Quyết định 37/2007/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bảo vệ dân phố do thành phố Cần Thơ ban hành
Số hiệu | 37/2007/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 22/11/2007 |
Ngày có hiệu lực | 02/12/2007 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Cần Thơ |
Người ký | Võ Thanh Tòng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2007/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 22 tháng 11 năm 2007 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố;
Căn cứ Thông tư số 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2007 của liên bộ Bộ Công an - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Bảo vệ dân phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Tổ chức và hoạt động của Bảo vệ dân phố.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2007/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2007 của
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Bảo vệ dân phố
Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy phường, sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường, sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân phường và sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp công tác của Công an phường.
Mọi hoạt động của Bảo vệ dân phố được thực hiện theo Nghị định 38/2006/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa của Bảo vệ dân phố để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ
Điều 4. Tổ chức của Bảo vệ dân phố
1. Mỗi ấp, khu vực được thành lập một Tổ Bảo vệ dân phố. Tổ Bảo vệ dân phố gồm: Tổ trưởng, Tổ phó và các Tổ viên do đại diện các hộ gia đình trong ấp, khu vực bầu ra. Tùy vào tình hình đặc điểm và số lượng dân cư trên địa bàn, mỗi Tổ Bảo vệ dân phố có từ 3 đến 7 thành viên (kể cả Tổ trưởng, Tổ phó).
2. Mỗi phường được thành lập một Ban Bảo vệ dân phố. Ban Bảo vệ dân phố gồm Trưởng ban, 02 Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố là Tổ trưởng các Tổ Bảo vệ dân phố ở các ấp, khu vực. Trưởng ban, các Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố do tập thể Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Tổ Bảo vệ dân phố do đại diện hộ gia đình trong ấp, khu vực bầu bằng hình thức biểu quyết.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2007/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 22 tháng 11 năm 2007 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố;
Căn cứ Thông tư số 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2007 của liên bộ Bộ Công an - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Bảo vệ dân phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Tổ chức và hoạt động của Bảo vệ dân phố.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2007/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2007 của
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Bảo vệ dân phố
Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy phường, sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường, sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân phường và sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp công tác của Công an phường.
Mọi hoạt động của Bảo vệ dân phố được thực hiện theo Nghị định 38/2006/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa của Bảo vệ dân phố để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ
Điều 4. Tổ chức của Bảo vệ dân phố
1. Mỗi ấp, khu vực được thành lập một Tổ Bảo vệ dân phố. Tổ Bảo vệ dân phố gồm: Tổ trưởng, Tổ phó và các Tổ viên do đại diện các hộ gia đình trong ấp, khu vực bầu ra. Tùy vào tình hình đặc điểm và số lượng dân cư trên địa bàn, mỗi Tổ Bảo vệ dân phố có từ 3 đến 7 thành viên (kể cả Tổ trưởng, Tổ phó).
2. Mỗi phường được thành lập một Ban Bảo vệ dân phố. Ban Bảo vệ dân phố gồm Trưởng ban, 02 Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố là Tổ trưởng các Tổ Bảo vệ dân phố ở các ấp, khu vực. Trưởng ban, các Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố do tập thể Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Tổ Bảo vệ dân phố do đại diện hộ gia đình trong ấp, khu vực bầu bằng hình thức biểu quyết.
3. Trưởng Công an phường có trách nhiệm tổ chức việc bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Tổ trưởng và các Tổ viên Bảo vệ dân phố và đề nghị Ủy ban nhân dân phường quyết định công nhận các chức danh trên.
Căn cứ vào kết quả bầu cử Bảo vệ dân phố và đề nghị của Trưởng Công an phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định thành lập Ban Bảo vệ dân phố, công nhận Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, các Ủy viên, các Tổ trưởng, Tổ phó và các Tổ viên Bảo vệ dân phố.
1. Nếu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Tổ trưởng, Tổ phó và các tổ viên Bảo vệ dân phố khuyết (vì lý do đặc biệt hoặc không còn đảm bảo sức khỏe hoặc xin nghỉ việc) thì tổ chức bầu bổ sung vào các chức danh đó theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy chế này.
2. Nếu Trưởng ban, Phó Trưởng ban bảo vệ dân phố không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tập thể Ban và nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật thì Trưởng Công an phường báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường tổ chức họp tập thể Ban Bảo vệ dân phố để lấy ý kiến đề nghị miễn nhiệm và làm thủ tục bầu người khác thay thế.
3. Tổ trưởng, Tổ phó và các Tổ viên Bảo vệ dân phố không hoàn thành nhiệm vụ, không được nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật thì Trưởng ban Bảo vệ dân phố báo cáo đề xuất với Trưởng Công an phường tổ chức họp đại diện các hộ gia đình trong ấp, khu vực đã bầu thành viên đó để lấy ý kiến đề nghị bãi miễn và bầu người khác thay thế.
