Quyết định 3959/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản sau thu hoạch tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 định hướng đến năm 2020

Số hiệu 3959/QĐ-UBND
Ngày ban hành 27/12/2012
Ngày có hiệu lực 27/12/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Lê Đình Sơn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ TĨNH

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3959/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 27 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN SAU THU HOẠCH TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tchức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 2165/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ các Quy hoạch ngành và Đề án, Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đã được phê duyệt;

Theo đề nghị của Giám đốc SNông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau khi tng hợp ý kiến góp ý của các sở, ngành, đơn vị liên quan) tại Tờ trình số 4626/TTr-SNN ngày 17/12/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản sau thu hoạch tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU.

1. Mục tiêu chung.

Phát triển mạng lưới bảo quản, chế biến có sức cạnh tranh cao; tăng giá trị kinh tế trên đơn vị sản phm và giảm tn thất sau thu hoạch, m cơ sở thúc đy sản xuất nông nghiệp phát triển; chuyn dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập của người dân, bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; góp phần hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể.

a) Vbảo quản chế biến hạt giống:

Đến năm 2015, 50% hạt giống được phơi, sấy, bảo quản ở kho đảm bảo tiêu chuẩn và chế biến bằng máy móc hiện đại và đến năm 2020 đạt 100%.

b) Bảo quản chế biến nông, lâm sản:

- Lúa hàng hóa: Đến năm 2015: Đạt 85-90% được phơi sấy, bảo quản và xay xát tại nhà máy chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và đến năm 2020 đạt 100%;

- Chế biến bún, bánh, miến: Đến năm 2015: 100% làng nghề chế biến bún, bánh tráng, miến từ gạo đạt chất lượng, quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Lạc, đậu hàng hóa: Đến năm 2015: 100% sản phẩm được phơi sấy, bảo quản và sơ chế (bóc v) đạt tiêu chuẩn xuất khu;

- Sắn hàng hóa: Đến năm 2015: 100% sản lượng được bảo qun và chế biến tại nhà máy chế biến tinh bột sắn;

- Rau quả: Đến năm 2015: Sản lượng rau quđược bảo quản, chế biến trên 10% và đến năm 2020 đạt 20-30%;

- Cao su: Sản lượng mủ cao su được chế biến 100%, với cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2012-2020: Cao su mủ cốm 40%, mủ kỹ thuật 40%, mủ kem 20%. Tỷ lệ chế biến sâu các sn phẩm cao su năm 2015: 30%, đến năm 2020: 40%;

- Chè: Sn lượng chè búp tươi được chế biến quy mô công nghiệp năm 2015: 65-70%, đến năm 2020 trên 90%, trong đó cơ cấu sản phẩm: Chè xanh 50%, chè đen 50% (trong đó chè đen: 50% là CTC, 50% là OTD);

- Thịt: Đến năm 2015: Đạt 20% sản lượng thịt được chế biến công nghiệp, đến năm 2020 đạt 50%;

- Nhung hươu: Đến năm 2015: 40 - 50% sản lượng nhung hươu được bảo quản, chế biến tại nhà máy đảm bảo chất lượng tạo ra các sản phẩm viên nang thực phẩm chức năng và các sản phẩm đã chế biến sâu từ hươu phục vụ tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu;

- Rượu: Đến năm 2015: 100% lượng rượu sản xuất ở các làng nghề được khử độc bằng công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Gvà lâm sản ngoài gỗ: Chuyn từ chế biến thô sang tinh, sâu phấn đấu đến năm 2015 sản phẩm tinh chế chiếm 50%, đến năm 2020 trên 70%.

c) Bảo quản, chế biến thủy sản

[...]