn từ các nguồn: Vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước, vốn
đầu tư của ngân sách tỉnh, vay vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước và các nguồn vốn
khác bảo đảm nguồn vốn để hoàn thành mục tiêu Đề án.
- Uỷ quyền
cho Giám đốc Sở Giao thông vận tải phê duyệt thiết kế mẫu, dự toán mẫu và hướng
dẫn các địa phương thực hiện đúng quy trình quản lý kỹ thuật chất lượng đối với
hệ thống đường xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố. Đối với đường huyện và
các tuyến đường vào vùng nguyên liệu, cụm công nghiệp thực hiện việc quản lý chất
lượng theo quy định hiện hành.
- UBND huyện,
thành phố thực hiện việc khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống GTNT trên địa
bàn, xây dựng Đề án trình Huyện uỷ, Thành uỷ và HĐND huyện, thành phố ban hành
Nghị quyết chuyên đề về phát triển GTNT và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác
phát triển GTNT trên địa bàn.
- UBND các
huyện, thành phố lồng ghép các chương trình, dự án với chương trình GTNT-MN để
mỗi công trình sau khi đầu tư sẽ phát huy đồng bộ, mang lại hiệu quả kinh tế.
- Các địa
phương cần có cơ chế linh hoạt, phù hợp với từng vùng để tăng cường huy động
nguồn lực trong nhân dân, trong các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển
GTNT.
- UBND các
cấp tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh
về công tác phát triển GTNT – MN, tạo sự nhận thức đầy đủ trong các cấp uỷ đảng,
chính quyền, các tổ chức xã hội, đoàn thể, trong nhân dân để từ đó mọi người thấy
được quyền lợi và nghĩa vụ của mình tham gia đóng góp công sức, tiền của cho
công tác giao thông nông thôn, không trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn đầu tư của
Ngân sách nhà nước; tăng cường công tác quản lý và bảo dưỡng thường xuyên các
tuyến đường trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo
các cấp, công tác thi đua, động viên khen thưởng kịp thời trong tổ chức thực hiện
ở các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở:
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi
trường, Thủ trưởng các ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, xã, phường,
thị trấn; các cơ quan đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này.
Quyết định
này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Huế
|