BỘ
TƯ PHÁP
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
4061/QĐ-BTP
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG, CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN DÂN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số
93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số
445/QĐ-TTg ngày 07/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê quyệt Kế hoạch thực hiện
Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Phổ biến, giáo dục pháp luật,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống
tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm
2016.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Giao Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, phối hợp với
các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các đơn vị liên quan của các Bộ, ngành, tổ chức
chính trị - xã hội ở Trung ương, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và các cơ quan liên quan khác ở địa phương thực hiện Đề án.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thúy Hiền
|
ĐỀ ÁN
TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG,
CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
VÀ NHÂN DÂN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4061/QĐ-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp)
I. SỰ CẦN THIẾT
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong những năm qua, Đảng và Nhà
nước ta ban hành nhiều chủ trương, chính sách đồng bộ trong đấu tranh phòng, chống
tham nhũng như Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21 tháng 08 năm 2006 của Hội nghị lần
thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Luật phòng, chống tham
nhũng năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2007, Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày
12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến
năm 2020 ... Để triển khai các văn bản trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
các chương trình, kế hoạch chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ
của mình, bên cạnh việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát đề
xuất bổ sung, sửa đổi, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở
pháp lý đồng bộ cho công tác phòng, chống tham nhũng, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo, hướng
dẫn, đôn đốc, theo dõi các cấp, các ngành thực hiện công tác phổ biến pháp luật
nói chung và pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói riêng. Đồng thời, tổ chức
tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo
viên pháp luật trung ương, cán bộ pháp chế các bộ, ngành trung ương, cán bộ tư
pháp và cán bộ pháp chế các Sở, ban, ngành ở địa phương; biên soạn các tài liệu
tuyên truyền về pháp luật phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền trên Cổng thông
tin điện tử Bộ Tư pháp; phối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện tuyên truyền
trên các báo, tạp chí, sóng phát thanh, truyền hình... Tại các Bộ, ngành, địa
phương, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã
được quan tâm thực hiện gắn với Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh" về chống tham ô, lãng phí, quan liêu và sửa đổi
lề lối làm việc. Các Bộ, ngành, địa phương đều tổ chức tập huấn, quán triệt chủ
trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng tới cán bộ, công chức,
viên chức. Việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về
phòng, chống tham nhũng trong nhân dân được thực hiện với nhiều hình thức như
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; biên soạn, phát hành tài
liệu, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật pa nô, áp phích, đưa vào chương trình giáo
dục, đào tạo... Những năm qua, các Bộ, ngành, địa phương đã phát hành hàng trăm
nghìn cuốn sách, tài liệu để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách,
pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong nhân dân. Các cơ quan báo chí ở
Trung ương và địa phương cũng chú trọng đưa tin về các hoạt động phòng, chống
tham nhũng. Nhiều báo, đài đã xây dựng các chuyên đề, chuyên mục, chuyên trang,
đặc sản, phóng sự về công tác phòng, chống tham nhũng.
Tuy nhiên, nhìn chung công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tế ở một số nơi, mới chú trọng thực hiện tuyên truyền trong cán bộ chủ chốt;
có nơi chỉ sao, gửi văn bản pháp luật cho đơn vị trực thuộc mà không hướng dẫn
cụ thể, chưa tiến hành tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Nội
dung tuyên truyền cho nhân dân còn hình thức, chưa phù hợp với từng đối tượng,
thiếu hấp dẫn, hiệu quả hạn chế, đồng thời chưa được tiến hành thường xuyên,
liên tục, chỉ tập trung vào giai đoạn ngay sau khi Luật phòng, chống tham nhũng
được ban hành. Việc tuyên truyền trên phương tiện truyền thông ở một số nơi còn
thiếu chiều sâu (chủ yếu tuyên truyền về vụ việc, vụ án tham nhũng; còn ít tin,
bài viết về các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là việc phổ biến các quy
định cụ thể về phòng, chống tham nhũng), nên chưa thực sự tác động mạnh mẽ, tạo
sự hưởng ứng tích cực của đông đảo nhân dân trong thực hiện pháp luật về phòng,
chống tham nhũng.
Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng
và Luật phòng, chống tham nhũng thì phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân mà trước hết và chủ yếu là của
các cấp uỷ Đảng và người đứng đầu các cấp các ngành từ Trung ương đến cơ sở. Đối
với công tác phòng, chống tham nhũng phương châm thực hiện là vừa tích cực chủ
động phòng ngừa, vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, trong đó phòng ngừa
là cơ bản. Tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, qua đó nâng cao ý thức
trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân về phòng, chống tham
nhũng là một trong những giải pháp phòng ngừa hết sức quan trọng. Hơn nữa,
trong giai đoạn hiện nay, tệ nạn tham nhũng vẫn đang là nguy cơ và thách thức lớn
đối với đất nước ta; tình hình tham nhũng những năm qua tuy có giảm nhưng trên
một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp và trở nên tinh vi hơn. Nghiêm
trọng nhất vẫn là tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai, khai thác tài
nguyên, khoáng sản, đầu tư, xây dựng, thuế, quản lý tài sản công. Riêng trong
năm 2010, Tòa án nhân dân các cấp xét xử sơ thẩm 211 vụ án với 479 bị cáo về
các tội danh tham nhũng[1]. Dư luận quần chúng vẫn bức xúc trước
thực trạng tham nhũng, tiêu cực của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.
Do vậy, cần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật, góp phân nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức,
viên chức và nhân dân về phòng, chống tham nhũng.
Ngày 30 tháng 6 năm 2009, Chủ tịch
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN về việc
phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, khẳng định quyết tâm
chính trị mạnh mẽ của nhà nước Việt Nam trong đấu tranh chống tham nhũng. Thực
hiện Công ước này và xuất phát từ tình hình đấu tranh phòng, chống tham nhũng của
nước ta, ngày 07 tháng 4 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
445/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về
chống tham nhũng. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp chủ trì,
phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Bộ
Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Thanh tra Chính phủ, Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Đề án tuyên truyền, phổ biến
rộng rãi pháp luật trong cán bộ, công chức và nhân dân về pháp luật phòng; chống
tham nhũng, Công ước và thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham
nhũng.
Từ yêu cầu thực tiễn và căn cứ
vào cơ sở chính trị, pháp lý nêu trên cho thấy, việc xây dựng và triển khai thực
hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tham nhũng, Công ước của
Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân
dân là cần thiết, nhằm nâng cao nhận thức ý thức trách nhiệm cho cán bộ, công
chức, viên chức và nhân dân về phòng, chống tham nhũng, mặt khác cụ thể hóa các
hoạt động để thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, qua đó
góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
II. QUAN ĐIỂM,
MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Quan điểm chỉ đạo
a) Bám sát chủ trương, đường lối
của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng và công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật.
b) Việc phổ biến, giáo dục pháp
luật về phòng, chống tham nhũng phải thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tránh
dàn trải, tập trung triển khai sâu rộng một số hình thức, biện pháp thiết thực,
hiệu quả, phù hợp với các đối tượng; kế thừa những kết quả và khắc phục những hạn
chế của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã thực
hiện.
c) Gắn việc phổ biến pháp luật về
phòng, chống tham nhũng và Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng với
phổ biến việc thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm
2020, cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
d) Phát huy sức mạnh tổng hợp của
cả hệ thống chính trị, phát huy thế mạnh của các phương tiện thông tin đại
chúng để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về phòng, chống tham nhũng.
đ) Kết hợp với các chương trình,
đề án khác có liên quan về phổ biến, giáo dục pháp luật và phòng, chống tham
nhũng trong quá trình thực hiện Đề án.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung:
Nhằm nâng cao nhận thức, trách
nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cán bộ, công
chức, viên chức và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội về đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Đến hết năm 2014, 100% báo cáo
viên pháp luật cấp Trung ương, cấp tỉnh cấp huyện được bồi dưỡng kiến thức pháp
luật, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật phòng, chống tham nhũng đề đội ngũ này
thực hiện tuyên truyền, phổ biến tại Bộ, ngành, địa phương;
- Đến hết năm 2016, trên 95% cán
bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành được quán triệt, học tập, nâng cao
nhận thức về pháp luật phòng, chống tham nhũng, nội dung cơ bản của Công ước
Liên hợp quốc về chống tham nhũng;
- Đến hết năm 2016, những nội
dung cơ bản của Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng được phổ biến,
tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân.
3. Phạm vi và đối tượng
Đề án được triển khai ở tất cả
các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương cho các đối tượng là: cán bộ, công chức, viên chức và
nhân dân (bao gồm cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp). Trong đó, đối tượng được tập
trung ưu tiên bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức
trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; Nhân dân.
