ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
**********
|
Số : 41 /2006/QĐ-UBND
|
TP. Hồ Chí Minh,
ngày 15 tháng 3 năm 2006
|
quyẾt
ĐỊnh
VỀ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN “NĂM 2006 - NĂM CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH”
Ủy ban nhÂn dÂn
thÀnh phỐ hỒ
chÍ minh
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 34/2005/NQ-HĐND ngày 26 tháng 12 năm
2005 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2006;
Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính thành phố tại Tờ
trình số 04/TTr-CCHC ngày 17 tháng 01 năm 2006;
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1.
Nay ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành
động thực hiện “Năm 2006 - Năm cải cách hành chính”.
Điều 2. Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các quận - huyện, Giám đốc các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp thuộc thành
phố căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và nội dung Chương trình hành động này để
xây dựng Chương trình hành động cụ thể, nhằm thực hiện đạt hiệu quả cao nhất
các nội dung trọng tâm và những giải pháp chủ yếu của Chương trình hành động thực
hiện “Năm 2006 - Năm cải cách hành chính”.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
thành phố, Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính thành phố, Thủ trưởng
các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp thuộc thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận :
- Như điều 4
- Văn phòng Chính phủ
- Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ
- Thường trực Thành ủy
- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố
- Ủy ban nhân dân thành phố
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố
- Các Đoàn thể thành phố
- Văn phòng Thành ủy, các Ban của Thành ủy
- Các Ban Hội đồng nhân dân thành phố
- Báo, đài thành phố
- VPHĐ-UB : Các PVP, các Tổ NCTH, TH(10)
- Lưu (CCHC) H.
|
Tm. Ủy ban nhÂn dÂn
chỦ tỊch
Lê Thanh Hải
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN “nĂm 2006 - NĂM CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH”
( Ban hành kèm theo Quyết định số 41 /2006/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3
năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố )
Thực hiện Nghị quyết số
34/2005/NQ-HĐND ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng nhân dân thành phố về
nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2006. Ủy ban nhân dân thành phố đề ra
Chương trình hành động thực hiện “Năm 2006 - Năm cải cách hành chính”. Đây là sự
kế thừa các kết quả và bài học của cải cách hành chính giai đoạn 2001-2005, là
năm đầu tiên triển khai Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010 với
những yêu cầu và định hướng cơ bản đã được Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 8
xác định. Trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng
và triển khai những nội dung trọng tâm cải cách hành chính năm 2006 như sau :
I.- MỤC TIÊU
1. Xây dựng nền hành chính thành phố
từng bước hiện đại, thật sự dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp hóa,
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, làm tiền đề cho đến năm 2010 hệ thống hành
chính của thành phố về cơ bản cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý một đô thị lớn
trong quá trình phát triển và hội nhập, thể hiện bản chất của một nền hành
chính phục vụ nhân dân.
2. Xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao của
công cuộc xây dựng và phát triển thành phố.
II.- NỘI DUNG TRỌNG
TÂM
Cùng với việc tiếp tục duy trì và
phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công
tác cải cách hành chính những năm vừa qua, đồng thời với việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của mình, trong năm 2006 các ngành, các cấp của thành phố cần tập
trung thực hiện có kết quả những nội dung trọng tâm về cải cách hành chính sau
đây :
1. Đổi mới quy trình, nâng cao hơn nữa
năng lực soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật ở các ngành, các cấp từ thành phố
đến quận - huyện, nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu lực cao của các văn bản được
thi hành.
2. Tiếp tục rà soát để chuẩn hóa, mẫu
hóa, công khai hóa các thủ tục hồ sơ hành chính :
2.1- Trong quý 2 năm 2006, ít nhất
80% các quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp
được chuẩn hóa, công khai hóa tại mỗi sở - ngành, quận - huyện, phường - xã, thị
trấn qua nhiều hình thức : Tài liệu tra cứu tại trụ sở cơ quan hành chính và
trên trang Web của các quận - huyện và sở - ngành… Hết quý III năm 2006, 100%
các quy trình, thủ tục hành chính được chuẩn hóa, công bố công khai để thống nhất
thực hiện.
2.2- Từ tháng 4 năm 2006, tại
trụ sở các sở - ngành, quận - huyện, phường - xã, thị trấn và trên trang web
các đơn vị (nếu có) phải công khai danh sách, địa chỉ các tổ chức (công ty) dịch
vụ kỹ thuật (đo đạc nhà đất; thiết kế; điện nước,…) và dịch vụ tư vấn để người
dân lựa chọn.
