Quyết định 3946/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015
Số hiệu | 3946/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 22/07/2013 |
Ngày có hiệu lực | 22/07/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Lê Mạnh Hà |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3946/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 07 năm 2013 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÔNG THÔN MỚI XÃ AN THỚI ĐÔNG, HUYỆN CẦN GIỜ GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;
Căn cứ Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;
Xét Tờ trình số 36/TTr-BQL ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ về việc phê duyệt Đề án nông thôn mới xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ giai đoạn 2013 - 2015 có ý kiến phê duyệt của Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Cần Giờ, ý kiến đề xuất của Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố tại Thông báo số 422/TB-TCT ngày 26 tháng 12 năm 2012; đề xuất của Liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Tài chính tại Tờ trình số 1246/TTr-NNPTNT-KHĐT-TC ngày 05 tháng 7 năm 2013 về phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ giai đoạn 2013 - 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ AN THỚI ĐÔNG, HUYỆN CẦN GIỜ GIAI ĐOẠN 2013 -
2015
(Ban hành kèm Quyết định số 3946/QĐ-UBND ngày 22
tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)
THỰC TRẠNG NÔNG THÔN XÃ AN THỚI ĐÔNG - HUYỆN CẦN GIỜ
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - DÂN SỐ LAO ĐỘNG
Xã An Thới Đông nằm về phía Bắc huyện Cần Giờ, cách trung tâm thành phố khoảng 30km.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3946/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 07 năm 2013 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÔNG THÔN MỚI XÃ AN THỚI ĐÔNG, HUYỆN CẦN GIỜ GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;
Căn cứ Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;
Xét Tờ trình số 36/TTr-BQL ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ về việc phê duyệt Đề án nông thôn mới xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ giai đoạn 2013 - 2015 có ý kiến phê duyệt của Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Cần Giờ, ý kiến đề xuất của Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố tại Thông báo số 422/TB-TCT ngày 26 tháng 12 năm 2012; đề xuất của Liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Tài chính tại Tờ trình số 1246/TTr-NNPTNT-KHĐT-TC ngày 05 tháng 7 năm 2013 về phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ giai đoạn 2013 - 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ AN THỚI ĐÔNG, HUYỆN CẦN GIỜ GIAI ĐOẠN 2013 -
2015
(Ban hành kèm Quyết định số 3946/QĐ-UBND ngày 22
tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)
THỰC TRẠNG NÔNG THÔN XÃ AN THỚI ĐÔNG - HUYỆN CẦN GIỜ
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - DÂN SỐ LAO ĐỘNG
Xã An Thới Đông nằm về phía Bắc huyện Cần Giờ, cách trung tâm thành phố khoảng 30km.
Có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ;
- Phía Nam giáp xã Long Hòa, xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ;
- Phía Đông giáp xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ;
- Phía Tây giáp sông Soài Rạp và xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.
An Thới Đông có 2 con sông lớn (sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp) chảy qua, đây là điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với bên ngoài theo hướng đường thủy, nhất là các hướng từ miền Tây Nam Bộ, nội thành Thành phố Hồ Chí Minh.
Diện tích tự nhiên: 10.372,48 ha, chiếm 14,73% diện tích tự nhiên của huyện. Xã được chia thành 6 ấp, gồm: ấp An Bình, An Hòa, An Đông, An Nghĩa, Doi Lầu, Rạch Lá.
- Dân số toàn xã là 13.956 nhân khẩu, 3.483 hộ gia đình, mật độ dân số bình quân 134 người/km2. Trong đó có 1.850 hộ sản xuất nông nghiệp là chính, chiếm khoảng 53%, số hộ còn lại chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp.
- Số người trong độ tuổi lao động 8.174 chiếm tỷ lệ khá cao 58,57% dân số, chủ yếu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, điều này nói lên ở địa bàn xã có một nguồn lao động dồi dào, số người dưới và ngoài độ tuổi lao động với tỷ lệ tương đối 41,43%.
Theo Quyết định số 5249/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) huyện Cần Giờ, trong đó có phần quy hoạch của xã An Thới Đông. Tuy nhiên, quy hoạch chưa cụ thể mà chỉ mang tính chất định hướng chung, hiện xã đang xúc tiến lập kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
2. Hạ tầng kinh tế - xã hội
a) Giao thông:
Hiện tại trên địa bàn xã có các tuyến đường giao thông, tổng chiều dài 75,61 km, trong đó:
- Đường trục xã, liên xã: 30 km, 100% đã được thi công nhựa hóa.
