HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 150/2016/NQ-HĐND
|
Hải
Phòng, ngày 13 tháng 12 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG
QUA KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2017-2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và
phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/08/2016 của Chính
phủ về một số chính
sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí về định
mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN
ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2013/NQ-HĐND ngày 25/7/2013 của Hội đồng
nhân dân thành phố về việc thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố
Hải Phòng đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 250/TTr-UBND ngày
30/11/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc đề
nghị thông qua Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2017-2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân
dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân thành phố,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020 (kèm theo phụ lục), với các nội dung chủ
yếu sau:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
- Bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững
diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch; nâng cao
độ che phủ rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học, phấn đấu thực
hiện hoàn thành chỉ tiêu quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
thành phố đến năm 2020 và mục tiêu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
- Khai thác hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển, ven sông;
phục hồi và phát triển rừng đặc dụng và trồng cây xanh tạo cảnh quan khu vực nông thôn.
b) Mục tiêu cụ thể
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng
bình quân 2,51%/năm; đạt tỷ trọng 0,25% trong tổng cơ cấu kinh tế ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bảo vệ toàn bộ
diện tích rừng hiện có; phấn đấu đến năm 2020 nâng tổng diện tích rừng là 24.238,1 ha; độ che phủ rừng và cây xanh là 24%; trồng cây xanh tạo
cảnh quan 834.000 cây.
2. Nội dung nhiệm vụ
a) Bảo vệ rừng:
Bảo vệ 100% diện tích rừng hiện có (18.705,4 ha).
Trong đó:
- Diện tích rừng được ngân sách thành
phố hỗ trợ kinh phí bảo vệ là 8.181 ha/năm, bao gồm: Rừng ngập mặn ven biển,
ven sông 2.400,9 ha; rừng trồng đồi núi 2.024,0 ha; rừng tự nhiên đồi núi khu vực
xung yếu của Vườn quốc gia Cát Bà 3.756,1 ha.
- Diện tích rừng còn lại thuộc vùng
lõi và vùng đệm Vườn quốc gia Cát Bà, rừng nghèo kiệt trên
núi đá vôi, rừng mới trồng, rừng thưa do lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa
phương tổ chức bảo vệ.
b) Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên:
1.998,63 ha
c) Trồng rừng mới: 5.532,7 ha
Trong đó:
- Trồng rừng theo các dự án đang thực
hiện: 518,4 ha.
- Phấn đấu khai thác các nguồn vốn
khác: 5.014,3 ha.
Phân theo các loại rừng như sau:
- Trồng phục hồi rừng đặc dụng: 1.663,3 ha
- Trồng rừng phòng hộ: 3.869,5 ha,
bao gồm: Rừng đồi núi 840,2 ha; rừng ngập mặn 3.029,3 ha.
d) Trồng rừng
thay thế diện tích rừng chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác: 93,2 ha.
e) Trồng bổ sung cải tạo rừng đặc dụng:
259,56 ha.
g) Trồng cây xanh tạo cảnh quan:
834.000 cây.
3. Vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn
Tổng vốn đầu tư:
|
770.435,81
triệu đồng.
|
Phân theo nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn
như sau:
- Vốn đầu tư phát triển:
|
118.225,88
triệu đồng.
|
(Bao gồm: Kinh phí trồng rừng mới 518,4 ha; khoanh nuôi tái
sinh rừng 1.998,63 ha,
cải tạo rừng đặc dụng 259,56 ha và chăm sóc bảo vệ
rừng đã trồng 447,53 ha của các dự án đang thực hiện).
+ Ngân sách Trung ương:
|
106.890,24
triệu đồng.
|
+ Ngân sách thành phố:
|
11.335,64
triệu đồng.
|
- Vốn sự nghiệp kinh tế của thành phố:
|
58.061,93
triệu đồng.
|
(Bao gồm: Kinh phí hỗ trợ bảo vệ
rừng và hỗ trợ trồng cây xanh tạo cảnh quan).
- Vốn huy động khác:
|
594.148,00
triệu đồng.
|
(Bao gồm: Kinh phí huy động trồng rừng mới, trồng thay thế
rừng chuyển đổi mục đích sử dụng
và trồng cây xanh tạo cảnh quan).
4. Các giải pháp thực hiện
a) Về tuyên truyền và nâng cao nhận
thức
Xây dựng kế hoạch hàng năm tổ chức
các lớp tập huấn, tuyên truyền tại các địa phương, ưu tiên các địa phương có hoạt
động sản xuất lâm nghiệp; định kỳ thực hiện chuyên mục truyền hình, đăng tải các bản tin sản xuất
lâm nghiệp, cảnh báo cháy rừng và ứng phó biến đổi khí hậu.
b) Về tổ chức quản
lý và tổ chức sản xuất
- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước
về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo
vệ rừng.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa lực
lượng kiểm lâm với các sở, ban, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương
có rừng trong công tác thanh tra, kiểm tra các đề án, dự
án, chương trình bảo vệ và phát triển rừng.