2.3- Chậm nhất quý II năm 2006, các sở
- ngành quản lý Nhà nước liên quan đến các lĩnh vực : Nhà, đất; xây dựng; đầu
tư; đăng ký thành lập doanh nghiệp; quy hoạch (Sở Tài nguyên và Môi trường, Xây
dựng; Kế hoạch và Đầu tư; Quy hoạch - Kiến trúc) hoàn thành dự thảo, trình Ủy
ban nhân dân thành phố xem xét, ban hành quy chế phối hợp giải quyết các hồ sơ
hành chính thuộc các lĩnh vực nêu trên theo cơ chế “một cửa” liên thông, liên
ngành giữa các cơ quan Nhà nước có liên quan, để triển khai thực hiện. Chấm dứt
tình trạng buộc tổ chức, công dân phải đi lại nhiều nơi, nhiều lần để xin giải
quyết một hồ sơ vụ việc hoặc các cơ quan Nhà nước gây khó khăn lẫn nhau.
2.4- Từng bước đưa các dịch vụ hỏi
đáp giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền được thực hiện thường xuyên
7/7 ngày một tuần, 24/24 giờ trong ngày (Hệ thống đăng ký kinh doanh qua mạng,
Hệ thống đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền qua mạng, theo dõi tiến độ giải
quyết hồ sơ qua mạng, điện thoại,…); công khai quy trình và tiến độ thẩm định
các dự án theo thẩm quyền của các sở - ngành trên hệ thống cung cấp thông tin
theo cơ chế “một cửa” của thành phố, trong đó tập trung trước hết là : Văn
phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở
Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; Cục thuế thành phố; Sở Giao thông- Công
chính; Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư.
3. Trong quý I/2006, các sở - ngành
thành phố phải tiến hành rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quy chế tổ chức và hoạt
động, qua đó đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho
phù hợp, tránh trùng lắp, chồng chéo, đan xen hoặc bỏ sót công việc.
4. Phân cấp, ủy quyền quản lý đồng bộ
hơn, đồng thời chuẩn hóa chất lượng quản lý công việc hành chính trên cơ sở ứng
dụng các mô hình quản lý mới và tin học hóa hoạt động của các sở - ngành và
Chính quyền các cấp từ thành phố đến cơ sở :
4.1- Trong quý II/2006, hoàn thành rà
soát và điều chỉnh việc ủy quyền, phân cấp quản lý giữa Ủy ban nhân dân thành
phố, các sở - ngành, quận - huyện và phường - xã, thị trấn, đảm bảo đồng bộ về
trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực để các đơn vị có đủ điều kiện hoàn thành
nhiệm vụ.
4.2- Trên cơ sở sơ kết việc áp dụng
ISO ở các cơ quan hành chính trong những năm qua, năm 2006 tất cả các sở -
ngành quản lý Nhà nước, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và từng bước mở rộng đến
phường - xã, thị trấn thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO trong công tác quản lý và phục vụ người dân.
4.3- Tổ chức các hội nghị chuyên đề để
triển khai, đánh giá tin học hóa quản lý Nhà nước và các ứng dụng trong các cơ
quan hành chính Nhà nước.
Đẩy mạnh ứng dụng tin học hóa trong
hoạt động quản lý Nhà nước ở các cấp, trước hết trong 3 khâu công việc : Xử lý
hồ sơ văn bản, theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ công việc; tổng hợp và báo cáo
tình hình hàng tuần, tháng, quý, năm ở các cơ quan, đơn vị và công tác quản lý
chuyên ngành của các sở - ngành thành phố.
Tổ chức các hội nghị chuyên đề để triển
khai, đánh giá tin học hóa quản lý nhà nước và các ứng dụng trong các cơ quan
hành chính Nhà nước.
4.4- Tổ chức triển khai thí điểm hệ
thống quản lý theo kết quả ở lĩnh vực quản lý đất đai, kinh doanh sau cấp phép,
phát triển hệ thống y tế cơ sở.
4.5- Trong quý I năm 2006, sơ kết hoạt
động thí điểm mô hình Tổ nghiệp vụ hành chính công, qua đó nhân rộng đến các quận
- huyện còn lại.
4.6- Tăng cường củng cố và
nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính quyền các cấp, đặc biệt
là chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công theo cơ chế “một cửa” ở phường -
xã, thị trấn.