- Đường trục ấp, liên ấp: 26,41 km, trong đó đã được nhựa hóa, cứng hóa 23,4 km (88,6%);
- Đường giao thông nội đồng: 19,2 km, trong đó đi lại thuận lợi 8 km.
- Đường ngõ, xóm: 7,2 km, trong đó đi lại thuận lợi 7,2 km.
b) Thủy lợi:
Hiện nay trên địa bàn xã An Thới Đông có 8 tuyến kênh thủy lợi dẫn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản với tổng chiều dài 23,2 km và 46 cống; Có 15 cầu giao thông nông thôn đa số đã xuống cấp, nhìn chung hệ thống thủy lợi chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã, nhất là khu vực An Đông, An Nghĩa, Doi Lầu.
c) Điện:
- Xã có hệ thống điện hạ thế dài 25,955 km, chủ yếu chạy dọc theo các trục đường chính, các tuyến đường trục xã, liên ấp; ở các khu dân cư tập trung đều có hệ thống đèn chiếu sáng.
- Xã có 54 trạm biến áp với công suất 4.691 KVA.
- Số hộ dùng điện là 3.451 hộ chiếm 99%, trong đó có 198 hộ sử dụng điện chưa an toàn, còn lại 32 hộ tại các khu vực ven sông xa khu dân cư không có lưới điện sinh hoạt đi qua.
d) Trường học:
- Trường mầm non: Hiện có 1 trường mầm non (3 phân hiệu: Doi Lầu, Cá Cháy và An Nghĩa), 6 lớp với 147 cháu, số giáo viên, cán bộ, công nhân viên (GV.CBCNV): 17 người.
- Trường Mẫu giáo: Hiện có 1 trường mẫu giáo (4 phân hiệu: An Hòa - Rạch Lá - An Đông - Hóc Quả), 10 lớp với 259 cháu, số giáo viên, cán bộ, công nhân viên: 32 người.
- Trường Tiểu học: Hiện xã có 3 trường tiểu học (An Thới Đông, An Nghĩa, Doi Lầu), 60 phòng học, 51 lớp, 1337 học sinh, số giáo viên, cán bộ, công nhân viên: 95 người. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%.
- Trường Trung học cơ sở: Hiện xã có 2 trường Trung học cơ sở (An Thới Đông, Doi Lầu), 25 phòng học, 25 lớp, 913 học sinh, số giáo viên, cán bộ, công nhân viên: 76 người.
- Trung học phổ thông: Hiện xã có 1 trường Trung học phổ thông mới xây dựng và đưa vào hoạt động năm học 2009 - 2010, phòng học đạt chuẩn quốc gia, có 25 lớp, 1022 học sinh, 65 giáo viên.
đ) Cơ sở vật chất văn hóa:
Trên địa bàn xã hiện có 1 nhà văn hóa thể thao xã và 4 nhà văn hóa thể thao ấp, 1 sân bóng đá là sân chơi chủ yếu của các thanh niên trong xã (tuy nhiên hiện nay đã xuống cấp, mùa mưa ngập lụt không chơi được), xã hiện có 1 đội bóng đá và 1 đội bóng chuyền để tham gia hội thi - hội thao cấp huyện, riêng mỗi ấp đều có các câu lạc bộ và các đội hình riêng để tham gia cấp xã trong những ngày lễ lớn.
e) Chợ:
Trên địa bàn xã có 1 chợ tại ấp An Bình với diện tích 300m2, không đạt chuẩn, với khoảng 30 tiểu thương buôn bán cố định các mặt hàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Đây cũng là nơi dân cư tập trung buôn bán, trao đổi hàng hóa sinh hoạt hàng ngày, số lượng buôn bán này không cố định. Trên địa bàn xã có 274 cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, giải khát, buôn bán nhỏ lẻ và các dịch vụ khác.
g) Bưu điện:
- Hiện có 1 bưu điện văn hóa cấp xã, trụ sở đã xuống cấp, thường xuyên ngập lụt trong mùa mưa.
h) Nhà ở dân cư nông thôn:
- Theo thống kê hiện nay, toàn xã có khoảng 3.032 căn nhà. Trong đó: nhà kiên cố và bán kiên cố chiếm 65,7% (1992 căn) và nhà tạm, đơn sơ (1.040 căn) chiếm 34,3%.
