Quyết định 3807/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 3807/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/08/2011
Ngày có hiệu lực 12/08/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Minh Trí
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3807/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 8 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, ban hành ngày 21 tháng 3 năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 2812/1998/QĐ-UB-NC ngày 28 tháng 5 năm 1998 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hồ Chí Minh;

Xét đề nghị của Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố tại Tờ trình số 3457/TTr-STP ngày 04 tháng 7 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Căn cứ vào Quy chế này, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật quận, huyện và sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp mình trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 03/2000/QĐ-UB-NC ngày 20 tháng 01 năm 2000 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; các thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Trí

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3807/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hồ Chí Minh

1. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức phối hợp chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố; duy trì hoạt động phối hợp của cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ và nhân dân.

2. Hội đồng có các nhiệm vụ sau:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương mình và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố theo nhiệm vụ được phân công.

c) Phối hợp với các cấp, các ngành, các đoàn thể trong việc phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương cho nhân dân trên địa bàn thành phố.

d) Xây dựng, bồi dưỡng lực lượng báo cáo viên pháp luật thành phố; hướng dẫn xây dựng lực lượng báo cáo viên pháp luật quận, huyện, sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố và tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở.

đ) Tổ chức sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về việc phối hợp triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kiến nghị các biện pháp thích hợp đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.

e) Quyết định một số vấn đề cụ thể khác có liên quan đến hoạt động của Hội đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố giao.

[...]