4. Việc công nhận và bãi nhiệm Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Tổ trưởng, Tổ phó và các Tổ viên mới của Ban bảo vệ dân phố phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định bằng văn bản.
Điều 6. Điều kiện, tiêu chuẩn của các chức danh Bảo vệ dân phố
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, cư trú ổn định tại địa bàn.
2. Có lý lịch rõ ràng, bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Có sức khỏe, có điều kiện, nhiệt tình và tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, am hiểu pháp luật và phải được bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ an ninh, trật tự.
4. Không có tiền án, tiền sự, không phải là người đang chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, quản chế hình sự hoặc đang chấp hành một trong các biện pháp xử lý hành chính khác.
5. Quan hệ tốt với nhân dân, được quần chúng tín nhiệm và được nhân dân trong ấp, khu vực giới thiệu, bầu ra.
Điều 7. Nhiệm vụ của Bảo vệ dân phố
1. Nắm tình hình an ninh, trật tự; phát hiện các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, các vụ vi phạm hành chính, vi phạm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường; phản ánh cho cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân phường, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn; tham gia hòa giải, giải quyết kịp thời không để những hậu quả xấu xảy ra.
2. Phổ biến, tuyên truyền nâng cao cảnh giác, ý thức phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự nhằm vận động nhân dân trong phường tự giác chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy tắc, quy ước, nội quy về bảo vệ an ninh, trật tự, không có tội phạm, tệ nạn xã hội.
3. Đôn đốc, nhắc nhở nhân dân trong phường chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, sử dụng, quản lý chứng minh nhân dân và giấy tờ tùy thân khác theo Luật Cư trú; quy định về đăng ký hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tham gia giữ gìn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, an toàn phòng cháy, chữa cháy.
4. Vận động nhân dân tham gia cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ và quản lý người đã chấp hành xong hình phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trung tâm cai nghiện, người chưa thành niên phạm tội, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; phối hợp với các cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, giúp đỡ những đối tượng đang trong diện quản lý, giáo dục tại phường; vận động thuyết phục người thân của các đối tượng đang bị truy nã, trốn thi hành án, đối tượng phạm tội đang lẩn trốn để tác động họ ra đầu thú.
5. Khi có vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự xảy ra trong địa bàn, phải kịp thời có mặt và tìm mọi cách báo ngay cho Công an phường; bảo vệ hiện trường, tham gia sơ cứu người bị nạn, giải cứu con tin, bắt, giữ người phạm tội quả tang, tham gia chữa cháy, bảo vệ tài sản và thực hiện các công việc khác theo sự phân công, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân và Công an phường.
6. Phối hợp với lực lượng Công an, Dân quân tự vệ, Dân phòng và bảo vệ chuyên trách các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để bảo vệ an ninh, trật tự theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và Công an phường. Tổ chức tuần tra kiểm soát và tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Quyền hạn của Bảo vệ dân phố
1. Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, Công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.
3. Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng:
- Truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án;
- Kiểm tra tạm trú, tạm vắng, kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách.
Điều 9. Lề lối làm việc của Bảo vệ dân phố
1. Trưởng Ban Bảo vệ dân phố chịu trách nhiệm quản lý tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố, thường xuyên báo cáo tình hình kết quả thực hiện các mặt công tác của Bảo vệ dân phố với Ủy ban nhân dân phường và Công an phường.
a) Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố giúp việc Trưởng ban và thực hiện phần việc được phân công, thay thế Trưởng Ban chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Ban khi được Trưởng ban ủy quyền.
b) Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố và có trách nhiệm triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp, kế hoạch công tác của Bảo vệ dân phố ở ấp, khu vực do mình phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ khác về an ninh, trật tự do Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố giao.
2. Định kỳ hằng tuần, tháng, quý Ban Bảo vệ dân phố tổ chức họp 01 lần (trừ đột xuất) để kiểm điểm đánh giá các mặt công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn phụ trách và đề ra công tác tới.
Tổ Bảo vệ dân phố khu vực, ấp chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Bảo vệ dân phố phường; đồng thời, chịu sự quản lý, điều hành và hướng dẫn công tác của Trưởng khu vực, ấp.
3. Ban Bảo vệ dân phố, Tổ dân phố phải bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại địa điểm làm việc để giải quyết công việc theo quy định; có lịch phân công tuần tra, canh gác đảm bảo an ninh trật tự địa bàn phụ trách.
4. Trong khi làm nhiệm vụ, Bảo vệ dân phố phải đeo băng chức danh, biển hiệu, trang phục theo quy định.
Điều 10. Mối quan hệ công tác của Bảo vệ dân phố
1. Đối với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường: Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo, điều hành, quản lý về tổ chức và chỉ đạo chung về công tác.
