ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3690/QĐ-UBND
|
Bình
Định, ngày 19 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH
ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số
23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng;
Căn cứ Quyết định số
186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản
lý rừng;
Căn cứ Quyết định số
34/2011/QĐ-TTg ngày 24/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số
điều Quy chế Quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày
14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số
17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý
từng phòng hộ;
Căn cứ Quyết định số
57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Bảo
vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Văn bản số
7138/BNN-TCLN ngày 05/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
xây dựng kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2016 - 2020;
Căn cứ Văn bản số
1913/BNN-TCLN ngày 10/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
rà soát, xây dựng kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số
526/QĐ-UBND ngày 24/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch
Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 201l - 2020;
Căn cứ Quyết định số
1169/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kết quả
theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bình Định;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp
và PTNT tại Tờ trình số 3523/BC-STC ngày 13/10/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Định
giai đoạn 2016 - 2020 cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1.
Mục tiêu chung
a. Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, khai thác hợp lý và sử
dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai; xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, nâng cao
năng suất và chất lượng rừng bằng nhiều loài cây có giá trị kinh tế, xây dựng
được các vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung, quy mô lớn, phát triển rừng trồng
theo hướng thâm canh gỗ lớn, phù hợp với từng vùng sinh thái và điều kiện lập địa
cụ thể, đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu và chế biến lâm sản;
b. Phát triển Lâm nghiệp gắn với phát triển kinh tế, ổn định
xã hội và bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, phát triển kinh tế rừng toàn
diện, bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định và từng bước cải thiện,
nâng cao đời sống cho người dân, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự,
an toàn xã hội trên địa bàn.
2.
Mục tiêu cụ thể
a. Bảo vệ và xây dựng ổn định diện tích rừng tự nhiên hiện
có, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất. Phát huy
chức năng phòng hộ đầu nguồn, đến năm 2020 nâng độ che phủ rừng lên trên 52%,
góp phần cải thiện môi trường, cân bằng sinh thái, chống xói mòn, hạn chế thiên
tai, tạo nguồn sinh thủy và bảo tồn tính đa dạng sinh học;
b. Hình thành các vùng rừng trồng gỗ lớn tập trung, tạo ra
nguồn nguyên liệu từ rừng trồng đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp chế biến;
c. Thực hiện lồng ghép chương trình phát triển lâm nghiệp với
các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân
trên địa bàn.
II. NHIỆM VỤ
1.
Các chỉ tiêu tâm sinh
a. Bảo vệ diện tích rừng hiện có là 321.799,33 ha, đảm bảo rừng
thật sự có chủ.
Khoán
bảo vệ rừng giai đoạn 2016 - 2020 là 520.555 lượt ha, bình quân 104.111 ha/năm.
b. Trồng rừng: Diện tích 45.500 ha, bình quân 9.100 ha/năm;
trong đó: Rừng đặc dụng, phòng hộ là 2.500 ha; từng sản xuất 42.500 ha và trồng
rừng thay thế 500 ha.
c. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên giai đoạn 2016
- 2020 là 69.850 lượt ha, bình quân 13.970 ha/năm (khoán mới 5000 ha và khoán
chuyển tiếp 64.850 lượt ha).
d. Chăm sóc rừng: 45.500 ha.
đ. Hỗ trợ trồng cây phân tán: 2.000.000 cây.
2.
Khai thác gỗ
Khai
thác gỗ rừng trồng: 3.500.000 m3, bình quân 700.000 m3/năm.
3.
Phòng cháy, chữa cháy rừng
Tổ
chức thực hiện Dự án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng, nhằm
tiếp
tục nâng cao năng lực cho lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng từ
tỉnh đến cơ sở có đủ khả năng để kiểm soát cháy rừng, giảm nguy cơ cháy rừng;
chữa cháy rừng kịp thời có hiệu quả, giảm thiệt hại do cháy rừng gây ra.
4.
Xây dựng cơ sở hạ tầng
Triển
khai thực hiện Hoàn thiện cơ sở hạ tầng Đường lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Định (Dự án Đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 -
2020).
