Quyết định 378/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Khánh Hòa giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Số hiệu 378/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/02/2009
Ngày có hiệu lực 18/02/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Nguyễn Chiến Thắng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 378/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 18 tháng 02 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020.

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1583/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc cho phép lập Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Khánh Hòa giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 và Quyết định số 703/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập dự án Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Khánh Hòa giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Theo đề nghị của ông Mai Văn Thắng, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nội dung Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Khánh Hòa giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (sau đây gọi là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu của Quy hoạch:

Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước, không khí, tiếng ồn, giám sát đa dạng sinh học biển và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực quan trắc môi trường của tỉnh Khánh Hòa.

1. Mục tiêu ngắn hạn từ nay đến năm 2010:

- Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới quan trắc của tỉnh, hội nhập với mạng lưới quan trắc quốc gia.

- Nâng cao năng lực, hoàn thiện tổ chức điều hành và phối hợp hoạt động trong mạng lưới quan trắc của tỉnh với các ngành, trung ương.

- Tăng cường tần suất, thông số, địa điểm quan trắc tại các vùng trọng điểm kinh tế xã hội, các vùng sinh thái nhạy cảm với môi trường.

- Phương pháp quan trắc phân tích môi trường phù hợp với các quy định của quốc gia.

- Xây dựng một số trạm quan trắc tự động và bán tự động.

- Hình thành hệ thống thông tin nối mạng với các trạm quan trắc của quốc gia.

2. Mục tiêu dài hạn đến năm 2020

- Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quan trắc và phân tích môi trường.

- Tăng cường năng lực của Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường đế thực hiện các chương trình quan trắc đạt trình độ quốc gia.

- Mở rộng mạng lưới quan trắc với các trạm quan trắc bán tự động và tự động ở các khu vực thành phố, huyện và thị xã của tỉnh, vùng phát triển công nghiệp trọng điểm và một số vùng sinh thái nhạy cảm, có tầm quan trọng đặc biệt.

II. Phạm vi của Quy hoạch:

Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 được giới hạn trong khuôn khổ mạng lưới quan trắc hoạt động tương đối ổn định và lâu dài.

III. Các thành phần cơ bản của mạng lưới quan trắc:

1. Mạng lưới quan trắc môi trường gồm quan trắc môi trường nền và quan trắc môi trường tác động được xây dựng dựa trên cơ sở duy trì, nâng cấp các trạm, điểm quan trắc môi trường hiện có và xây dựng bổ sung các trạm, điểm quan trắc mới:

- Mạng lưới quan trắc môi trường nền đến năm 2020 gồm 1 điểm quan trắc môi trường nền không khí, 3 điểm quan trắc môi trường nền nước sông, 5 điểm quan trắc môi trường nền nước hồ và 2 điểm quan trắc môi trường nền biển ven bờ.

- Mạng lưới quan trắc môi trường tác động đến năm 2020 gồm 25 trạm quan trắc tác động môi trường không khí; 10 trạm quan trắc tác động môi trường nước mặt; 10 trạm quan trắc nước ngầm; 14 trạm quan trắc nước biển ven bờ (ở cửa sông, cảng biển, bãi tắm, vùng nuôi trồng thủy sản); 14 trạm quan trắc đa dạng sinh học.

[...]