2. Đối với Công an phường: Bảo vệ dân phố chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự và tham gia phối hợp cùng Công an phường trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự.
3. Đối với lực lượng dân quân tự vệ, các đoàn thể quần chúng và lực lượng bảo vệ chuyên trách các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường: phối hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong địa bàn, theo chỉ đạo của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường.
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN VÀ KINH PHÍ ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ
Điều 11. Chế độ chính sách đối với Bảo vệ dân phố
1. Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc quy định mức phụ cấp đối với Ban Bảo vệ dân phố phường, thị trấn và Tổ Bảo vệ dân phố ấp, khu vực.
2. Bảo vệ dân phố trong khi làm nhiệm vụ mà hy sinh, bị thương theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì được xem xét công nhận là liệt sỹ hoặc người được hưởng chính sách như thương binh.
3. Bảo vệ dân phố được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của Bộ Công an. Trong thời gian tập trung bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh, trật tự Bảo vệ dân phố được hưởng chế độ phụ cấp đi lại, ăn ở như quy định đối với Công an xã.
Điều 12. Trang bị phương tiện đối với Bảo vệ dân phố
1. Bảo vệ dân phố được trang bị và sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
2. Bảo vệ dân phố được trang bị giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh theo mẫu thống nhất và các phương tiện cần thiết khác theo quy định của ngành Công an.
3. Ban Bảo vệ dân phố cấp phường, thị trấn được bố trí nơi làm việc riêng; Tổ Bảo vệ dân phố được bố trí nơi làm việc tại nhà thông tin khu vực, ấp, nơi phức tạp về an ninh trật tự có bố trí thêm các chốt gác cố định.
Điều 13. Kinh phí hoạt động của Bảo vệ dân phố
1. Kinh phí hoạt động của Bảo vệ dân phố được bảo đảm từ các nguồn sau:
a) Ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Quỹ an ninh, trật tự địa phương;
c) Do tổ chức, cá nhân ủng hộ.
2. Công an thành phố chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống lập dự toán kinh phí của Bảo vệ dân phố và quyết toán kinh phí hoạt động của Bảo vệ dân phố với cơ quan Tài chính cùng cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản của Chính phủ quy định về việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng - an ninh và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn, hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Bảo vệ dân phố.
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng lực lượng Bảo vệ dân phố thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
2. Bảo vệ dân phố lập thành tích xuất sắc trong công tác thì được xét khen thưởng theo quy định như đối với Công an xã.
Bảo vệ dân phố lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật hoặc mưu cầu lợi ích cá nhân, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, uy tín của tổ chức thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị hại theo quy định của pháp luật.
1. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước cấp có thẩm quyền về các hành vi của Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, các Ủy viên và Tổ viên Bảo vệ dân phố trong khi làm nhiệm vụ.
2. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ tố cáo Bảo vệ dân phố có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ vi phạm pháp luật hoặc mưu cầu lợi ích cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự ở cơ sở.
Việc khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với Bảo vệ dân phố được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, thị trấn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức và hoạt động của Bảo vệ dân phố theo thẩm quyền và sự hướng dẫn, kiểm tra của Công an cấp trên; bố trí địa điểm làm việc; đảm bảo kinh phí hoạt động; trang bị phương tiện, trang phục và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Bảo vệ dân phố theo quy định pháp luật.
Điều 18. Trách nhiệm của sở, ban ngành thành phố
1. Công an thành phố có trách nhiệm lập dự trù trang bị vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, in, cấp giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh, đồng phục và các phương tiện cần thiết khác cho hoạt động Bảo vệ dân phố hằng năm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định; đồng thời, có kế hoạch chỉ đạo, bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ cho Ban Bảo vệ dân phố, Tổ dân phố.
2. Công an thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan xem xét mức phụ cấp; phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị, địa phương có liên quan xem xét trang thiết bị hoạt động của lực lượng Bảo vệ dân phố để trình Ủy ban nhân dân thành phố thông qua Hội đồng nhân dân thành phố xem xét quyết định.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với Công an thành phố và các ngành liên quan hướng dẫn việc thực hiện chế độ chính sách cho Bảo vệ dân phố khi bị thương, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Điều 19. Trách nhiệm của các cơ quan đoàn thể, đơn vị, tổ chức và công dân
Đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp; các đơn vị, tổ chức và công dân giám sát, giúp đỡ, tạo điều kiện để lực lượng Bảo vệ dân phố hoàn thành nhiệm vụ.
Trong quá trình tổ chức thực hiện quy chế này nếu có vướng mắc, đề nghị các ngành, các cấp báo cáo kịp thời về Công an thành phố, để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.