III. NHU CẦU VỐN
1. Tổng dự toán nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020:
1.477.923 triệu đồng
Trong
đó:
-
Kinh phí Ngân sách nhà nước: 586.346 triệu đồng.
-
Kinh phí ngoài ngân sách: 891.577 triệu đồng.
a. Kinh phí Bảo vệ rừng: 271.770 triệu đồng.
-
Vốn ngân sách nhà nước: 207.082 triệu đồng.
+
Ngân sách Trung ương: 194.310 triệu đồng.
+
Ngân sách địa phương: 12.772 triệu đồng.
-
Vốn ngoài ngân sách: 64.688 triệu đồng.
+
Chi trả dịch vụ môi trường rừng: 25.000
triệu đồng.
+
Vốn ODA: 3.511 triệu đồng.
+
Vốn FDI: 30.000 triệu đồng.
+
Vốn hợp pháp khác (của tổ chức, cá nhân):
6.177 triệu đồng.
b. Kinh phí phát triển rừng: 1.065.656 triệu đồng.
- Vốn ngân sách nhà nước:
238.767 triệu đồng.
+
Ngân sách Trung ương: 201.278 triệu đồng.
+
Ngân sách địa phương: 37.489 triệu đồng.
-
Vốn ngoài ngân sách: 826.889 triệu đồng.
+
Tín dụng: 31.854 triệu đồng.
+
Vốn ODA: 149.985 triệu đồng.
+
Vốn FDI: 65.000 triệu đồng.
+
Vốn hợp pháp khác (tổ chức, cá nhân):
580.050 triệu đồng.
c. Hoạt động kiểm lâm và bảo tồn thiên nhiên: Vốn ngân sách
nhà nước là 60.497 triệu đồng.
d. Hoạt động khác: Xây dựng đường lâm nghiệp giai đoạn 2016 -
2020 vốn ngân sách nhà nước là 80.000 triệu đồng.
IV. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
1.
Địa điểm thực hiện:
Trên
địa bàn các huyện, thị xã, thành phố bao gồm: Các huyện An Lão, Hoài ân, Hoài Nhơn,
Phù Mỹ, Phù Cát, Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Tuy Phước, thị xã An Nhơn và
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
2.
Đơn vị thực hiện:
-
Dự án Bảo vệ và Phát triển Rừng phòng hộ huyện An Lão;
-
Dự án Bảo vệ và Phát triển Rừng phòng hộ huyện Hoài ân;
-
Dự án Bảo vệ và Phát triển Rừng phòng hộ huyện Hoài Nhơn;
-
Dự án Bảo vệ và Phát triển Rừng phòng hộ huyện Phù Mỹ;
-
Dự án Bảo vệ và Phát triển Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng huyện Phù Cát;
-
Dự án Bảo vệ và Phát triển Rừng phòng hộ huyện Vân Canh;
-
Dự án Bảo vệ và Phát triển Rừng phòng hộ huyện Tây Sơn;
-
Dự án Bảo vệ và Phát triển Rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh;
-
Dự án Bảo vệ và Phát triển Rừng đặc dụng Khu Bảo tồn thiên nhiên xã An Toàn;
-
Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ cảnh quan Quy Nhơn và vùng
lân cận;
-
Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng ngập mặn tỉnh Bình Định;
-
Ban Quản lý dự án Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Định.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về vốn
đầu tư
Huy
động vốn hằng năm bằng các nguồn như: Vốn ngân sách nhà nước, vốn của các doanh
nghiệp, của hộ gia đình, cá nhân, vốn thu phí dịch vụ môi trường rừng, vốn từ
các dự án ODA, FDI … để đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.
2.
Quản lý quy hoạch ba loại rừng và quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng
a. Quản lý chặt chẽ, điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý quy
hoạch 3 loại rừng; xây dựng đồng bộ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện,
cấp xã (theo Thông tư số 05/2008/TT-BNN); tiếp tục hoàn thành việc giao rừng,
cho thuê rừng gắn liền với giao đất cho thuê đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, thực hiện
xã hội hóa lâm nghiệp cho các năm tiếp theo;
b. Quy hoạch các vùng trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn đáp ứng
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
3.
Giải pháp bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng
a. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa lâm nghiệp theo phương châm bảo
vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân;
b. Củng cố và bố trí đủ lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách
cho các Ban Quản rừng phòng hộ, đặc dụng; tăng quyền hạn và trách nhiệm pháp lý
của lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản;
c. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
pháp luật về bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng; xử lý kịp thời, nghiêm minh
các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng.
4.
Giải pháp về giao rừng, cho thuê rừng và giao đất lâm nghiệp
a. Tổ chức rà soát, đẩy mạnh giao, cho thuê rừng gắn liền với
giao đất cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia
đình, cá nhân, đảm bảo tất cả diện tích rừng có chủ quản lý, cụ thể ưu tiên cho
đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, gia đình chính sách. Cơ bản hoàn thành
công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất cho thuê đất lâm nghiệp
và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện việc lập
và hoàn thiện hồ sơ về giao rừng, cho thuê rừng, gắn liền với giao đất cho thuê
đất lâm nghiệp đối với diện tích quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
5.
Về khoa học công nghệ và khuyến lâm
a. Xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật về
phòng cháy chữa cháy rừng, khai thác sử dụng rừng, trồng rừng thâm canh trên các
lập địa và vùng sinh thái, hoàn thiện các quy trình kỹ thuật thiết kế trồng rừng
thâm canh gỗ lớn, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên theo tiểu vùng lập
địa, chăm sóc, tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng, khai thác lâm sản.
b. Quy hoạch mạng lưới cung cấp giống cây lâm nghiệp, đẩy mạnh
sản xuất giống bằng công nghệ sinh học để sản xuất giống cây trồng có năng suất,
chất lượng cao, áp dụng giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho rừng trồng bằng
phương pháp sinh học.
c. Củng cố hệ thống khuyến lâm ở cơ sở, đặc biệt những xã có
nhiều rừng và đất rừng, các địa bàn vùng sâu, vùng xa, tăng cường công tác khuyến
lâm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật xây dựng trang trại, vườn đồi rừng, mô hình
trồng rừng kinh tế thâm canh chất lượng cao.
Điều 2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ chủ
trì, phối hợp với các sở ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố trong tỉnh tổ chức thực hiện Kế hoạch và quản lý các dự án thuộc Kế hoạch Bảo
vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2020; kiểm tra, giám sát tình hình thực
hiện Kế hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối và phân bổ kế hoạch vốn ngân sách hằng năm
đủ và kịp thời để thực hiện các nội dung Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng.
3.
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố rà soát quy hoạch sử dụng đất cấp xã, huyện, thực hiện giao rừng, cho
thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, theo quy định của pháp luật
và tiến độ đã đề ra.
4. Các sở, ban ngành có liên quan, lực lượng vũ trang và Ủy
ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố theo chức năng và quyền hạn của mình, có
trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức thực
hiện các nội dung của Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Định, giai
đoạn 2016 - 2020 liên quan đến ngành, địa phương mình quản lý.
5.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố có rừng: Tổ chức bảo vệ chặt chẽ điện tích rừng, diện tích đất đã quy hoạch
để trồng rừng của địa phương, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn trong việc triển khai các dự án Bảo vệ và Phát triển rừng.
Điều
3. Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài
chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các
huyện An Lão, Vân Canh, Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Chủ tịch
UBND thị xã An Nhơn, Chủ tịch UBND thành phố Quy Nhơn, Giám đốc các Ban Quản lý
Dự án Bảo vệ và Phát triển Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, Giám đốc Ban Quản lý Dự
án Bảo vệ và Phát triển Rừng đặc dụng Khu Bảo tồn thiên nhiên xã An Toàn, Giám
đốc Ban Quản lý Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ cảnh quan
Quy Nhơn và vùng lân cận, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng
ngập mặn tỉnh Bình Định, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
Bình Định, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm và Thủ trưởng các đơn vị liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Châu
|