5. Khuyến khích người dân và
doanh nghiệp giám sát, đánh giá chất lượng phục vụ của các cơ quan công quyền :
5.1- Hàng tháng các địa phương, đơn vị
phải thường xuyên thực hiện khảo sát ý kiến của người dân và doanh nghiệp về chất
lượng phục vụ của Chính quyền cấp quận - huyện, phường - xã, thị trấn và sở -
ngành, kết quả phải được công khai đánh giá trong báo cáo công tác hàng quý về
công tác cải cách hành chính và trên trang Web của các đơn vị.
5.2- Từ đầu quý 2 năm 2006, hàng
tháng, các quận - huyện, phường - xã, thị trấn và sở - ngành thành phố phải
công bố công khai tại trụ sở làm việc, trên bản tin và trang Web kết quả giải
quyết hồ sơ hành chính và đơn, thư khiếu nại để người dân và doanh nghiệp giám
sát.
6. Tăng cường công tác đào tạo,
bồi dưỡng và có chính sách thu hút người có năng lực chuyên môn và phẩm chất, đạo
đức tốt vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước :
6.1- Các ngành, các cấp cần chú trọng
công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu theo chức danh cho cán bộ, công chức (kể
cả cán bộ quản lý và công chức chuyên môn) bằng nhiều hình thức thích hợp, nhất
là đối với cán bộ, công chức ở phường - xã, thị trấn. Đến hết năm 2006 tất cả
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường phải có trình độ đại học trở
lên; 100% Chủ tịch phường - xã, thị trấn đều phải qua các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý hành
chính Nhà nước; hầu hết công chức chuyên môn (Địa chính - Nhà đất; Tư pháp - Hộ
tịch ) ở phường - xã, thị trấn phải có trình độ từ trung cấp trở lên về chuyên
ngành, theo nhiệm vụ được phân công.
6.2- Đổi mới phương pháp, nội
dung đánh giá kết quả và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức
các cấp, các ngành, trong đó chú trọng chất lượng và hiệu suất công tác sau đào
tạo.
6.3- Tiếp tục nghiên cứu, ban
hành các chính sách mới có tác dụng thu hút và khuyến khích những người có
trình độ đại học trở lên, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ giỏi và phẩm chất, đạo
đức tốt vào làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp ở thành phố,
nhất là về phường - xã, thị trấn và các ngành nghề đặc thù hoặc ít người muốn
làm.
6.4- Trong quý I năm 2006, các
sở - ngành, quận - huyện phải công bố công khai nhu cầu và tiêu chuẩn tuyển dụng
công chức năm 2006.
7. Triển khai xây dựng đề án
Chính quyền đô thị thành phố Hồ Chí Minh :
7.1- Quý I năm 2006 : Thành lập Tổ
công tác xây dựng đề án, làm rõ các bất cập hiện nay trong phương thức tổ chức
Chính quyền ở thành phố, làm việc với các cơ quan Trung ương, xác lập một số định
hướng giải pháp. Tổ chức khảo sát hoạt động Chính quyền đô thị ở một số nước
trên thế giới. Tìm tổ chức tư vấn về vấn đề này.
7.2- Quý II năm 2006 : Tổ chức hội thảo,
đề xuất định hướng giải pháp.
7.3- Quý III năm 2006 : Báo cáo Thành
ủy, Hội đồng nhân dân và các cơ quan Chính phủ, Quốc hội để hoàn chỉnh dự án.
8. Kiểm tra, đánh giá kết quả
cải cách hành chính năm 2006 :
8.1- Quý II năm 2006 : Hoàn thành việc
khảo sát, đánh giá thực hiện “một cửa” và ‘‘một dấu” của các sở - ngành quản lý
Nhà nước và các quận -huyện. Tổ chức triển khai Chương trình hành động thực hiện
"Năm 2006 -Năm cải cách hành chính" toàn thành phố.
8.2- Tháng 7 năm 2006 : Khảo sát,
đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2006.
8.3- Tháng 11 năm 2006 : Khảo sát
đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính 2006, báo cáo Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân thành phố trong tháng 12 năm 2006.
9. Đẩy mạnh chống quan liêu
trong các cơ quan hành chính Nhà nước :
Quan liêu, cửa quyền là hiện tượng
khá phổ biến đã và đang tiếp tục xảy ra trong các cơ quan hành chính Nhà nước từ
thành phố đến cơ sở, từ đó ảnh hưởng đến niềm tin người dân và doanh nghiệp đối
với cán bộ, công chức và cơ quan hành chính Nhà nước các cấp. Thực hiện “Năm
2006 - Năm cải cách hành chính”, việc chống quan liêu, cửa quyền cần được các
ngành, các cấp tập trung thực hiện có kết quả một số nội dung trọng tâm sau đây
:
9.1- Nâng cao chất lượng các cuộc hội
họp; giảm giấy tờ hành chính; giảm thiểu những việc làm và hội họp có tính hình
thức, không có hiệu quả thiết thực; tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là những
người đứng đầu trong quản lý, điều hành và giải quyết công việc hành chính theo
nhu cầu của tổ chức và công dân; tổ chức họp phải thật sự có chất lượng và hiệu
quả, phấn đấu giảm bình quân từ 20% đến 25% số cuộc họp so với năm 2005 để lãnh
đạo các đơn vị có thêm thời gian đi cơ sở.
9.2- Lãnh đạo các cấp, các ngành, các
địa phương phải thường xuyên sâu sát cơ sở để lắng nghe và giải quyết kịp thời
những kiến nghị chính đáng của cán bộ, công chức và cử tri, qua đó tạo sự gần
gũi giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp.
9.3- Tăng cường các hình thức gặp gỡ,
đối thoại giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp; tập trung tháo gỡ những
khó khăn, vướng mắc tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp làm ăn, trong
đó tập trung các lĩnh vực bồi thường, giải tỏa, tái định cư; quy hoạch xây dựng;
giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký kinh doanh…
9.4- Tăng cường thực hiện quy
chế dân chủ cơ sở, cơ quan và doanh nghiệp. Mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi,
nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân và doanh nghiệp phải được tuyên truyền, phổ
biến sâu rộng, qua đó tạo sự đồng thuận và ủng hộ của công dân, doanh nghiệp.
Tuyệt đối không được áp đặt hoặc mệnh lệnh trái quy định của pháp luật.
9.5- Thủ trưởng các đơn vị phải
duy trì và nâng cao chất lượng tiếp và giải quyết đơn, thư khiếu nại - tố cáo của
công dân theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường đối thoại trực tiếp với
công dân, qua đó nắm chắc được vụ việc khi đưa ra những quyết định xử lý. Hạn
chế các vụ khiếu kiện kéo dài hoặc vượt cấp, nhất là lĩnh vực liên quan đến
nhà, đất.
III.- CÁC GIẢI
PHÁP VÀ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU
1. Giám đốc các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
quận - huyện và phường - xã, thị trấn cần tập trung triển khai và chỉ đạo quyết
liệt hơn đối với công tác cải cách hành chính ở ngành mình, địa phương mình. Đồng
thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, gắn với khen thưởng thỏa đáng, kỷ
luật nghiêm minh (trong đó có trách nhiệm bồi thường về vật chất, nếu tổ chức
hoặc cá nhân cán bộ, công chức vì lý do nào đó giải quyết chậm, giải quyết sai,
gây thiệt hại đến lợi ích của công dân và doanh nghiệp). Mức độ hài lòng của
người dân và doanh nghiệp, đó chính là thước đo về kết quả cải cách hành chính ở
mỗi đơn vị. Giám đốc các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện
và phường - xã, thị trấn phải chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về kết
quả cải cách hành chính ở đơn vị mình.
2. Các ngành, các cấp từ thành phố đến
cơ sở, tập trung mọi biện pháp hữu hiệu để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong bộ
máy hành chính Nhà nước; đồng thời hệ thống cơ quan thanh tra các cấp, các
ngành phải tăng cường kiểm tra việc triển khai và kết quả thực hiện các quyết định
của cấp có thẩm quyền, nhằm chấm dứt tình trạng các quyết định của cấp trên
không được cấp dưới thi hành, hoặc thi hành không đến nơi đến chốn; tạo sự chuyển
biến thực sự về kỷ cương, kỷ luật trong bộ máy hành chính Nhà nước.
3. Tăng cường công khai minh bạch quy
chế làm việc, quy trình, trách nhiện cá nhân trong giải quyết công việc cùng với
các thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra,
giám sát việc thực thi các nội dung đã được công khai đối với cán bộ, công chức.
Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cơ quan, doanh nghiệp; đa dạng hóa
các hình thức thanh tra, kiểm tra chống quan liêu, cửa quyền và bda công tác cải
cách hành chính ở các đơn vị đạt kết quả và phát hiện xử lý kịp thời các trường
hợp tiêu cực, phiền hà, gây khó khăn cho công dân và doanh nghiệp; thường xuyên
khảo sát sự hài lòng của công dân và doanh nghiệp; khuyến khích vai trò giám
sát của cộng đồng về hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung trong đó có công
tác cải cách hành chính.