III. NỘI DUNG
CỦA ĐỀ ÁN
1. Nội dung
tuyên truyền, phổ biến
Tập trung tuyên truyền, phổ biến
những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Văn bản quy phạm pháp luật về
phòng, chống tham nhũng: Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005; Luật sửa đổi, bổ
sung một số Điều Của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2007 và các văn bản hướng
dẫn thi hành; chú trọng tuyên truyền, phổ biến các quy định về quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong phòng, chống
tham nhũng.
b) Nội dung cơ bản của Công ước
Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
c) Nội dung cơ bản của Chiến lược
quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
d) Các văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng.
đ) Tình hình thực hiện pháp luật
về phòng, chống tham nhũng và Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng...
2. Hình thức,
biện pháp tuyên truyền, phổ biến
a) Biên soạn, phát hành các tài
liệu tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng phục vụ công tác tuyên
truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng.
- Ban điều hành Đề án ở Trung
ương tổ chức biên soạn, phát hành các tài liệu sau đây:
+ Thanh tra Chính phủ chủ trì
biên soạn tài liệu:
(1) Hệ thống hóa các văn bản
pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
(2) Tài liệu giới thiệu Công ước
của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng, pháp luật của các nước về phòng, chống
tham nhũng;
(3) Tìm hiểu pháp luật về phòng,
chống tham nhũng trên một số lĩnh vực.
+ Bộ Tư pháp chủ trì biên soạn
tài liệu:
(4) Hỏi - đáp pháp luật về
phòng, chống tham nhũng dành cho cán bộ, công chức, viên chức;
(5) Những điều nhân dân cần biết
về pháp luật phòng, chống tham nhũng;
(6) Tài liệu phục vụ công tác phổ
biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên hệ thống truyền thanh cơ sở;
(7) Tờ gấp tuyên truyền pháp luật
về phòng, chống tham nhũng để phát cho nhân dân tại một số địa bàn chỉ đạo điểm;
(8) In, phát hành đã các tiểu phẩm
đạt giải trong cuộc thi "Tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật về phòng, chống
tham nhũng".
+ Văn phòng Ban chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì biên soạn tài liệu:
(9) Sách về nhân tố mới, điển
hình tiên tiến trong công tác phòng, chống tham nhũng).
Thời gian thực hiện:
+ Các tài liệu từ (1) - (7) và
(9) : năm 2012 - 2013;
+ Tài liệu (8): năm 2014.
- Các Bộ, ngành ở Trung ương, Uỷ
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức biên soạn
các tài liệu tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng thiết thực, phù
hợp với đối tượng, đặc thù của Bộ, ngành, địa phương đối với tài liệu phát hành
tới đồng bào dận tộc thiểu số cần được thể hiện bằng tiếng dân tộc); hỗ trợ
trang bị tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng
cho tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị, tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn.
Thời gian thực hiện: Năm 2012 -
2016
b) Xây dựng và nhân rộng mô hình
điểm tuyên truyền trực tiếp pháp luật về phòng, chống tham những cho cán bộ,
công chức, viên chức, nhân dân.
(Xây dựng mô hình điểm tại 15 tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; mỗi tỉnh thành phố chọn 01 xã, phường, thị trấn
và 01 cơ quan, tổ chức xây dựng mô hình điểm, ưu tiên làm điểm tại địa bàn,
lĩnh vực có tỉ lệ các vụ việc tham nhũng cao hoặc dễ xảy ra tham nhũng).
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương xây dựng và nhân rộng
mô hình điểm tại cơ quan, tổ chức trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp:
+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức
pháp luật, diễn đàn đối thoại, nói chuyện chuyên đề về thực hiện pháp luật về
phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan, tổ chức;
tổ chức ký cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
+ Hỗ trợ tài liệu pháp luật về
phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức.
+ Duy trì thực hiện tốt việc
niêm yết công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí tại trụ sở làm
việc; tổ chức đường dây nóng (bằng điện thoại và email), bố trí cán bộ thường
trực để tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của người dân.
+ Xây dựng panô, áp phích, tranh
ảnh cổ động, phát tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham
nhũng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến giải quyết công việc tại trụ sở
cơ quan, tổ chức.
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với
Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận,
cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương xây dựng và nhân rộng
mô hình điểm tại các xã, phường, thị trấn:
+ Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng,
nghiệp vụ phổ biến pháp luật phòng, chống tham nhũng cho "Nhóm nòng cốt"
tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành pháp luật ở khu dân cư[2] tại mô
hình điểm.
+ Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt
động phổ biến, giáo dục pháp luật tại mô hình điểm tổ chức các buổi tuyên truyền,
phổ biến; nói chuyện chuyên đề, đối thoại về công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng; xây dựng và phát hành tờ rơi, tờ gấp; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật
dưới hình thức sân khấu hóa; lồng ghép trong sinh hoạt ở các câu lạc bộ tại địa
bàn cơ sở; tổ chức các buổi thông tin lưu động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ có nội
dung tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thông qua hình thức cổ
động trực quan, tổ chức diễu hành...).
- Đánh giá; tổng kết rút kinh
nghiệm, hướng dẫn nhân ra diện rộng.
Thời gian thực hiện:
+ Chỉ đạo điểm : Năm 2012 -
2013;
+ Tổng kết, hướng dẫn nhân rộng
: 2014 - 2016 .
c) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn
kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về
chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức.
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với
Thanh tra Chính phủ, các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức bồi dưỡng cho đội
ngũ báo cáo viên pháp luật cấp trung ương cấp tỉnh (mỗi tỉnh, thành phố 02 báo
cáo viên), để đội ngũ này thực hiện tuyên truyền, phổ biến tại Bộ, ngành, địa
phương.
Các Bộ, ngành, tổ chức chính trị
- xã hội ở Trung ương chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên pháp
luật thuộc phạm vi quản lý; lồng ghép việc bồi dưỡng pháp luật về phòng, chống
tham nhũng trong chương trình đào tạo bồi dưỡng hàng năm đối với cán bộ, công
chức, viên chức thuộc Bộ, ngành mình.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên
pháp luật tại địa phương; lồng ghép việc bồi dưỡng pháp luật về phòng, chống
tham nhũng trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với cán bộ, công
chức, viên chức của địa phương.
Thời gian thực hiện: Định kỳ
hàng năm (2012 - 2016)
d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong triển khai thực hiện "Ngày pháp
luật" tại Bộ, ngành, địa phương.
Bộ Tư pháp hướng dẫn chung việc
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong triển khai thực
hiện "Ngày pháp luật";
- Các bộ, ngành, tổ chức chính
trị - xã hội ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chỉ đạo, tổ chức triển khai tuyên truyền, phố biến pháp luật về phòng, chống
tham nhũng vào "Ngày pháp luật" tại Bộ, ngành, địa phương.
Thời gian thực hiện: Định kỳ
hàng năm (2012 - 2016)
đ) Tổ chức các hội thảo, tọa
đàm, diễn đàn đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp về các chuyên
đề pháp luật phòng, chống tham nhũng nhằm cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận,
kiến nghị, đề xuất các vấn đề về pháp lý phục vụ công tác phòng, chống tham
nhũng trong các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực xảy ra nhiều tham nhũng.
- Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với
Thanh tra Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt
Nam tổ chức các hội thảo, diễn đàn, tọa đàm giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh
nghiệp về chuyên đề pháp luật phòng, chống tham nhũng trong các lĩnh vực.
Thời gian thực hiện: Định kỳ
hàng năm (2012 - 2016)
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn đối
thoại với doanh nghiệp về chuyên đề pháp luật phòng, chống tham nhũng tại địa
phương.
Thời gian thực hiện: Định kỳ
hàng năm (2012 - 2016)
e) Tổ chức cuộc thi "Tiểu
phẩm tuyên truyền pháp luật phòng, chống tham nhũng".
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với
Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, các cơ quan tổ chức liên quan tổ chức và hướng
dẫn tổ chức cuộc thi trên phạm vi toàn quốc
- Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương xây dựng 01 - 03 tiểu phẩm (dưới dạng video clip), gửi về dự thi ở cấp
Trung ương.
Thời gian thực hiện: Năm 2013
m) Tuyên truyền, phổ biến trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với
Bộ Thông tin - Truyền thông, các cơ quan báo chí tổ chức thực hiện tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Cụ thể như sau:
+ Tuyên truyền thông qua báo in,
báo điện tử: Mở chuyên trang, chuyên mục trên một số báo như: Báo Pháp luật Việt
Nam, Báo Pháp luật và xã hội, Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, Báo Tin tức,
Báo Lao động, Báo Công an nhân dân, Báo Tiền phong, Báo Đại đoàn kết, Báo Nông
thôn ngày nay, Báo điện tử Vietnam Express, Báo điện tử Vietnamnet... để phổ biến
quy định pháp luật và phản ánh tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống
tham nhũng; biểu dương những việc làm tích cực, những nhân tố mới trong công
tác phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh đối với những người có hành vi
tham nhũng.
