Kế hoạch 49/KH-UBND năm 2017 thực hiện đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn thực hiện mục tiêu 80% trở lên đường giao thông nông thôn ấp - liên ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Kiên Giang ban hành
Số hiệu | 49/KH-UBND |
Ngày ban hành | 31/03/2017 |
Ngày có hiệu lực | 31/03/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kiên Giang |
Người ký | Mai Anh Nhịn |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/KH-UBND |
Kiên Giang, ngày 31 tháng 3 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN THỰC HIỆN MỤC TIÊU 80% TRỞ LÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN ẤP - LIÊN ẤP ĐƯỢC NHỰA HÓA HOẶC BÊ TÔNG HÓA, GIAI ĐOẠN 2016-2020
Thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 08/3/2016 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, Quyết định số 2843/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Kiên Giang về phê duyệt Đề án “Huy động nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ” giai đoạn 2015-2020. UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn thực hiện mục tiêu 80% trở lên đường giao thông nông thôn ấp - liên ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, giai đoạn 2016-2020, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Kế hoạch được xem xét, đánh giá việc tổ chức thực hiện trong thời gian qua, xác định mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn giai đoạn 2016 đến năm 2020 trong phạm vi và điều kiện thực tế của tỉnh; dự kiến khả năng huy động các nguồn lực và tổ chức thực hiện nhằm nâng cao tính khả thi của Kế hoạch.
2. Yêu cầu:
Xác định được kế hoạch cụ thể đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh. Xác định danh mục ưu tiên, phân kỳ nguồn vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020, dựa trên cơ sở khả năng nguồn vốn đầu tư nhằm sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn và nâng cao chất lượng khai thác.
II. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN
1. Mục tiêu đầu tư phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020:
1.1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng hệ thống giao thông ấp-liên ấp kết nối hợp lý với hệ thống giao thông đường xã, đường huyện, đường tỉnh, hệ thống giao thông quốc gia để tạo thành một mạng lưới giao thông thông suốt, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; phù hợp với việc ứng phó biến đổi khí hậu trong tương lai, bảo đảm môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Ưu tiên xây dựng giao thông nông thôn các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững, giảm sự chênh lệch giữa các vùng.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Tập trung xây dựng các tuyến đường nông thôn mới để nâng chỉ số mật độ đường giao thông nông thôn (GTNT) đảm bảo mức độ bao phủ đường GTNT rộng khắp, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và kết nối hợp lý với mạng lưới đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ. Phấn đấu đến năm 2020, đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn thực hiện mục tiêu 80% trở lên đường giao thông nông thôn ấp - liên ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Tổng số km đường GTNT được xây dựng mới khoảng 1.640km (mỗi năm tăng bình quân 4% trên tổng số km đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh). Phấn đấu xóa các điểm vượt sông bằng phà trên các tuyến đường huyện nhằm phát huy năng lực khai thác của các tuyến đường đã được đầu tư và đảm bảo an toàn giao thông.
2. Kế hoạch đầu tư phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020:
2.1. Năm 2016-2017:
Thực hiện tăng thêm 656 km, nâng tổng số km đường GTNT của tỉnh lên 5.035km/7.084 km đạt 71% (năm 2016 thực hiện 328km đường GTNT của tỉnh lên 4.707km/7.084 km đạt 66,45%). Triển khai Hợp phần Local Road Assets Management Project - LRAMP trên địa bàn tỉnh 10/38 cầu.
Tập trung xây dựng các tuyến đường nông thôn với khối lượng thực hiện khoảng 984 km, nâng tổng chiều dài đường GTNT lên 6.130km đạt tỷ lệ 80%, mức độ bao phủ đạt 0,97km/km2. Hoàn thành Hợp phần Local Road Assets Management Project - LRAMP trên địa bàn tỉnh 28/38 cầu.
2.3 Nguồn vốn đầu tư xây dựng:
Thực hiện theo Quyết định số 2843/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Kiên Giang về phê duyệt Đề án “Huy động nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ” giai đoạn 2015-2020; kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 (lĩnh vực giao thông) trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; và các nguồn vốn hợp pháp khác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 27/02/2013 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 08/3/2016 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, Quyết định số 2843/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Kiên Giang về phê duyệt Đề án “Huy động nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ” giai đoạn 2015-2020. Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch của Đảng; chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng với các chương trình, hành động cụ thể của các ngành, các cấp.
2. Trách nhiệm Sở Giao thông vận tải:
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh công tác quản lý chung về phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh; trong việc triển khai xây dựng các công trình, dự án phù hợp với quy hoạch; thực hiện chức năng đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương.
- Tổng hợp số liệu báo cáo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch sau khi kết thúc từng giai đoạn cụ thể và tổng kết, đánh giá khi kết thúc vào cuối năm 2020.
3. Trách nhiệm Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành có liên quan rà soát nhu cầu đầu tư của các địa phương và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch thực hiện bảo đảm đúng mục tiêu, kế hoạch và mang lại hiệu quả cao nhất; vận dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển giao thông nông thôn; hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố trong công tác chuẩn bị đầu tư, thẩm tra, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định.