3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất
a) Kinh tế:
- Cơ cấu kinh tế, giá trị đóng góp của các ngành (%): ngành nông nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản (trên 70%), ngành thương mại - dịch vụ trong những năm gần đây có những bước phát triển khả quan nhờ vào việc cung ứng hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp và dịch vụ tiêu dùng, chiếm gần 15% trong cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tuy có phát triển theo từng năm nhưng ở mức thấp, chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nền kinh tế, sản phẩm sản xuất chủ yếu trên địa bàn là gia công may mặc, cơ khí, chế biến nước đá…
- Thu nhập bình quân đầu người: 25,3 triệu đồng/người/năm (là xã có mức thu nhập trung bình của huyện).
- Tỷ lệ hộ nghèo: theo tiêu chí 12 triệu đồng/người/năm là 940 hộ, chiếm 26,98% tổng số hộ toàn xã. Đây là một tỷ lệ tương đối cao, sự chênh lệch thu nhập bình quân giữa các hộ trên địa bàn xã tương đối lớn.
b) Lao động:
- Số lao động trong độ tuổi: là 8.174 người, chiếm 58,57%;
- Lao động phân theo kiến thức phổ thông như sau:
+ Bậc tiểu học: chiếm 44% chủ yếu ở lứa tuổi 45 - 60,
+ Bậc trung học cơ sở: chiếm 38%,
+ Bậc trung học phổ thông: chiếm 18%.
- Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn: trong 8.174 lao động của xã, chỉ có 37% lao động đã qua đào tạo chuyên môn, phân ra như sau:
+ Sơ cấp: (3 tháng trở lên) 61,4%, tỷ lệ trong nông nghiệp 55%.
+ Trung cấp: 33,2%, tỷ lệ trong nông nghiệp 15%.
+ Đại học: 5,4%, tỷ lệ trong nông nghiệp 10%.
c) Hình thức tổ chức sản xuất:
- Có 274 doanh nghiệp, cơ sở chế biến, sản xuất kinh doanh trên địa bàn chủ yếu thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.
- Có 1 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ thương mại, xây dựng và tư vấn kỷ thuật nhà yến.
- Có 1 tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản và 4 trang trại.
4. Văn hóa, xã hội và môi trường
a) Văn hóa - giáo dục:
- Năm 2012 xã có 5/6 ấp được công nhận đạt chuẩn ấp văn hóa, đạt tỷ lệ 83%. Số hộ dân được công nhận là hộ gia đình văn hóa là 2.964 hộ, đạt tỷ lệ 92,96%.
- Về công tác phổ cập giáo dục: Công tác phổ cập chống mù chữ năm 2012 cụ thể như sau:
+ Tỷ lệ đạt chuẩn xóa mù chữ: 4.617/4.657 người, đạt 99,14%.
+ Tỷ lệ học tiểu học đúng độ tuổi: 186/206 người, đạt 90,29%.
+ Tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở (THCS): 872/962 người, đạt 90,64%.
+ Tỷ lệ phổ cập bậc trung học: 601/763 người, đạt 78,77%.
+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thong (THPT): 187/191 người, đạt 97,91%.
+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) trong năm 2012 là 94,04%.
b) Y tế:
Trạm y tế xã mới xây đạt chuẩn quốc gia phục vụ tốt nhu cầu chăm lo sức khỏe cho nhân dân địa phương. Bên cạnh, Huyện thành lập 1 phòng khám khu vực An Nghĩa đã tạo thuận lợi hơn cho địa phương trong việc khám chữa bệnh.
- Tỷ lệ y, bác sĩ/1.000 dân: gồm có 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 4 y tá, 1 dược tá, 1 hộ sinh phục vụ cho 13.956 người dân địa phương.
- Tổng số người dân tham gia bảo hiểm y tế là 9.902 người. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là 71,8%.
c) Môi trường:
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: có 99%, nguồn cung cấp nước chính là vận chuyển bằng xà lan từ Thành phố Hồ Chí Minh. Một số khu vực sản xuất xa khu dân cư, chưa có đường ống nước đi qua nên phải đổi lẻ giá nước sinh hoạt vẫn còn rất cao.
- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn: trong những năm trở lại đây, đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng nhiều nên có trên 80% số hộ đều có đủ 3 công trình kể trên.
- Xử lý chất thải: Toàn xã có 3.483 hộ dân, trong đó có 80% số hộ có đăng ký thu gom rác (dân lập và thu gom rác công cộng), 25% số hộ còn lại phải tự tiêu huỷ theo hình thức chôn hoặc đốt tại nhà do các tuyến đường nội ấp hẹp.
- Hệ thống thoát nước trong khu vực dân cư: chưa có, chỉ thoát nước tạm ở một số cống nhỏ trong khu vực dân cư An Hòa, An Bình.
- Việc chôn cất của người dân trên địa bàn xã tập trung tại 2 nghĩa trang của Huyện: nghĩa trang Bình Khánh và Cần Thạnh.
5. Hệ thống chính trị và tình hình an ninh trật tự - xã hội
a) Hệ thống chính trị của xã:
- 1 Đảng bộ cơ sở: Có 16 chi bộ trực thuộc, với 175 đảng viên, trong đó có 6 chi bộ ấp, 7 chi bộ trường học, 1 chi bộ cơ quan, 1 chi bộ Quân sự và 01 Chi bộ Công an. Năm 2011 Đảng bộ đạt danh hiệu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Hội đồng nhân dân xã: có 29 đại biểu.
- Ủy ban nhân dân xã: có 43 biên chế, gồm: 10 cán bộ chuyên trách, 10 chức danh công chức và 23 cán bộ không chuyên trách.
- Số lượng cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách của Ủy ban nhân dân xã được giao năm 2013 là 47 người: trong đó có 25 cán bộ và công chức, 22 cán bộ không chuyên trách. Số lượng hiện có tính đến tháng 4 năm 2013 là 11 cán bộ, 10 công chức, 21 cán bộ không chuyên trách.
- Tình hình hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở:
+ Mặt trận Tổ quốc: 31 thành viên (có 6 ban công tác mặt trận ở 06 ấp).
+ Hội Cựu Chiến binh: có 6 chi hội trực thuộc với 58 hội viên.
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ: có 6 chi hội với tổng số 2.552 hội viên.
+ Hội Nông dân: có 6 chi hội với 1.533 hội viên.
+ Đoàn TNCS HCM: có 10 chi đoàn với 273 đoàn viên.
+ Hội Chữ thập đỏ: có 7 chi hội với 595 hội viên.
+ Hội Người cao tuổi: có 6 chi hội với 779 hội viên.
b) An ninh trật tự xã hội:
Tình hình an ninh, chính trị, trật tự, an toàn, xã hội luôn giữ được ổn định, đặc biệt là bảo vệ tốt các ngày lễ, kỷ niệm trong năm; số vụ tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện của người dân được giải quyết kịp thời, những năm gần đây không còn các vụ khiếu kiện tập thể. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được tăng cường, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được ngăn chặn và xử lý kịp thời, xây dựng mạng lưới an ninh cơ sở hoạt động có hiệu quả. Chương trình mục tiêu 3 giảm tiếp tục đẩy mạnh góp phần làm giảm các vụ tội phạm, ma túy, mại dân, các tệ nạn xã hội trên địa bàn.
NỘI DUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ AN THỚI ĐÔNG - HUYỆN CẦN GIỜ ĐẾN NĂM 2015
- Xây dựng xã An Thới Đông trở thành xã nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) thể hiện các đặc trưng: có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, có các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ… nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở xã thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Xây dựng xã An Thới Đông trở thành xã nông thôn mới theo phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng địa phương làm chủ.
* Hoàn thành 19/19 tiêu chí về nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới theo từng giai đoạn cụ thể:
- Năm 2012: có 5/19 tiêu chí đạt chuẩn (8, 15, 16, 18, 19).
- Năm 2013: phấn đấu đạt 9/19 tiêu chí đạt chuẩn (thêm 4 tiêu chí: 1, 4, 6, 13).
- Năm 2014: phấn đấu đạt 14/19 tiêu chí đạt chuẩn (thêm 5 tiêu chí: 3, 5, 7, 14, 17).
- Năm 2015: phấn đấu đạt 19/19 tiêu chí đạt chuẩn (thêm 5 tiêu chí: 2, 9, 10, 11, 12).
* Nội dung thực hiện cụ thể:
- Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kinh tế xã hội, khu dân cư (giúp cho người dân ổn định sản xuất, đảm bảo cho người dân có nơi đổ rác thải đúng quy định, chỉnh trang khu dân cư, cải thiện bộ mặt nông thôn).
- Thu nhập bình quân đầu người/năm đến năm 2015 tăng từ 1,5 đến 1,8 lần so với mức khởi điểm xuất phát khi xây dựng đề án (25,3 triệu đồng/người/năm).
- Cơ cấu kinh tế của xã An Thới Đông đến năm 2015 được xác định là Nông nghiệp đô thị - thương mại và dịch vụ.
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố (dưới 12 triệu đồng/người/năm): giảm từ 26,98% xuống dưới 2%.
- Đào tạo nghề cho 2.700 lao động (tính cả số học sinh vào trường đại học, cao đẳng và trung học).
- Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (tỷ lệ lao động ở độ tuổi làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp) giảm bình quân 5%/năm (hiện năm 2012 có 2.918 người đến năm 2015 còn khoảng 1.500 người). Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm >90%.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã bình quân đạt 13%/năm trong giai đoạn 2013 - 2015.
- Chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiệu quả cao, an toàn vệ sinh dịch bệnh.
- Xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn với chất lượng bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản.
- Chuẩn hóa trường, lớp, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất trong hệ thống trường học, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện dạy học.
- Duy trì và phát triển đời sống văn hóa ở nông thôn với 6/6 ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt trên 98%.
II. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
a) Mục tiêu: Đạt tiêu chí số 1 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
b) Nội dung thực hiện: Việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28 tháng 10 năm 2011 của liên Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xã nông thôn mới.
2. Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
a) Giao thông:
- Mục tiêu: Đạt tiêu chí số 2 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Nội dung thực hiện:
+ Đường giao thông trục ấp, tổ: Mở rộng, nâng cấp đường ra bến đò Doi Lầu với chiều dài 3 km.
+ Đường giao thông nội đồng: Mở rộng, nâng cấp đường đê Rạch Lá với chiều dài 5,2 km; sửa chữa, nâng cấp đường đê Tiểu Vùng 100 ha, chiều dài 4 km; sửa chữa, nâng cấp đường đê Mốc Keo, An Nghĩa với chiều dài 2 km.
+ Xây dựng mới cầu Kinh Ông Son, ấp Doi Lầu: quy mô xây mới cầu bê tông cốt thép; dài 30 m, rộng 2 m; tải trọng 3 tấn.
+ Xây dựng mới cầu Rạch Giông II, ấp An Hòa: quy mô xây mới cầu bê tông cốt thép; dài 54,36 m, rộng 3,2 m; tải trọng 8 tấn.
+ Sửa chữa cầu Kinh Bà Tổng, ấp An Hòa: quy mô thay toàn bộ mặt sắt trên mặt cầu dài 106 m, rộng 3 m.
+ Sữa chữa 15 cây cầu hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn xã: Thay đan mặt cầu, lang can tay vịn, gia cố cột, trụ cầu, mố cầu...
b) Thủy lợi
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 3 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Xây dựng mới công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản khu vực Tắc Ráng: xây dựng 4 cầu giao thông và 2 cống.
+ Nạo vét tuyến kênh hiện hữu khu vực nuôi trồng thủy sản Mốc Keo, ấp An Nghĩa.
+ Nạo vét tuyến kênh hiện hữu khu vực nuôi trồng thủy sản Bồng Bộng, ấp An Hòa (3 tuyến).
+ Nạo vét tuyến kênh hiện hữu khu vực nuôi trồng thủy sản ấp Rạch Lá: Nạo vét kênh.
+ Nạo vét tuyến kênh hiện hữu khu vực nuôi trồng thủy sản Bà Kiểng, ấp Rạch Lá.
+ Nạo vét tuyến kênh hiện hữu khu vực nuôi trồng thủy sản Tiểu Vùng 100 ha, ấp Doi Lầu.
+ Nạo vét, cải tạo rạch tự nhiên thành tuyến kênh mới phục vụ nuôi trồng thủy sản ấp Doi Lầu (khu vực Kinh Ông Son, Kinh Bà 8, Kinh Ông Chủ).
+ Nạo vét, cải tạo rạch tự nhiên thành tuyến kênh mới phục vụ nuôi trồng thủy sản ấp An Đông (khu vực Rạch Bàu Thơ, Hóc Quả, Kho Mắm Nhỏ).
+ Xây dựng 1 cống cấp nước Rạch Lá.
c) Điện:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 4 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
Hạ thế điện thêm khoảng 8 km phục vụ cho các hộ dân xa khu dân cư và cải tạo nâng công suất hệ thống điện hạ thế phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Gắn đồng hồ điện riêng sử dụng từ lưới điện quốc gia cho những hộ chưa có.
Xây dựng hệ thống chiếu sáng khu vực đường An Thới Đông, đường Lý Nhơn, đường Tam Thôn Hiệp và một số đường liên ấp, tổ, ngõ, xóm.
d) Trường học:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện: Sửa chữa Trường Tiểu học An Thới Đông và Trường Tiểu học Doi Lầu đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất.
đ) Cơ sở vật chất văn hóa:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 6 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Xây dựng mới Văn phòng ấp kết hợp với tụ điểm sinh hoạt văn hóa ấp An Bình diện tích 356 m2, xây dựng tường rào, nhà vệ sinh, lát sân bê tông xi măng, sang lắp khuôn viên (Diện tích 800 m2).
+ Sửa chữa trụ sở Trường Mẫu giáo An Thới Đông thành sân vận động thể thao xã gồm có sân bóng đá mini, sân bóng chuyền, các phòng tập luyện thường xuyên.
+ Sửa chữa trụ sở cơ quan hành chính xã với quy mô 8 phòng diện tích 300 m2.
e) Chợ nông thôn
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 7 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện: Xây mới Chợ An Thới Đông tại trung tâm xã, quy mô 100 sạp trên 1.000 m2.
g) Bưu điện:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 8 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện: Xây dựng mới Nhà trạm viễn thông với khối nhà chính 100 m2; tường rào, trụ ăngten, hầm, cống, cáp.
h) Nhà ở dân cư nông thôn:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện: Hỗ trợ xóa 125 căn nhà tạm, dột nát.
3. Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức
a) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao thu nhập:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Hướng dẫn người dân sản xuất sản phẩm có lợi thế theo hướng thị trường và hàng hóa. Nhà nước hỗ trợ đầu tư để phát triển ngành hàng đó thành sản phẩm hàng hóa của địa phương.
+ Khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, diện tích đất ít nhưng hiệu quả kinh tế cao, tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường. Xã quy hoạch ổn định vùng đất sản xuất nông nghiệp để Nhà nước hỗ trợ cho quy hoạch hạ tầng cơ bản (đường, điện, cấp nước và xử lý chất thải…) phục vụ sản xuất, phòng, chống dịch bệnh, đào tạo kiến thức cho các chủ hộ.
+ Tăng cường khuyến nông đối với nông dân qua các hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, tham quan đầu bờ, bồi dưỡng kiến thức qua câu lạc bộ khuyến nông, khuyến công.
+ Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh, môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao,…
b) Giảm nghèo và an sinh xã hội:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia và phù hợp với đặc điểm riêng của thành phố.
- Nội dung thực hiện:
+ Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo theo tiêu chí mới của thành phố, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 2% vào năm 2015.
+ Thực hiện các chương trình an sinh xã hội:
* Tiếp tục thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội; hỗ trợ người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế; hỗ trợ kinh phí xóa nhà tạm cho người nghèo; khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi; chính sách cho người có công…
* Tăng cường thực hiện chức năng giám sát phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần đảm bảo các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước thực sự hỗ trợ được người nghèo và các đối tượng chính sách.
c) Tỷ lệ lao động có việc làm:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí 12 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Địa phương liên kết chặt chẽ với trường dạy nghề trên địa bàn huyện và với các doanh nghiệp nhằm định hướng đào tạo công nhân kỹ thuật để giải quyết lao động.
+ Đào tạo nghề cấp chứng chỉ, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân, kỹ năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân giỏi.
+ Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, Trường đại học, Viện nghiên cứu... với nông dân, hộ sản xuất trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, công nghệ sau thu hoạch.
+ Đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của xã.
d) Hình thức tổ chức sản xuất:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Tuyên truyền, vận động nhằm giúp người nông dân nắm bắt được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể.
+ Bồi dưỡng, đào tạo: các chức danh tổ trưởng tổ hợp tác, chủ nhiệm, ban quản trị phải được nâng cao về năng lực quản lý.
+ Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu như trang thiết bị phục vụ thông tin liên lạc, đào tạo, trao đổi, cập nhật thông tin (điện thoại, máy fax, máy vi tính, máy in).
+ Hỗ trợ để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức kinh tế tổ hợp tác, hợp tác xã thông qua:
* Hỗ trợ điều kiện sản xuất như kho chứa, nhà sơ chế - bảo quản, công nghệ, thực hiện chế biến nông sản.
* Hỗ trợ kỹ thuật: tạo điều kiện cho xã viên tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, nhằm tăng năng suất chất lượng sản phẩm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
* Hỗ trợ về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại.
* Tham quan học tập mô hình sản xuất hiệu quả.
4. Giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường
a) Giáo dục:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Xã phối hợp với các đoàn thể nắm bắt các trường hợp trẻ em bỏ học và kịp thời có sự hỗ trợ, động viên các em đến trường. Đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường được học tập. Đồng thời, vận động các nguồn tài trợ để nâng cao số lượng và chất lượng các suất học bổng khuyến học giành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và có thành tích học tốt.
+ Quan tâm đào tạo nghề cho người lao động, dưới nhiều hình thức và ngành nghề phù hợp với đặc thù địa phương.
+ Phân nguồn lao động trên địa bàn xã thành 3 nhóm và đưa ra những hình thức đào tạo cụ thể cho từng nhóm lao động: nhóm chuyển dịch lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp; nhóm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và nhóm là chủ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. Bên cạnh việc đào tạo theo trường lớp cần mở rộng hình thức trao đổi, đối thoại, giao lưu giữa các tổ ngành nghề với doanh nghiệp.
b) Y tế:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Thực hiện Chỉ thị số 06CT/TW về củng cố, tăng cường và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; phát triển mạng lưới nhân viên sức khoẻ cộng đồng; phát huy vai trò mạng lưới y tế cơ sở trong chăm sóc y tế cho người nghèo.
+ Hỗ trợ các hình thức bảo hiểm y tế theo quy định.
c) Xây dựng đời sống văn hóa phong phú lành mạnh:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ hội, đoàn thể của xã và nhân dân về ý nghĩa của phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, làm cho phong trào càng phát triển sâu rộng, góp phần làm chuyển biến tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn.
+ Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 8 năm 1998 của Bộ Chính trị về quy chế thực hiện văn minh trong tiệc cưới, lễ tang, lễ hội… Thực hiện tốt chính sách về người nghèo…
+ Triển khai dần từng bước nâng cao chất lượng các phong trào: gia đình văn hóa, ấp văn hóa, gương người tốt, việc tốt.
d) Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân thực hiện tốt các quy định về vệ sinh môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường sản xuất (nông nghiệp và ngành nghề nông thôn). Thường xuyên thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra môi trường, kịp thời phát hiện những yếu tố gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe người dân, đặc biệt là lao động và đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất theo hướng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Vận động triển khai tổ chức “Hội thi môi trường Xanh - Sạch - Đẹp”, kết hợp trồng cây xanh trên các trục đường đã được quy hoạch trên quy mô xã.
+ Tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân cư và vận động nhân dân định kỳ tổng vệ sinh trên địa bàn toàn xã.
5. Hệ thống chính trị và an ninh trật tự xã hội
a) Củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí 18 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức đạt chuẩn để không ngừng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Cán bộ xã đạt chuẩn phải dảm bảo tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã và phải hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012.
+ Cán bộ xã đạt chuẩn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã; Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”; Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên theo quy định của từng tổ chức.
+ Thực hiện các chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ xã;
+ Hoàn thiện bộ máy chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới, tiếp tục đổi mới thiết chế dân chủ cơ sở, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở nông thôn. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ địa phương có đủ kiến thức, năng lực và phẩm chất đạo đức để vận hành tốt nhiệm vụ.
b) An ninh chính trị và trật tự xã hội nông thôn:
- Mục tiêu: Duy trì đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ An ninh xã hội tiếp tục được giữ vững, ổn định. Thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động của Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo đấu tranh phòng chống tội phạm, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng “âm mưu diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, thường xuyên phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc;
+ Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước ở địa phương và vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo, không xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người hoặc xảy ra điểm nóng.
III. DỰ KIẾN KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ HỖ TRỢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản: 281.188 triệu đồng (chiếm 73,28%).
2. Vốn sự nghiệp hỗ trợ cho các hoạt động trên địa bàn xã: 99.700 triệu đồng (chiếm 26,18%).
1. Vốn từ Ngân sách nhà nước: 248.800 triệu đồng, chiếm 65,32%; trong đó:
+ Vốn nông thôn mới: 213.800 triệu đồng, chiếm 56,13%.
+ Vốn lồng ghép: 35.000 triệu đồng:
* Vốn tập trung: 0 triệu đồng;
* Vốn phân cấp huyện: 0 triệu đồng;
* Vốn sự nghiệp: 35.000 triệu đồng.
2. Vốn cộng đồng: 114.888 triệu đồng, chiếm 30,17%; trong đó:
+ Vốn dân: 43.238 triệu đồng.
+ Vốn doanh nghiệp: 71.650 triệu đồng.
3. Vốn tín dụng: 17.200 triệu đồng.
* Vốn đầu tư các nguồn được xác định cụ thể theo chương trình, dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
1. Thời gian thực hiện đề án: từ nay đến hết năm 2015.
2. Quy mô và khối lượng thực hiện: theo các biểu đính kèm.
3. Phương châm và nguyên tắc đầu tư, hỗ trợ
- Phát huy nội lực của địa phương là chính, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ sự hỗ trợ của Trung ương và thành phố, đáp ứng nhu cầu đầu tư, giúp đỡ của các doanh nghiệp.
- Phát huy dân chủ, công khai trong cộng đồng dân cư, khẩn trương, đồng bộ và chặt chẽ trong thủ tục hành chính và đầu tư.
a) Cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn:
- Thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện theo Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;
- Thực hiện theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020.
b) Quản lý đầu tư và xây dựng:
- Thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
- Vận dụng theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;
- Thực hiện theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020.
4. Phân công thực hiện
a) Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Ủy ban nhân dân xã An Thới Đông, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Cần Giờ và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã An Thới Đông:
- Tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân, Đảng viên, cán bộ, công chức quán triệt chủ trương của Trung ương và thành phố về chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã; vận động cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia và đóng góp hỗ trợ để thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã.
- Thực hiện theo đúng nội dung của Đề án được phê duyệt, không được thay đổi nội dung của Đề án khi chưa được chấp thuận của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố.
- Phân công các phòng, ban, đơn vị chức năng của huyện, cán bộ chuyên môn của xã tham gia, hỗ trợ Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã An Thới Đông xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện đề án giai đoạn 2012 - 2015, xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm đảm bảo tiến độ và mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo đúng quy định hướng dẫn của pháp luật hiện hành.
b) Các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố:
- Phân công cán bộ, công chức theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã An Thới Đông huyện Cần Giờ chuẩn bị và thực hiện, đảm bảo tiến độ thực hiện các tiêu chí của ngành trên địa bàn xã.
- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu của Trung ương và thành phố do Sở, ngành phụ trách trên địa bàn xã.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã An Thới Đông và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã An Thới Đông triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo Đề án được phê duyệt.
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc hướng dẫn, hoàn tất thẩm định quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch hạ tầng thiết yếu (theo phân công, phân cấp) của huyện Cần Giờ và xã An Thới Đông; tổ chức giám sát việc công bố, công khai các quy hoạch được phê duyệt.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã An Thới Đông cân đối, đề xuất và dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết và bố trí vốn ngân sách tập trung, vốn phân cấp hàng năm (2013 - 2015), đảm bảo tiến độ đầu tư, hoàn thành các tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn xã An Thới Đông.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước, các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới An Thới Đông, đề xuất và dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung, giao kế hoạch kinh phí sự nghiệp chi thường xuyên để thực hiện các hoạt động, đảm bảo tiến độ thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã An Thới Đông.
c) Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chương trình, dự án, các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ; định kỳ hàng tháng báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện; tham mưu, đề xuất, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để thành phố tổ chức sơ kết hàng năm, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn thành phố./.