- Kiện toàn và nâng cao năng lực của
lực lượng kiểm lâm, các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng.
- Xây dựng các phương án bảo vệ rừng
và phòng cháy chữa cháy rừng phù hợp với từng địa bàn, khu
vực.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất kinh doanh rừng; phát triển hình thức sản
xuất lâm nghiệp hộ gia đình, trang trại, cộng đồng dân cư
thôn và hợp tác xã.
c) Về cơ chế
chính sách hỗ trợ
Thành phố quy định cụ thể đối tượng hỗ
trợ và mức kinh phí hỗ trợ bảo vệ và
phát triển rừng hàng năm và bố trí kinh phí hàng năm từ
ngân sách thành phố thực hiện theo quy định.
d) Về giao đất, giao rừng, cho thuê rừng
- Rà soát quy hoạch chi tiết diện
tích rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp; xây dựng bản đồ quy hoạch
chi tiết; xác định ranh giới và cắm mốc giới ổn định các loại rừng theo quy định.
- Tổ chức rà soát công tác giao đất, giao rừng; lập phương án giao đất lâm nghiệp
cho các hộ gia đình, cộng đồng và các tổ chức kinh tế, xã
hội; thực hiện phân định ranh giới, cắm mốc trên thực địa,
đảm bảo rừng có chủ quản lý theo luật định.
- Xây dựng phương án dồn điền, đổi thửa đất lâm nghiệp quy mô tối thiểu 01 ha trở lên để phát
triển trang trại, gia trại rừng.
e) Về khoa học,
công nghệ và khuyến lâm
- Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật trong lâm nghiệp về bảo tồn đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy
rừng, trồng chăm sóc bảo vệ rừng phù hợp với điều kiện từng
khu vực.
- Tổng kết và nhân rộng mô hình quản
lý bảo vệ rừng ngập mặn của cộng đồng dân cư theo hướng
cùng chịu trách nhiệm quản lý bảo vệ và chia sẻ lợi ích sử dụng rừng.
f) Về huy động vốn
đầu tư thực hiện
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư
phát triển từ ngân sách Trung ương hoàn thành các dự án trồng rừng đang triển
khai.
- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách
thành phố đối ứng các dự án trồng rừng phòng hộ, đặc dụng;
cơ sở hạ tầng lâm nghiệp và phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Vốn sự nghiệp kinh tế thành phố
hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, trồng cây xanh tạo cảnh quan, giống cây
trồng lâm nghiệp, theo dõi diễn biến rừng và hoạt động
khuyến lâm.
- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp
khác đầu tư trồng phục hồi và trồng mới rừng, cụ thể: Vốn đầu tư nước ngoài (WB, KfW), thực hiện dự án Hiện đại hóa ngành lâm
nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển giai đoạn 2017-2022; dự án Bảo
tồn và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển khu vực Đồng bằng Sông Hồng;
vốn lồng ghép thực hiện các chương trình hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu, vốn duy tu đê điều, vốn doanh nghiệp đầu trồng rừng thay thế khi
chuyển đổi mục đích sử dụng, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ môi trường rừng, vốn
xã hội hóa đầu tư trồng rừng và trồng cây xanh tạo cảnh quan,...
g) Về hợp tác
trong nước và quốc tế
Tăng cường hoạt động hợp tác về: Bảo
vệ và phát triển rừng, kinh doanh rừng, cho thuê môi trường rừng, bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và các chương phát
triển lâm nghiệp bền vững.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
Giao Ủy ban nhân
dân thành phố căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về việc thông qua Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020,
phê duyệt kế hoạch và tổ chức thực hiện đối với các đơn vị chức năng liên quan.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân,
các Ban, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố kiểm
tra, đôn đốc, giám sát thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Khóa XV, Kỳ
họp thứ 3 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 25 tháng
12 năm 2016./.
Nơi nhận:
- UBTVQH, CP;
- Các Bộ: NN và
PTNT, TN và MT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL
(Bộ Tư pháp);
- TTTU, TTHĐND, UBND TP;
- Đoàn ĐBQH tại HP;
- Các Ban của HĐND TP;
- ĐB HĐND TP khóa XV;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể
TP;
- Huyện ủy, Quận ủy;
- TTHĐND các quận, huyện;
- UBND các quận, huyện;
- Các VP:
Thành ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND TP;
- Công báo thành phố;
- Báo HP, Đài
PTTH HP;
- Cổng thông tin điện tử thành
phố;
- Lưu: VT, HS kỳ họp.
|
CHỦ TỊCH
Lê Văn Thành
|