+ Tuyên truyền trên Đài Tiếng
nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam: Đưa
tin sự kiện; tổ chức tọa đàm; xây dựng tiểu phẩm phát thanh, truyền hình; xây dựng
clip ngắn, phim tư liệu, phóng sự truyền hình để phổ biến quy định pháp luật và
phản ánh tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; biểu dương
những việc làm tích cực, nhân tố mới trong công tác phòng, chống tham nhũng;
lên án, đấu tranh đối với những người có hành vi tham nhũng.
Thời gian thực hiện: Năm 2012 -
2016
- Bộ Tư pháp xây dựng và thực hiện
chuyên mục "Phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng" trên Trang
thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Năm 2012 -
2016
- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng tăng cường tuyên truyền pháp luật về phòng, chống
tham nhũng trên Bản tin phòng, chống tham nhũng và Trang thông tin điện tử của
Văn phòng.
Thời gian thực hiện: Năm 2012 -
2016
- Thanh tra Chính phủ chủ trì,
phối hợp với Bộ Tư pháp, Hội Nhà báo Việt Nam, cơ quan báo chí tổ chức cuộc thi
viết "Gương sáng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng" trên báo
chí.
Bài dự thi có chất lượng sẽ được
Ban tổ chức giới thiệu đăng tải trên các báo, sẽ được xuất bản thành sách (người
viết được nhuận bút theo quy định), chuyển thể kịch bản, xây dựng thành các tiểu
phẩm truyền hình, phim ngắn.
Thời gian thực hiện: Năm 2014
- Các Bộ, ngành, tổ chức chính
trị - xã hội ở Trung ương chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến trên báo chí,
trang thông tin điện tử trực thuộc.
Thời gian thực hiện : Năm 2012 -
2016
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phố biến trên báo chí,
trang thông tin điện tử của địa phương và hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa
bàn.
Thời gian thực hiện: Năm 2012 -
2016
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Phương pháp thức hiện Đề án
a) Thành lập Ban điều hành Đề án
để thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Đề án; bảo đảm chế
độ thông tin, phối hợp giữa Ban điều hành với các cơ quan hữu quan;
b) Tổ chức các hoạt động khảo
sát về nhận thức, ý thức pháp luật, nhu cầu phổ biến pháp luật về phòng, chống
tham nhũng làm cơ sở triển khai thí điểm Đề án;
c) Chỉ đạo điểm việc thực hiện
các hoạt động của Đề án để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng;
d) Thường xuyên hướng dẫn, kiểm
tra, thực hiện chế độ thông tin hai chiều giữa Trung ương và địa phương trong việc
triển khai Đề án; định kỳ đánh giá tác động, hiệu quả của Đề án.
2. Tổ chức điều hành Đề án
- Thành lập Ban điều hành Đề án
do Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng Ban, các thành viên là đại diện lãnh đạo cấp
Vụ của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể
Thao và Du lịch, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam. Ban điều hành Đề án có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc
việc thực hiện Đề án; chỉ đạo, điều phối các hoạt động của Đề án, nhằm tạo sự
phối hợp chặt chẽ, thống nhất trên phạm vi cả nước; đề ra các giải pháp cụ, thể
tăng cường hiệu quả của Đề án.
- Tổ thư ký giúp việc Ban điều
hành Đề án do Trưởng ban quyết định thành lập và phân công nhiệm vụ.
3. Phân công trách nhiệm
a. Trách nhiệm của cơ quan chủ
trì
Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì Đề
án có trách nhiệm sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, tổ chức liên quan thành lập Ban điều hành Đề án ở Trung ương; xây dựng
quy chế, kế hoạch hoạt động của Ban điều hành Đề án ở Trung ương.
- Chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện Đề án; xây dựng chương
trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện Đề án theo từng giai đoạn; chỉ đạo, hướng dẫn,
đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án, khen thưởng các tập thể,
cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án.
b. Trách
nhiệm của cơ quan phối hợp:
Với trách nhiệm là cơ quan chủ
trì xây dựng và thực hiện Đề án theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2010 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hiệp quốc về
chống tham nhũng, Bộ Tư pháp đề nghị các cơ quan, tổ chức phối hợp thực hiện
các công việc sau:
- Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ
Tư pháp và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến
Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng cũng như các điều ước quốc tế có
nội dung liên quan cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
- Bộ Thông tin và Truyền thông
chỉ đạo các cơ quan báo chí dành thời lượng thích hợp, xây dựng chuyên trang,
chuyên mục thông tin, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên các
báo, đài; phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương định hướng công tác tuyên truyền
pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên báo chí; chỉ đạo việc tập huấn, bồi
dưỡng kiến thức, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng
cho phóng viên, biên tập viên chuyên viết về pháp luật của các cơ quan báo chí;
phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan tổ chức liên quan thực hiện các nội dung
của Đề án.
- Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng
thông qua các thiết chế văn hóa cơ sở như: hoạt động biểu diễn nghệ thuật, văn
nghệ quần chúng, chiếu bóng lưu động; xây dựng panô, áp phích tuyên truyền... ;
phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan tổ chức liên quan thực hiện các nội dung
của Đề án.
- Thanh tra Chính phủ chỉ đạo
Thanh tra các cấp ở địa phương phối hợp với cơ quan tư pháp cùng cấp tổ chức bồi
dưỡng pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống
tham nhũng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng các tải liệu
tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại địa phương; phối hợp với
Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện các nội dung của Đề án.
- Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng phối hợp với Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ và
các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các nội
dung của Đề án; phối hợp với Bạn Chỉ đạo Đề án trong chỉ đạo, đôn đốc, kiểm
tra, đánh giá, tổng kết, báo cáo Việc thực hiện Đề án
- Bộ Nội vụ tổ chức lồng ghép và
hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện lồng ghép bồi dưỡng, tập huấn
pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng
cho cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo
các cơ sở giáo dục, đào tạo thực hiện lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về phòng, chống tham nhũng trong thực hiện chương trình giáo dục, đào tạo, bồi
dưỡng về phòng, chống tham nhũng theo Đề án đưa nội dung phòng, chống tham
nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo bồi dưỡng (được phê duyệt tại Quyết định
số 137/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ).
- Bộ Tài chính bố trí kinh phí
thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan.
- Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng
nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các cơ quan báo chí liên quan phối hợp
với Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức
liên quan tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ,
công chức, viên chức và nhân dân.
- Các Bộ, ngành, tổ chức chính
trị - xã hội ở Trung ương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức,
viên chức thuộc phạm vi quản lý của mình; phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ
quan, tổ chức liên quan phổ biến pháp luật phòng, chống tham nhũng cho nhân
dân.
- Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, nhất là ở xã,
phường, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các quy định Pháp luật
về phòng, chống tham nhũng; phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức
liên quan thực hiện các nội dung của Đề án.
- Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt
Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình phối hợp với Bộ Tư pháp
và các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo Đề án.
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện
tuyên truyền, phố biến tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
theo Đề án.
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, tổ chức liên quan trên địa bàn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện
Đề án ở địa phương; bố trí kinh phí thực hiện Đề án; chỉ đạo các cơ quan báo
chí của địa phương chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tăng thời
lượng phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng và công tác phòng, chống tham
nhũng; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Bộ Tư pháp.
4. Kinh phí
thực hiện Đề án
a) Kinh phí thực hiện Đề án do
ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí huy động, tài trợ hợp pháp khác (nếu
có). Việc bố trí kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân
cấp ngân sách hiện hành phù hợp quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn
bản hướng dẫn thi hành Luật.
b) Hàng năm căn cứ nhiệm vụ được
phân công thực hiện Đề án, các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương lập dự toán
kinh phí thực hiện Đề án tổng hợp chung trong dự toán của cơ quan gửi Bộ Tài
chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
c) Ngân sách địa phương bảo đảm kinh
phí thực hiện Đề án tại địa phương. Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ thực hiện Đề
án theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, các cơ quan, ban, ngành ở địa phương lập dự
toán kinh phí thực hiện Đề án gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, trình cấp
có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
d) Kinh phí về tổ chức bồi dưỡng,
tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức,
viên chức được bố trí từ nguồn chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức hàng năm
của cơ quan, đơn vị để thực hiện./.
[1] Báo cáo về công tác phòng, chống tham
nhũng của Chính phủ năm 2010
[2] "Nhóm nòng cốt" gồm các cá
nhân gương mẫu, am hiểu pháp luật, được nhân dân tín nhiệm bầu giữ. các chức vụ
quan trọng như trưởng thôn, tổ dân phố, các chi hội trưởng, phó các tổ chức
đoàn thể xã hội được xây dụng theo Đề án 02 "Xây dựng và đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư" thuộc Chương
trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ờ xã, phường, thị trân từ năm 2005 đến năm
2010 do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì