Quyết định 385/QĐ-UBND năm 2022 về Danh mục các hủ tục, phong tục không còn phù hợp trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 385/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/07/2022
Ngày có hiệu lực 01/07/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Y Ngọc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 385/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 01 tháng 7 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH DANH MỤC CÁC HỦ TỤC, PHONG TỤC KHÔNG CÒN PHÙ HỢP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 18 tháng 3 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo tuyên truyền, vận động Nhân dân xoá bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp trên địa bàn tỉnh;

Theo ý kiến trao đổi, thống nhất của Ban Dân vận Tỉnh ủy tại Văn bản số 585-CV/BDVTU ngày 31 tháng 5 năm 2022 và đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 66/TTr-SVHTTDL ngày 14 tháng 6 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục các hủ tục, phong tục không còn phù hợp trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Danh mục).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Căn cứ nội dung Danh mục chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân từng bước xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 18 tháng 3 năm 2022 và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Văn bản số 888/UBND-KGVX ngày 29 tháng 3 năm 2022.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện theo quy định.

- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp đánh giá, báo cáo việc thực hiện công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân các dân tộc xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp trên địa bàn tỉnh. Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung Danh mục đảm bảo phù hợp theo quy định của Trung ương và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh (nếu có).

3. Đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy; Thường trực các huyện ủy, thành ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh: Căn cứ nội dung Danh mục và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, địa phương chỉ đạo, phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân từng bước xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (t/h);
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (đ/b);
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Thường trực các huyện ủy, thành ủy;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ CVP, các PCVP;
+ Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.NTMD

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Y Ngọc

 

DANH MỤC

CÁC HỦ TỤC, PHONG TỤC KHÔNG CÒN PHÙ HỢP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 385 /QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

I. HỦ TỤC

TT

Tên gọi

Tính chất hủ tục

Cơ sở nhận định

Định hướng tuyên truyền và giải pháp khắc phục

1

Kiêng cữ cái chết xấu

 - Mê tín dị đoan, trái với các quy định về đời sống văn hóa

- Không có tính nhân văn, thiếu tinh thần đoàn kết, tương trợ ở thôn, làng

- Thuần phong, mỹ tục các dân tộc, các quy định trong hương ước, quy ước thôn, làng.

- Các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, xây dựng Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa.

 - Xóa bỏ hoàn toàn hủ tục này.

- Đưa hủ tục này vào điều cấm trong hương ước, quy ước của làng.

2

Cúng ốm đau và khấn cầu thần linh

 - Nặng tính chất mê tín dị đoan, trái với các quy định ngành y tế về bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

- Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống vật chất, kinh tế hộ gia đình

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (Khoản 8, Điều 6, Luật số 40/2009/QH12, có hiệu lực ngày 01/01/2011) và các quy định khác về khám, chữa bệnh 1

- Xóa bỏ hoàn toàn hủ tục cúng và hiến sinh khi có người ốm đau.

- Đưa hủ tục này vào điều cấm trong hương ước, quy ước của làng.

- Đối với việc cúng tạ ơn thần linh (yang) vì đã trót khấn nguyện: cần duy trì vì đây là khởi nguồn của lễ Hội Ăn Trâu đậm bản sắc văn hóa cổ truyền. Tuy nhiên cần chú trọng nếp sống văn minh và vấn đề tiết kiệm, chống lãng phí.

3

Kiêng kỵ vật nuôi phóng uế, đẻ con ở dưới, bên trong kho thóc.

- Nặng tính chất mê tín dị đoan, trái với các quy định về đời sống văn hóa.

- Gây hoang mang, mất đoàn kết, tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng làng.

- Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống vật chất, kinh tế hộ gia đình

- Trái với chủ trương, chính sách đại đoàn kết các dân tộc của Đảng và Chính phủ.

- Trái với thuần phong, mỹ tục các dân tộc, các quy định trong hương ước, quy ước thôn, làng.

- Trái với các tiêu chí thực hiện, xây dựng Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa.

- Xóa bỏ hoàn toàn hủ tục này.

- Đưa hủ tục này vào điều cấm trong hương ước, quy ước của làng.

4

Thuốc thư

- Nặng tính chất mê tín dị đoan

- Gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho nhân dân.

- Nghi ngờ lẫn nhau, vô cớ xâm phạm thân thể, tinh thần thậm chí tính mạng nạn nhân bị nghi có thuốc thư.

Gây ảnh hưởng đến tình đoàn kết giữa các cá nhân, dân tộc, cộng đồng.

- Bày biện cúng bái vô bổ, hiến sinh vật nuôi ảnh hưởng nặng đến kinh tế hộ gia đình.

- Điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về hành nghề mê tín dị đoan.

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh (Khoản 8, Điều 6 Luật số 40/2009/QH12, có hiệu lực ngày 01/01/2011) và các quy định khác về khám, chữa bệnh (1)

- Xóa bỏ hoàn toàn hủ tục này.

- Cần có quy định cấm “hành nghề” thư ếm. Có chế tài xử phạt đối với các hoạt động thư ếm của những

người tự xưng là thầy thư ếm trong cộng đồng.

5

Hôn nhân cận huyết

- Vi phạm luật tục các dân tộc

- Vi phạm các quy định pháp luật về hôn nhân & gia đình.

- Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

- Suy giảm chất lượng nòi giống do cận huyết

- Luật hôn nhân và gia đình 2014 (Khoản 18, Điều 3)

- Quy định tại Phụ lục Danh mục các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng(Ban hành kèm theo Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ).

(Mục 1 và 4, phần I : Các tập quán về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ)

- Xóa bỏ hoàn toàn hủ tục này.

- Cần có chế tài xử phạt mạnh đủ sức phòng ngừa và răn đe

6

Tảo hôn

Gây ảnh hưởng xấu đến các vấn đề:

- Sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

- Sự phát triển của tinh thần, thể chất của người tảo hôn.

- Hạnh phúc và kinh tế gia đình thiếu bền vững

- Chất lượng dân số thấp

- Luật hôn nhân gia đình năm 2014

(khoản 8 Điều 3)

- Vi phạm các quy ước cổ truyền về hôn nhân & gia đình của dân tộc.

- Tăng cường giáo dục để dần dần xóa bỏ hoàn toàn

- Khác với ngày xưa, tảo hôn hiện nay thường rơi vào các trường hợp các em quan hệ tình cảm quá sớm, thiếu hiểu biết về tâm sinh lý tuổi trẻ.

II. PHONG TỤC KHÔNG CÒN PHÙ HỢP

TT

Tên gọi

Biểu hiện không còn phù hợp của tập tục

Cơ sở nhận định

Định hướng tuyên truyền và giải pháp khắc phục

1

Nợ miệng

- Gây ra hiện tượng ăn uống tại tang gia, làm mất ý nghĩa về mặt đạo đức, nhân văn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhiều người từ việc uống rượu kéo dài

- Việc phúng điếu bằng gia súc để nhà có tang giết thịt làm cỗ và việc biếu thịt mang về không tượng trưng cho ý nghĩa nhân văn nào, chỉ gây ra cảnh nợ miệng kéo dài.

- Ảnh hưởng lâu dài đến kinh tế hộ gia đình

- Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

- Xóa bỏ một số yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực như: xóa bỏ tập tục tặng gia súc để làm đám tang đi đôi với việc ăn uống kéo dài.

- Vận động bà con có mặt, đến chia sẻ đau buồn mất mát bằng tinh thần giúp nhau bằng công cán, một ít tiền có tính tượng trưng.

2

Ăn uống kéo dài trong các dịp tang ma, cưới hỏi, lễ hội

- Trái với các quy định về thực hiện Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

- Hình thức nghi lễ, đình đám dần bị biến dạng không còn nguyên bản.

- Ảnh hưởng nặng nề đến thời gian, tiền bạc, của cải, sức khỏe, an ninh trật tự cộng đồng.

- Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

- Xóa bỏ một phần

- Việc tập trung ăn uống giao lưu, cộng cảm thuộc về phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, có tính nhân văn, cần duy trì. Tuy nhiên, kiên quyết xóa bỏ tình trạng kéo dài nhiều ngày, say sưa, lãng phí, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

3

Thả rông gia súc, gia cầm

- Gây mất vệ sinh môi trường.

- Gây mất đoàn kết cộng đồng khi xảy ra tình trạng lạc mất vật nuôi, vật nuôi ăn phá cây trồng của người khác.

- Ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế gia đình: chăn nuôi thả rông làm cho vật nuôi kém phát triển.

- Luật chăn nuôi (Điều 56, Luật số 32/2018/QH14)

- Luật Bảo vệ môi trường (Điều 60, 61 Luật số 72/2020/QH14, có hiệu lực từ 01/01/2022).

- Các quy định, chủ trương về xóa đói giảm nghèo, tiêu chí xây dựng Khu dân cư văn hóa

- Xóa bỏ một phần.

- Vận động hạn chế việc thả rông cho gia súc đi tự do làm vật nuôi thiếu hiệu quả kinh tế.

- Vận động làm chuồng trại và có người chăn thả, chăm sóc vật nuôi

4

Củi hứa hôn

- Việc phá bỏ quy ước (bất thành văn) về số lượng củi nhà gái phải có (từ vài chục lên đến vài trăm bó) đã có tác động xấu nhiều mặt:

+ Sự cố gắng đạt được số lượng củi lớn làm mất nhiều thời gian, sự lo nghĩ, tính toán, sức khỏe không những của riêng cô gái và cả người thân.

- Việc lựa chọn chủng loại gỗ dẻ vốn là gỗ nhóm 2 hiếm gặp. Việc khai thác số lượng lớn, chỉ lựa chọn lựa các cành cùng kích cỡ, nên việc phí phạm tài nguyên là không tránh khỏi.

- Việc đón tiếp nhà gái giao củi hoành tráng bằng cách giết mổ bò, nhiều heo, gà… rượu cần có thể gây áp lực, ảnh hưởng về kinh tế gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo và cận nghèo

- Luật Bảo vệ môi trường Điều 4,  khoản 5 Luật  số 72/2020/QH14) 1

- Luật Lâm nghiệp (Điều 9, Điều 43 Luật số 16/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019)

- Đây là phong tục tốt đẹp, giàu tính văn hóa, thể hiện phẩm chất  “chịu  thương chịu khó” của phụ nữ các dân tộc tại chỗ nói chung.

- Tiếp tục duy trì phong tục này. Tuy nhiên tuyên truyền, vận động người dân hạn chế số lượng bó củi, tận dụng cây gỗ do gia đình trồng (cây bời lời…); hạn chế việc giết mổ vật nuôi nhằm ổn định kinh tế hộ gia đình

- Số lượng củi theo truyền thống được quy ước khoảng 20 bó trở xuống

5

Tưởng nhớ và cho người chết ăn

- Có tính chất mê tín dị đoan.

- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, dễ lây lan dịch bệnh.

- Kéo dài tâm lý u uất, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc những người thân trong gia đình.

- Gây lãng phí, ảnh hưởng đến kinh tế, vật chất hộ gia đình

- Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

- Thông tư 21/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Khoản 3 Điều 55)

- Xóa bỏ một phần việc mang thức ăn cho người đã chết.

- Chuyển đổi các hình thức tưởng niệm thiên về tinh thần, mang tính nhân văn.

6

Để người chết lộ thiên trên sạp trong tang ma

- Việc để người chết lộ thiên trên sạp sẽ không đảm bảo vệ sinh, gây ảnh hưởng sức khỏe, tinh thần cho người còn sống.

- Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

- Thông tư 21/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng

- Luật Bảo vệ môi trường (Điều 63)1

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Khoản 3 Điều 55)

- Xóa bỏ một phần.

- Giữ gìn phong tục tập quán trong tang ma của đồng bào các dân tộc tại chỗ. Tuy nhiên cần loại trừ các yếu tố gây mất vệ sinh, dễ lây lan dịch bệnh, đảm bảo yếu tố mỹ tục, sạch, đẹp, nếp sống văn minh theo quy định.

- Đưa nội dung này vào điều cấm trong Hương ước, quy ước.

7

Sinh đẻ tại nhà

Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và đứa con do điều kiện môi trường không phù hợp và không được hỗ trợ, chăm sóc y tế.

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh (Luật số 40/2009/QH12, có hiệu lực ngày 01/01/2011) và các quy định khác về khám, chữa bệnh

- Sử dụng, kết hợp y học cổ truyền không đúng quy định tại Thông tư 50/2010/TT-BYT 2

- Xóa bỏ một phần.

- Các ngành liên quan cần tuyên truyền, vận động việc thăm khám thai sản, 100% ca sinh đẻ thực hiện tại cơ sở y tế các cấp để đảm bảo sức khỏe bà mẹ và thai nhi.

- Chú trọng nghiên cứu, phát huy các loại thuốc đồng bào các dân tộc dùng cho phụ nữ thai sản dùng, có hiệu quả tốt từ lâu đời

8

Ngủ “đầm” (ngủ rẫy)

- Ảnh hưởng không tốt đến việc học tập, giao tiếp xã hội của con em.

- Các em thiếu sự trưởng thành về thể chất và tinh thần.

- Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

Hiến pháp 2013 (Điều 37, chương II) 3

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Điều 69) quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong chăm sóc trẻ em (1).

- Luật Trẻ em (2016) từ Điều 23 đến Điều 32 (2)

- Xóa bỏ hoàn toàn.

- Đây chưa phải là phong tục vì hiện nay việc này không diễn ra ở tất cả các gia đình. Chỉ phụ thuộc vào cách nghĩ, cách làm không tiến bộ ở một số phụ huynh.

- Địa phương và ngành chức năng chú trọng việc vận động.

 


1 Thông tư số 50/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 hướng dẫn việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong quá trình khám chữa bệnh. Nghị định số 87 /2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

(1) Thông tư số 50/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 hướng dẫn việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong quá trình khám chữa bệnh. Nghị định số 87 /2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