UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
408/QĐ-UBND
|
Tuyên
Quang, ngày 06 tháng 12 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 46- NQ/TW
ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số
35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001 của Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010;
Căn cứ Quyết định số
153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến
năm 2020;
Căn cứ Văn bản số 989-TB/TU
ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Tỉnh ủy về thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy
tại cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy ngày 27/4/2010;
Căn cứ Quyết định số
01/2007/QĐ-UBND ngày 12/01/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát
triển sự nghiệp Y tế đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
34/2007/QĐ-UBND ngày 22/10/2007 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ thu hút cán bộ
khoa học - công nghệ về tỉnh công tác và cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y
tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế, giai đoạn
2010 - 2015 với những nội dung chính như sau:
I. Mục Tiêu
1. Mục tiêu chung
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ đội ngũ cán bộ y tế nhằm tạo ra bước chuyển biến trong việc nâng cao
chất lượng bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Phấn đấu đạt mục tiêu của Quy hoạch
tổng thể phát triển sự nghiệp y tế, đến năm 2015 đạt tỷ lệ 7 bác sỹ và 0,6 dược
sỹ đại học/1 vạn dân; đến năm 2020 đạt tỷ lệ 8 bác sỹ và 1 dược sỹ đại học/1 vạn
dân. Nâng tỷ lệ bác sỹ và dược sỹ có trình độ sau đại học.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đào tạo bác sỹ chuyên tu:
trên 39 người.
2.2. Đào tạo bác sỹ đa khoa
chính quy: trên 115 người.
2.3. Đào tạo dược sỹ đại học hệ
chuyên tu: trên 17 người.
2.4. Đào tạo dược sỹ đại học
chính quy: trên 36 người.
2.5. Đào tạo cử nhân
- Cử nhân Điều dưỡng: trên 122
người;
- Cử nhân nữ hộ sinh: trên 08
người.
- Cử nhân kỹ thuật viên: trên 28
người.
2.6. Đào tạo sau đại học
- Tiến sỹ y học: trên 4 người;
- Thạc sỹ y học: trên 22 người;
- Bác sỹ chuyên khoa cấp II:
trên 25 người;
- Bác sỹ chuyên khoa cấp I: trên
98 người;
- Dược sỹ chuyên khoa cấp II:
trên 02 người;
- Dược sỹ chuyên khoa cấp I:
trên 07 người.
II. Nhiệm vụ
và giải pháp
1. Đào tạo Bác sỹ chuyên tu
- Số lượng cần đào tạo: 39 người
(đào tạo cho Trạm Y tế xã, phường thị trấn 24 bác sỹ, cho các đơn vị Y tế tuyến
tỉnh và huyện, thành phố: 15 bác sỹ).
- Hình thức đào tạo: Đào tạo bác
sỹ hệ chuyên tu.
- Thời gian đào tạo: 4 năm (mở lớp
đào tạo vào năm 2011).
- Đối tượng đào tạo là các y sỹ
đang công tác tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế (chủ yếu tại Trạm Y tế xã), có
hộ khẩu tại tỉnh Tuyên Quang ổn định từ 3 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn theo
quy định tuyển sinh của Trường đại học và của Bộ Y tế, cam kết sau khi được đào
tạo trở về địa phương công tác lâu dài.
- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học
Y - Dược Thái Nguyên.
- Địa điểm mở lớp: Liên kết mở tại
Trường trung cấp Y tế Tuyên Quang.
2. Đào tạo Bác sỹ đa khoa chính
quy: Số lượng cần đào tạo 115 người, trong đó chia ra:
2.1. Đào tạo theo chế độ cử tuyển
- Số lượng đào tạo 57 người (năm
2011: 15 người; năm 2012: 15 người; năm 2013: 15 người; năm 2014: 12 người).
- Cơ sở đào tạo: Ký hợp đồng đào
tạo với các trường đại học y.
- Đối tượng và chế độ chính
sách: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của
Chính phủ Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao
đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư liên tịch số
13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT ngày 07/4/2008 của liên Bộ: Giáo dục và
Đào tạo, Lao động-Thương binh và Xã hội, Tài chính, Nội vụ, Uỷ ban Dân tộc hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của
Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao
đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2.2. Đào tạo theo địa chỉ sử dụng
- Số lượng đào tạo 58 người (năm
2011: 15 người; năm 2012: 15 người; năm 2013: 15 người; năm 2014: 13 người).
- Đối tượng và chế độ chính sách:
Đối tượng tuyển sinh theo quy định của các trường đại học; học sinh được cử đi
đào tạo theo địa chỉ sử dụng và những học sinh thi đỗ vào học bác sỹ chính quy
có cam kết sau khi học xong về tỉnh công tác ít nhất 05 năm trở lên được ngân
sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo.
3. Đào tạo Dược sỹ đại học chính
quy theo chế độ cử tuyển
- Số lượng cần đào tạo 36 người
(năm 2011: 06 người; năm 2012: 10 người; năm 2013: 10 người; năm 2014: 10 người).
