ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 37/2013/QĐ-UBND
|
Vĩnh Yên, ngày 30
tháng 12 năm 2013
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC GIAO DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2014 - TỈNH VĨNH PHÚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH
11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số 2337/QĐ-TTg ngày
30/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 2986/QĐ-BTC ngày 30/11/2013
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm
2014;
Căn
cứ Nghị quyết số 105/NQ-HĐND ngày 20/12/2013 của HĐND tỉnh về dự toán ngân sách
tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014;
Căn
cứ Nghị quyết số 106/NQ-HĐND ngày 20/12/2013 của
HĐND tỉnh về phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2014;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 1473/TTr-STC
ngày 25/12/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao
dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương năm 2014 cho
các cơ quan, đơn vị; UBND các huyện, thành phố, thị xã như sau:
I. Tổng thu NSNN trên
địa bàn tỉnh: 17.818.000 triệu đồng:
1. Thu cân đối ngân sách nhà nước: 17.498.000
triệu đồng:
- Thu nội địa: 14.398.000 triệu đồng;
- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 3.100.000
triệu đồng.
2. Thu để lại quản lý chi qua ngân sách nhà
nước: 320.000 triệu đồng.
II. Tổng chi ngân
sách địa phương: 9.571.423 triệu đồng:
1. Chi cân đối ngân sách địa phương: 9.251.423
triệu đồng:
- Chi đầu tư phát triển: 3.318.000 triệu
đồng;
- Chi thường xuyên: 5.300.058 triệu đồng;
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1.510
triệu đồng;
- Dự phòng ngân sách: 243.390 triệu đồng;
- Chi tạo nguồn cải cách tiền lương: 24.632
triệu đồng;
- Chi chương trình, mục tiêu NSTW bổ sung: 363.833
triệu đồng.
2. Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua NSNN: 320.000
triệu đồng.
III. Chi ngân sách nhà
nước các cấp: 9.571.423 triệu đồng:
1. Chi thuộc nhiệm vụ ngân sách cấp tỉnh: 5.759.882
triệu đồng;
2. Chi ngân sách cấp huyện, thành, thị: 2.971.715
triệu đồng;
3. Chi ngân sách cấp xã: 839.826 triệu đồng.
(Chi tiết tại các phụ biểu đính kèm)
Chi đầu tư phát triển và chi thực hiện các chương trình
mục tiêu quốc gia có Quyết định và biểu chi tiết riêng.
Điều 2. Yêu
cầu khi phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014:
1. Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014
được UBND tỉnh giao, các sở, ban, ngành, các đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp
tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã quyết định phân bổ dự toán thu, chi
ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc, ngân sách cấp dưới:
- Đối với Các Sở, ban, ngành, các đơn vị dự
toán cấp I thuộc ngân sách tỉnh khi tiến hành phân bổ và giao dự toán chi cho
các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc phải khớp đúng dự toán được Ủy ban nhân
dân tỉnh giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi, phân bổ dự
toán chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng thủ tục theo quy định của
pháp luật;
- UBND thành phố, thị xã trình HĐND cùng cấp
quyết định dự toán thu, chi ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách
cấp mình; Căn cứ Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố, thị xã để quyết định giao
nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, mức bổ sung từ
ngân sách thành phố, thị xã cho từng phường, xã;
- Đối với các huyện thực hiện thí điểm không
tổ chức HĐND huyện: UBND các huyện quyết định dự toán thu, chi ngân sách cấp
mình; giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, mức
bổ sung từ ngân sách huyện cho từng xã, thị trấn theo hướng dẫn tại Thông tư
63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009.
2. Căn cứ Quyết định của UBND huyện, thành,
thị về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014: UBND các xã, thị trấn
trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách nhà nước và phương án
phân bổ dự toán ngân sách; UBND phường quyết định dự toán thu, chi ngân sách
của cấp mình, theo hướng dẫn tại Thông tư 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009.
3. Chi ngân sách nhà nước được quản lý chặt
chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; không chi ngoài dự toán. Nghiêm cấm chi vượt dự toán
không đúng thẩm quyền, sai quy định của Luật NSNN. Tăng cường quản lý chi đầu
tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ và
các nguồn vốn khác.
Tập trung vốn cho trả nợ khối lượng XDCB theo
Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính Phủ; hạn chế khởi công
mới các công trình, dự án; chỉ bố trí vốn cho các dự án khởi công mới thật sự
cấp bách khi đã bố trí đủ nguồn vốn để thành toán cho các dự án hoàn thành năm
2013 trở về trước và các dự án chuyển tiếp, hoàn trả các khoản vốn ứng trước.
