ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
38/2011/QĐ-UBND
|
Lào
Cai, ngày 20 tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG VÀ MỐI
QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA UBND TỈNH LÀO CAI VÀ HỘI NÔNG DÂN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ
chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định
số 17/1998/QĐ-TTg ngày 24/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy định
trách nhiệm các Bộ, các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện để các cấp Hội
Nông dân hoạt động có hiệu quả;
Căn cứ Chỉ thị
số 26/2001/CT-TTg ngày 09/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện
để Hội Nông dân Việt Nam các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân;
Sau khi thống
nhất với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tại Biên bản ký kết ngày 07 tháng 10 năm
2011; xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai tại Tờ trình số
393/TTr-SNV ngày 17 tháng 10 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối
hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa UBND tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân tỉnh
Lào Cai.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội
vụ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên
quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký; và thay thế nội dung quy định về
phối hợp giữa UBND tỉnh với Hội Nông dân tỉnh, tại Quyết định số 282/1999/QĐ-UB
ngày 15/10/1999 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định phối hợp hoạt động giữa
HĐND, UBND tỉnh với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- TT Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- Hội Nông dân Việt Nam;
- Cục KTVB - Bộ Tư pháp;
- Sở Tư pháp;
- Công báo tỉnh; Báo Lào Cai;
- Như Điều 2 (QĐ);
- Lưu: VT-NC, TH, VX.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Vịnh
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
GIỮA UBND TỈNH LÀO CAI VÀ HỘI NÔNG DÂN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2011/QĐ-UBND ngày 20/10/2011 của UBND tỉnh
Lào Cai)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định
về phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác trong quá trình xử lý các vấn đề
thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ
của Hội Nông dân tỉnh, nhằm phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động, lợi ích chính
đáng và hợp pháp của Hội Nông dân và hội viên và nông dân.
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng:
Mối quan hệ công
tác giữa UBND tỉnh và Hội Nông dân tỉnh Lào Cai là mối quan hệ phối hợp, đảm bảo
nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, dân chủ, công khai, tạo điều kiện thuận lợi để
mỗi bên hoàn thành chức năng, nhiệm vụ và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Điều 3. Nội dung phối hợp
1. Phối hợp trong
việc xây tham gia dựng các cơ chế chính sách liên quan đến hội viên Hội Nông
dân (văn bản quy phạm pháp luật; chương trình, kế hoạch, đề án, dự án…);
2. Phối hợp trong
việc tổ chức thực hiện chính sách liên quan đến hội viên Hội Nông dân (tuyên
truyền phổ biến chính sách, pháp luật; tổ chức thực hiện chính sách, giám sát
thực hiện…).
3. Đảm bảo các quyền,
lợi ích hợp pháp của Hội Nông dân, hội viên và nông dân.
Chương 2.
NHỮNG QUY ĐỊNH
CỤ THỂ VỀ PHỐI HỢP CÔNG TÁC
Điều 4. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm:
1. Chỉ đạo các sở,
ban, ngành lấy ý kiến tham gia của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Lào Cai đối
với dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh về ban hành, sửa đổi, bổ
sung các chế độ, chính sách, các vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh có liên quan
đến chức năng, nhiệm vụ của Hội Nông dân tỉnh và quyền lợi, nghĩa vụ của hội
viên.
2. Các kỳ họp của
UBND tỉnh bàn về các nội dung có liên quan đến chương trình nông nghiệp, nông
dân và nông thôn, UBND tỉnh mời đại diện Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tham
gia để đóng góp ý kiến xây dựng chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân
và nông thôn gắn với quyền và nghĩa vụ của nông dân; kịp thời điều chỉnh, bổ
sung các cơ chế chính sách của địa phương cho phù hợp với thực tiễn liên quan đến
nông dân trên địa bàn tỉnh;
3. Tạo điều kiện
thuận lợi để Hội Nông dân tỉnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tổ chức thực
hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt
động của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu kinh tế
- xã hội, các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh có liên quan đến quyền lợi và
nghĩa vụ của nông dân;
4. Tạo điều kiện để
Hội Nông dân thực hiện tốt chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Chỉ đạo khẩn trương xem
xét giải quyết và trả lời những kiến nghị của Hội viên và nông dân theo đúng
quy định của pháp luật.
5. Khi thành lập
các đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật và việc thực hiện các chính sách, chế
độ liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nông dân, UBND tỉnh mời đại diện
Hội Nông dân tham gia làm thành viên.
6. Chỉ đạo các sở,
ban, ngành, UBND cấp huyện thực hiện chủ trương phối hợp công tác với Hội Nông
dân cùng cấp để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội trên
địa bàn; giải quyết các kiến nghị của Hội Nông dân cùng cấp liên quan đến quyền
và lợi ích của nông dân.
7. Tạo điều kiện
thuận lợi để Hội Nông dân tiếp nhận các chương trình, dự án đầu tư cho nông
dân, nông thôn; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và các chương trình
hỗ trợ nông dân; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức các hoạt động
phong trào.
