Quyết định 37/2008/QĐ-UBND điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và những định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
Số hiệu | 37/2008/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 13/05/2008 |
Ngày có hiệu lực | 23/05/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tây Ninh |
Người ký | Nguyễn Văn Châu |
Lĩnh vực | Đầu tư |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2008/QĐ-UBND |
Tây Ninh, ngày 13 tháng 05 năm 2008 |
Căn cứ Luật Tổ chức
HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10
ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2008/NQ-HĐND ngày 08 tháng 4 năm 2008 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Tây Ninh khóa VII, kỳ họp thứ 13 về Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy
lợi tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và những định hướng đến năm 2020;
Theo Tờ trình số 58/TTr-SNN&PTNT ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quyết định phê duyệt “Rà soát quy hoạch
thủy lợi tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và những định hướng lớn đến năm 2020”,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên dự án: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và những định hướng đến năm 2020.
2. Địa điểm: Trên toàn tỉnh Tây Ninh.
3I. Chủ đầu tư: Chi cục thủy lợi.
4. Đơn vị thực hiện: Viện khảo sát quy hoạch thủy lợi Nam bộ.
5. Hồ sơ trình phê duyệt gồm có: Báo cáo chính, báo cáo tóm tắt, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch thủy lợi đến năm 2010 và những định hướng đến năm 2020.
6. Nguồn vốn: Vốn ngân sách tỉnh.
- Phục vụ điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu cho phát triển công nghiệp, dân sinh, cung cấp nước cho các khu, cụm công nghiệp và các khu đô thị sẽ được hình thành và phát triển trên địa bàn tỉnh, theo kịp xu hướng phát triển chung của vùng và cả nước;
- Chủ động phát triển, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước một cách hiệu quả, tiết kiệm và an toàn môi trường sinh thái;
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật và bước đi thích hợp cho quá trình khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước cũng như phòng chống thiên tai để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
a) Quy hoạch tưới, tiêu thoát nước
Dựa vào địa hình, sự phân bố nguồn nước và hiện trạng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, các vùng tưới, tiêu thoát nước được phân ra như sau:
Vùng 1: Khu vực vùng tưới tự chảy thủy lợi Dầu Tiếng thuộc 8 huyện, thị xã (trừ huyện Bến Cầu);
Tiếp tục đầu tư kiên cố hóa hệ thống kênh tưới, tiêu hiện có và hiện đại hóa các công trình thủy lợi (VWRAP), gắn với đầu tư mới hệ thống khu tưới Tân Biên (Dự án Phước Hòa) đáp ứng nhu cầu tưới với diện tích tưới là 74.750 ha và diện tích tiêu 42.775 ha.
Vùng 2: Khu hữu sông Vàm Cỏ Đông gồm huyện Châu Thành (6 xã), huyện Trảng Bàng (3 xã) và toàn huyện Bến Cầu;
- Tiếp tục đầu tư các kênh tiêu trục, hệ thống kênh tiêu nhánh một cách có hiệu quả nhằm tạo nguồn nước để nhân dân tận dụng bơm nhỏ tưới;
- Xây dựng một số trạm bơm khu vực không nằm trong khu tưới của Dự án Phước Hòa;
- Đồng thời xây dựng một số đê bao tiểu vùng ngăn lũ kết hợp sản xuất nông nghiệp với nuôi trồng thủy sản;
- Cung cấp nước phục vụ diện tích tưới 17.110 ha (trong đó tưới triều 12.525 ha, tưới bơm 4.585 ha) và diện tích tiêu thoát nước 42.758 ha.
Vùng 3: Bắc Tây Ninh bao gồm một phần của 02 huyện Tân Biên, Tân Châu;
Đầu tư xây dựng một số kênh tiêu cho các vùng bị ngập úng và xây dựng một số hồ chứa nhỏ, các đập dâng nước để cung cấp nước cho mùa khô và cải thiện môi trường sinh thái;
- Diện tích tưới là 249 ha, cấp nước cho nhà máy đường 1.000 tấn mía cây/ngày.
- Diện tích tiêu 11.353 ha.
b) Cấp nước
- Đảm bảo nguồn nước để nâng công suất nhà máy nước Tây Ninh từ 7.000 m3/ngày lên 18.000 m3/ngày;
- Lấy nước thô từ kênh Tây về nhà máy xử lý 3.000 m3/ngày ở huyện Dương Minh Châu;
- Xây hồ chứa dung tích khoảng một triệu m3 nước, đáp úng cho nhu cầu cung cấp nước phục vụ sinh hoạt 1.000 m3/ngày và tưới cho 200 ha đất nông nghiệp tại khu vực xã Tân Hòa, huyện Tân Châu;