Các dự án khởi công mới năm 2014 phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt, thuộc
nhiệm vụ chi của NSNN, bảo đảm thực hiện đúng Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày
15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời phải xác định rõ nguồn vốn và khả
năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách.
4. Thực hiện quản lý các khoản chi theo đúng
dự toán đã được phê duyệt, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng; triệt để
tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là các khoản chi tổ chức lễ hội, hội nghị, hội
thảo, chi phí công tác trong và ngoài nước; ưu tiên các nhiệm vụ chính trị quan
trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách an sinh xã hội. Rà soát, quản lý
chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, chỉ chuyển nguồn theo đúng quy định của
pháp luật.
5. Tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải
cách tiền lương trong năm 2014:
- Sử dụng 50% tăng thu ngân sách địa phương
(bao gồm cả dự toán và trong tổ chức thực hiện) không kể tăng thu tiền sử dụng
đất;
- Thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ
lương và các khoản có tính chất lương);
- Đối với các cơ quan đơn vị có nguồn thu từ
phí, lệ phí sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo đơn vị (riêng ngành y
tế sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất,
vật tư thay thế, vật tư tiêu hao, chi trả phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu
thuật, thủ thuật nếu đã kết cấu trong giá dịch vụ, khám chữa bệnh);
- Đối với một số địa phương khó khăn, số tăng
thu hàng năm nhỏ, giao Sở Tài chính xem xét cụ thể khi thẩm định nhu cầu và
nguồn cải cách tiền lương, xác định số cần bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh để
thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu trong năm 2014; đồng thời tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chính.
6. Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất:
- Sử dụng tối thiểu 10% từ nguồn thu này để
thực hiện công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất năm 2014;
- Sử dụng 30% đến 50% nguồn thu tiền sử dụng
đất và tiền thuê đất để bổ sung, thành lập Quỹ phát triển đất cấp tỉnh, cấp
huyện.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng khu đất dịch vụ; đầu
tư chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
tại địa phương.
7.
Ban hành cơ chế để thực hiện phương thức đấu thầu, đặt hàng đối với các sản
phẩm, dịch vụ công ích: Thủy lợi phí, bù lỗ xe buýt, dịch vụ đô thị, cấp thoát
nước, duy tu đường bộ giao thông,...; theo Nghị định Số 130/2013/NĐ-CP, ngày 16/10/2013 Về
sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
8. Đối với chi cho công tác quy hoạch: Kinh
phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch do ngân sách nhà nước đảm bảo: Việc
lập, chấp hành dự toán và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện
các nhiệm vụ, dự án quy hoạch thực hiện theo quy định của Luật NSNN, Thông tư
số 24/2008/TT-BTC ngày 14/3/2008 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn hiện
hành.
9. Thực hiện cân đối dự toán chi từ nguồn
Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu thực hiện các chế độ chính sách cho
ngân sách các cấp tỉnh, huyện, xã để đảm bảo các nhiệm vụ chi trong năm 2014.
10. Đối với các nhiệm vụ chi theo mục tiêu
ngân sách cấp tỉnh, giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên
quan trình UBND tỉnh quyết định, tổng hợp báo cáo thường trực HĐND tỉnh.
11.
Chậm nhất 05 ngày sau khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc,
các đơn vị dự toán cấp I thuộc Ngân sách tỉnh; UBND huyện, thành phố, thị xã có
trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh và Sở Tài chính kết quả phân bổ và giao dự toán
ngân sách năm 2014 cho ngân sách cấp xã, các đơn vị trực thuộc;
12.
Các đơn vị dự toán, các cấp ngân sách thực hiện chế độ công khai tài chính theo
quy định tại Quyết
định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư
hướng dẫn của Bộ Tài chính về công khai: Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày
06/01/2005; Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/06/2006; Thông tư số
29/2005/TT-BTC ngày 14/04/2005; Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2005;
Thông tư số 19/2005/TT-BTC ngày 11/03/2005.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014.
Giao Sở Tài chính giao hướng dẫn dự toán thu,
chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị cấp tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã
theo quy định hiện hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc và Thủ
trưởng các Sở, Ban, ngành, Đoàn thể, Hội; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố,
thị xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phùng Quang Hùng
|