Điều 5. Hội Nông dân tỉnh có trách nhiệm:
1. Thường xuyên
tuyên truyền, giáo dục và vận động nông dân tích cực hưởng ứng, thực hiện tốt
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các
hoạt động xã hội-nhân đạo, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục
tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Tổ chức lãnh đạo
các cấp Hội Nông dân trong tỉnh phát huy vai trò trung tâm nòng cốt của Hội
trong các phong trào thi đua trong lao động, sản xuất; Tham gia xây dựng và triển
khai thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội
của tỉnh liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn;
3. Hội Nông dân tỉnh
có nhiệm vụ xây dựng hệ thống tổ chức Hội từ tỉnh đến cơ sở vững mạnh về mọi mặt;
Thường xuyên nắm vững tâm tư nguyện vọng của hội viên, nông dân, chủ động đề xuất
với chính quyền giải quyết các quyền lợi, hợp pháp của hội viên và nông dân; Chỉ
đạo các cấp Hội Nông dân tiếp thu ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội
viên và nông dân để kiến nghị với UBND cùng cấp có biện pháp phối hợp, thống nhất
tìm phương án, biện pháp để chỉ đạo thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được
giao.
4. Hàng năm Hội
Nông dân tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành các đơn vị có liên quan tiến hành
tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua trong nông dân; thực
hiện kịp thời việc biểu dương khen thưởng những hộ “Sản xuất, kinh doanh giỏi”,
những tập thể và cá nhân điển hình, tiên tiến trong phong trào xây dựng nông
thôn mới, xóa đói giảm nghèo; phối hợp xem xét, giải quyết và trả lời đối với
những kiến nghị của hội viên và nông dân theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
5. Vận động hội
viên, nông dân thực hiện đúng Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20/4/2007
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (ở cơ
sở), góp phần chống tiêu cực, tham nhũng; Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể
thao trong nông dân, thực hiện có hiệu quả chương trình Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình, thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư”.
6. Phối hợp với
các sở, ban, ngành; UBND huyện, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội trong
việc đặt ra mục tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng chế độ, chính sách
liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, hội viên và nông dân; đồng thời
tích cực vận động hội viên và nông dân tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền và hệ
thống chính trị trong sạch vững mạnh.
Điều 6. Mối quan hệ và chế độ làm việc
1. UBND tỉnh và Hội
Nông dân tỉnh làm việc trên cơ sở trao đổi, phối hợp; Ban Thường vụ Hội Nông
dân tỉnh được mời tham dự các phiên họp hoặc các hội nghị chuyên đề của UBND tỉnh
có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của hội
viên và nông dân.
Chủ tịch, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh, các thành viên của UBND tỉnh được mời đến dự các kỳ họp của Hội
Nông dân tỉnh khi bàn về các nội dung có liên quan đến chương trình đối với
nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
2. Định kỳ hàng
năm (hoặc khi cần thiết) UBND tỉnh và Hội Nông dân tỉnh tổ chức họp để kiểm điểm,
đánh giá việc thực hiện Quy chế phối hợp và trao đổi những vấn đề cần thiết
trong mối quan hệ công tác giữa UBND tỉnh với Hội Nông dân tỉnh.
Thời gian, địa điểm,
chương trình, nội dung làm việc do UBND tỉnh thống nhất với Hội Nông dân tỉnh
chỉ đạo thực hiện.
Điều 7. Chế độ thông tin báo cáo
1. UBND tỉnh có
trách nhiệm thường xuyên cung cấp thông tin về các chủ trương, chính sách mới của
Đảng và Nhà nước, của tỉnh và tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu
kinh tế - xã hội, liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn gắn với quyền
và nghĩa vụ của nông dân.
2. Khi có công việc
cần thiết UBND tỉnh cử đại diện dự các kỳ Hội nghị của Ban chấp hành Hội Nông
dân tỉnh để nghe các kiến nghị với UBND tỉnh và bàn các biện pháp phối hợp hoạt
động cho thời gian tới liên quan trực tiếp đến tình hình việc làm, đời sống,
nguyện vọng của hội viên và nông dân.
3. Định kỳ 6
tháng, 1 năm, Hội Nông dân tỉnh có trách nhiệm báo cáo về tình hình hoạt động với
UBND tỉnh về tình hình việc làm, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của hội viên và
nông dân theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 8. Tổ chức thực hiện
Trên cơ sở quy chế
này, UBND các cấp, các sở, ban, ngành thống nhất kế hoạch, chương trình phối hợp
hoạt động của đơn vị mình với Hội Nông dân cùng cấp về các vấn đề liên quan đến
nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Trong quá trình thực
hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, phát sinh hoặc có những yêu cầu mới đặt ra,
các ý kiến kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trao đổi,
thống nhất với Hội Nông dân tỉnh để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.