Kế hoạch 5028/KH-BNV năm 2019 về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2019-2021 của Bộ Nội vụ

Số hiệu 5028/KH-BNV
Ngày ban hành 16/10/2019
Ngày có hiệu lực 16/10/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Lê Vĩnh Tân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5028/KH-BNV

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2021” CỦA BỘ NỘI VỤ

Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” và Công văn số 1478/TTCP-PC ngày 29/8/2009 của thanh tra Chính phủ về việc triển khai Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ ban hành kế hoạch Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2019 - 2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến giáo dục pháp luật; phổ biến kịp thời, đầy đủ những quy định mới của pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trọng tâm là lĩnh vực về PCTN.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Thủ trưởng, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo về công tác PCTN, đồng thời triển khai đồng bộ có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hình vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.

- Đảm bảo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được duy trì thường xuyên, liên tục, đổi mới nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực PCTN.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động tuyên truyền pháp luật về PCTN phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ và của ngành Nội vụ. Phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung của Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN phải thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; hình thức phải đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với nội dung và đối tượng; bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm và phải được tiến hành một cách thường xuyên nhằm giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Trọng tâm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật gồm:

1. Nội dung

a) Các văn bản pháp luật mới ban hành liên quan đến phòng, chống tham nhũng như: Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành, tập trung các quy định mới về: Hành vi tham nhũng; các biện pháp phòng, tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Luật tố cáo 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

b) Những sự kiện, vấn đề chính trị, pháp lý, văn hóa, xã hội có chủ đề, nội dung về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính.

- Các sự kiện liên quan đến thực thi công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng; hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng; kinh nghiệm quốc tế về PCTN.

- Các hoạt động hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam 09/11/2019, ngày quốc tế Phòng, chống tham nhũng 09/12/2019.

- Các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, hội thi...có liên quan đến xây dựng và thực hiện pháp luật về PCTN và đạo đức liêm chính và các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.

c) Tình hình, kết quả và mô hình, kinh nghiệm tiêu biểu trong thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng, đạo đức liêm chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.

- Tình hình tổ chức triển khai và kết quả thực hiện pháp luật PCTN.

- Phổ biến, nhân rộng mô hình kinh nghiệm, sáng kiến, cách làm hiệu quả trong thực hiện pháp luật về PCTN.

- Phản ánh những thuận lợi, khó khăn, bất cập và những đề xuất kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.

d) Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng.

đ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và phòng, ngừa tham nhũng.

e) Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trong lịch sử Việt Nam.

g) Quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong công tác phòng, chống tham nhũng.

h) Các bài viết tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ Nội vụ.

[...]