- Cơ sở đào tạo: Ký hợp đồng đào
tạo với các trường đại học Dược, đại học Y - Dược.
- Đối tượng và chế độ chính
sách: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của
Chính phủ Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao
đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư liên tịch số
13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT ngày 07/4/2008 của liên Bộ: Giáo dục và
Đào tạo, Lao động-Thương binh và Xã hội, Tài chính, Nội vụ, Uỷ ban Dân tộc hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của
Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao
đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Đào tạo Dược sỹ đại học hệ
chuyên tu:
- Số lượng cần đào tạo 17 người.
- Hình thức đào tạo: Đào tạo Dược
sỹ đại học hệ chuyên tu
- Thời gian đào tạo: 4 năm.
- Đối tượng đào tạo là các Dược
sỹ trung cấp, có hộ khẩu ổn định 3 năm tại tỉnh Tuyên Quang, có đủ điều kiện và
tiêu chuẩn tuyển sinh theo quy định; có cam kết sau khi tốt nghiệp trở về địa
phương công tác lâu dài.
- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học
Y - Dược Thái Nguyên và Trường Đại học Dược Hà Nội.
- Địa điểm mở lớp: Liên kết mở tại
Trường trung cấp Y tế Tuyên Quang.
5. Đào tạo cử nhân
5.1. Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng
- Số lượng cần đào tạo 122 người.
- Hình thức đào tạo: Hệ vừa làm
vừa học.
- Thời gian đào tạo: 2,5 năm.
- Đối tượng là các Điều dưỡng
viên trung cấp tại các Bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, có đủ tiêu chuẩn theo quy
định tuyển sinh của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và đào tạo; cam kết sau tốt nghiệp về
tỉnh công tác lâu dài.
- Cơ sở đào tạo: Trường đại học
Y dược Thái Nguyên, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
- Địa điểm mở lớp: Liên kết mở tại
Trường trung cấp Y tế Tuyên Quang.
5.2. Đào tạo Cử nhân Nữ hộ sinh
- Số lượng cần đào tạo 8 người.
- Hình thức đào tạo: Hệ vừa làm
vừa học
- Thời gian đào tạo: 2,5 năm.
- Đối tượng đào tạo là các Nữ hộ
sinh trung cấp tại các Bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, có đủ tiêu chuẩn theo quy
định tuyển sinh của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và đào tạo; cam kết sau khi tốt nghiệp
về tỉnh công tác lâu dài.
- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định.
5.3. Đào tạo Cử nhân xét nghiệm
- Số lượng cần đào tạo 15 người.
- Thời gian đào tạo: 2,5 năm
- Hình thức đào tạo: Hệ vừa làm
vừa học
- Đối tượng đào tạo là các Kỹ
thuật viên trung cấp xét nghiệm tại các Bệnh viện và đơn vị trực thuộc Sở Y tế,
có đủ tiêu chuẩn theo quy định tuyển sinh của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và đào tạo;
cam kết sau khi tốt nghiệp về tỉnh công tác lâu dài.
- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học
kỹ thuật Y tế Hải Dương.
5.4. Đào tạo Cử nhân chẩn đoán
hình ảnh
- Số lượng cần đào tạo 13 người.
- Thời gian đào tạo: 2,5 năm.
- Hình thức đào tạo: Hệ vừa làm
vừa học.
- Đối tượng đào tạo là các Kỹ
thuật viên trung cấp chẩn đoán hình ảnh tại các Bệnh viện và đơn vị trực thuộc
Sở Y tế, có đủ tiêu chuẩn theo quy định tuyển sinh của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục
và đào tạo; cam kết sau khi tốt nghiệp về tỉnh công tác lâu dài.
- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học
Kỹ thuật Y tế Hải Dương
6. Đào tạo sau đại học
6.1. Đào tạo Tiến sỹ Y học
Cử đi đào tạo tại các trường Đại
học Y: 01 tiến sỹ Sản khoa, 01 tiến sỹ Gây mê hồi sức, 01 tiến sỹ Nhi khoa, 01
tiến sỹ về Hồi sức cấp cứu; thời gian đào tạo 2 năm.
6.2. Đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ
chuyên khoa cấp II
- Số lượng cần đào tạo: 27 người
(Bác sỹ chuyên khoa cấp II: 25 người; Dược sỹ chuyên khoa cấp II: 02 người).
- Hình thức đào tạo: Cử đi đào tạo
tại các trường Đại học.
6.3. Đào tạo Thạc sỹ Y học
- Số lượng cần đào tạo: 22 người.
- Hình thức đào tạo: Cử đi đào tạo
tại các trường Đại học.