4. Lãnh đạo các cấp, các ngành từ
thành phố đến cơ sở cần tập trung chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện tin học hóa các hoạt
động của cơ quan gắn kết với cơ chế “một cửa”. Đồng thời định kỳ 6 tháng và
hàng năm phải tổ chức những đoàn kiểm tra độc lập, để đánh giá thật sự khách
quan về tình hình và kết quả công tác cải cách hành chính ở các đơn vị, qua đó
đưa ra các kiến nghị và biện pháp thích hợp để khắc phục những tồn tại, yếu
kém.
5. Củng cố, kiện toàn và phát huy vai
trò của Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính ở các sở - ngành, quận - huyện, phường
- xã, thị trấn; đồng thời tăng cường củng cố bộ phận chuyên trách đủ mạnh, để
làm nòng cốt trong công tác tham mưu, đề xuất, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực
thuộc thực hiện chương trình cải cách hành chính.
6. Định kỳ mỗi quý, Ủy ban nhân dân
thành phố giao ban ít nhất một lần với Giám đốc các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các quận - huyện về công tác cải cách hành chính.
IV.- PHÂN CÔNG TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Trên cơ sở những nội dung trọng tâm
nêu trên, Ủy ban nhân dân thành phố phân công các đơn vị, cá nhân sau đây có
trách nhiệm phối hợp và hướng dẫn triển khai thực hiện :
1. Phân công các đồng chí Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố phụ trách khối, có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thuộc
phạm vi phụ trách tổ chức triển khai thực hiện có kết quả các nội dung liên
quan nêu trên.
2. Giao cho Thủ trưởng các sở - ngành
và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện trong quý I năm 2006 phải hoàn
thành việc hướng dẫn các đơn vị liên quan triển khai thực hiện, đồng thời thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về
tiến độ và kết quả thực hiện ở các đơn vị về các nội dung công việc cụ thể sau
đây :
2.1- Giao cho Giám đốc Sở Tư pháp chủ
trì, phối hợp với Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính thành phố, Sở Nội
vụ hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung :
1; 2.1 (Mục II).
2.2- Giao cho Thường
trực Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ
và Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn các đơn vị liên quan triển khai thực hiện
các nội dung : 2.2; 2.3; 4.2; 4.4; 4.5; 4; 5.1; 5.2; 8 (Mục II).
2.3- Giao cho Chánh Văn
phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì, phối hợp với Sở
Bưu chính, Viễn thông hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung :
4.3 (Mục II).
2.4- Giao cho Giám đốc Sở Nội vụ hướng
dẫn các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung : 3; 4.1; 4.6; 6; 7; 9.4 (Mục
II).
2.5- Giao cho Chánh
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì, phối hợp với
Ban điều hành Đề án 112 của thành phố, Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Hành
chính thành phố, Ban Biên tập Cityweb; Thanh tra thành phố và Văn phòng Tiếp
công dân thành phố hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung : 2.4;
9.1; 9.5 (Mục II).
2.6- Các nội dung khác còn lại, các sở
- ngành, quận - huyện có liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện.
2.7- Ủy ban nhân dân thành phố giao
cho Thủ trưởng các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và phường
- xã, thị trấn căn cứ vào nội dung trọng tâm và những giải pháp chủ yếu của
Chương trình hành động thực hiện “Năm 2006 - Năm cải cách hành chính” do thành
phố đề ra và tình hình thực tiễn của đơn vị, chủ động xây dựng Chương trình
hành động cụ thể và biện pháp tổ chức thực hiện các nội dung cải cách hành
chính cho phù hợp với sở - ngành và địa phương mình, để triển khai thực hiện và
gởi về Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính thành phố để tổng hợp, theo
dõi. Định kỳ hàng tháng, quý, năm, các đơn vị phải báo cáo kết quả thực hiện về
Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Hành
chính thành phố).
2.8- Giao cho Thường trực Ban Chỉ đạo
Cải cách Hành chính thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân
dân thành phố theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo và hướng dẫn các ngành, các cấp triển
khai thực hiện các nội dung trọng tâm và những giải pháp chủ yếu được Ủy ban
nhân dân thành phố ban hành và phân công, nhằm thực hiện có kết quả Chương
trình hành động thực hiện “Năm 2006 - Năm cải cách hành chính” và định kỳ tổng
hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định./.
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