6.4. Đào tạo Bác sỹ chuyên khoa
cấp I: Số lượng cần đào tạo 98 người, chia ra theo chuyên ngành đào tạo như
sau:
a) Đào tạo Bác sỹ chuyên khoa cấp
I về Nhi khoa: 1 lớp, 20 học viên; hình thức đào tạo hệ vừa làm vừa học, liên kết
với Trường Đại học Y Hà Nội mở tại tỉnh; thời gian đào tạo 2 năm.
b) Đào tạo Bác sỹ chuyên khoa cấp
I về Y tế công cộng: 1 lớp, 25 học viên cho các Trung tâm Y tế các huyện và các
đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh; hình thức đào tạo hệ vừa làm vừa học, liên kết
với Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên mở tại tỉnh; thời gian đào tạo 2 năm.
c) Đào tạo Bác sỹ chuyên khoa cấp
I về các chuyên khoa khác: 53 người; việc đào tạo được thực hiện hàng năm; hình
thức đào tạo là cử đi đào tạo tại các trường đại học.
6.5. Đào tạo Dược sỹ chuyên khoa
cấp I: Số lượng cần đào tạo 07 người; căn cứ nhu cầu từng chuyên ngành hàng năm
cử cán bộ theo học. Thời gian đào tạo 2 năm.
III. Dự toán
kinh phí thực hiện Đề án
1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án
là 20.090 triệu đồng, gồm nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí
đóng góp của người học (trong quá trình thực hiện đề án, kinh phí sẽ được điều
chỉnh cho phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của địa phương); trong đó
ngân sách tỉnh chi trả và hỗ trợ kinh phí đào tạo là 9.072 triệu đồng, bao gồm:
- Hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo
bác sỹ chuyên tu cho các Trạm Y tế tuyến xã: 456 triệu đồng.
- Kinh phí đào tạo bác sỹ theo
chế độ cử tuyển: 4.357 triệu đồng.
- Hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo
bác sỹ theo địa chỉ sử dụng: 1.900 triệu đồng (hỗ trợ kinh phí đào tạo theo địa
chỉ sẽ có tiêu chí xét cụ thể khi thực hiện).
- Kinh phí đào tạo Dược sỹ đại học
theo chế độ cử tuyển: 2.359 triệu đồng.
2. Những cán bộ, công chức, viên
chức Y tế được cử đi học nhưng không thuộc đối tượng được ngân sách tỉnh chi trả
và hỗ trợ kinh phí đào tạo thì được hưởng nguyên lương trong thời gian đi học,
ngoài ra được hưởng chế độ chính sách hỗ trợ và thu hút theo quy định của tỉnh.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Sở Y tế
- Là cơ quan chủ trì triển khai
thực hiện Đề án;
- Lập kế hoạch ngân sách thực hiện
Đề án hàng năm theo thẩm quyền;
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
các đơn vị trực thuộc Sở triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế, giai đoạn 2010 - 2015.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo thực hiện công tác tuyển sinh đào tạo theo chế độ cử tuyển và đào tạo
theo địa chỉ sử dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra, quản lý việc
liên kết mở các lớp đào tạo tại tỉnh theo đúng các quy định hiện hành.
- Phối hợp với Sở Tài chính lập
dự toán kinh phí trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
- Ra quyết định cử cán bộ đi học
thuộc thẩm quyền theo phân cấp và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định cử cán
bộ đi học nâng cao trình độ theo quy định.
- Tiếp tục thực hiện việc cử cán
bộ luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới theo
Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế và tích cực triển
khai việc thu hút bác sỹ, dược sỹ đại học ở các tỉnh khác về công tác tại tỉnh.
- Tham mưu kịp thời với UBND tỉnh
điều chỉnh, bổ sung các nội dung phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện;
hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và
Đầu tư tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh về bố trí ngân sách hàng năm để đảm bảo
thực hiện Đề án.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp
với Sở Y tế thực hiện công tác tuyển sinh đào tạo theo chế độ cử tuyển và đào tạo
theo địa chỉ sử dụng; kiểm tra, quản lý việc liên kết mở các lớp đào tạo tại tỉnh
theo quy định.
4. Đơn vị được giao nhiệm vụ
liên kết đào tạo
- Chuẩn bị đầy đủ điều kiện về
cơ sở vật chất, trang thiết bị, hoá chất, vật tư, dụng cụ cho việc mở lớp học
theo kế hoạch;
- Có trách nhiệm tổ chức, quản
lý các lớp học đạt hiệu quả;
- Chủ động làm việc với các Trường
đại học Y, Dược để liên kết mở lớp tại tỉnh hoặc gửi học viên đào tạo tại Trường
theo đúng quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và của Bộ Y tế;
- Tổng hợp báo cáo kết quả thực
hiện việc đào tạo cán bộ Y tế cho Sở Y tế, Sở Giáo dục và đào tạo theo quy định.
5. Các đơn vị có liên quan, UBND
các huyện, thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động phối hợp
với Sở Y tế để triển khai thực hiện Đề án đảm bảo đúng tiến độ.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các ông (bà): Chánh Văn phòng Uỷ
ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Y tế, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận :
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh uỷ; (báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó CT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban VHXH - HĐND tỉnh;
- Thường trực các Huyện, Thành ủy;
- Như Điều 3 (thực hiện);
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Trưởng, phòng VX, NC, TH;
- Lưu VT (HC.)
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Thị Bích Việt
|