Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 369/QĐ-TTg
Ngày ban hành 28/02/2013
Ngày có hiệu lực 28/02/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 369/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước;

Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục củng cố và phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam là ngân hàng chính sách của Chính phhoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong tng thời kỳ.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2013 - 2020 bình quân khoảng 10%/năm, theo đó, quy mô tài sản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 đạt khoảng 500.000 tỷ đồng. Giai đoạn sau năm 2020, tc độ tăng trưởng tín dụng được xác định phù hp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

b) Xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động của Ngân hàng, có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho phù hợp với từng giai đoạn.

c) Nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chương trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nxấu tổng thể dưới 7% vào năm 2015, từ 4% - 5% vào năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020 - 2030 ở mức dưới 3%.

d) Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ trợ phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình mục tiêu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bao gồm cả cho vay thỏa thuận đối với các đối tượng này trong những điều kiện nhất định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và từng bước giảm cấp bù của ngân sách nhà nước tiến tới tự chủ về tài chính.

đ) Hoàn thiện mô hình quản trị và tổ chức bộ máy phù hợp với tính chất, đặc thù của ngân hàng chính sách; chuẩn hóa và chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro; đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

3. Định hướng hoạt động

a) Về đối tượng phục vụ

Ngân hàng Phát triển Việt Nam tập trung vào các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.

+ Tập trung vn tín dụng đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; công nghiệp phụ trợ; nông nghiệp nông thôn; xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường và công nghệ xanh; năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

+ Hoạt động tín dụng xuất khẩu được tập trung vào những ngành hàng quan trọng đem lại giá trị xuất khẩu cao, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế.

- Tập trung nguồn vốn ODA vay về cho vay lại của Chính phủ thực hiện qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam; khuyến khích các quỹ tài chính địa phương (như quỹ đầu tư phát triển địa phương, quỹ bảo lãnh tín dụng) thực hiện đầu tư ủy thác qua Ngân hàng theo mục tiêu phát triển của địa phương.

- Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời, nâng cao năng lực tài chính để tạo điều kiện mở rộng quy mô bảo lãnh và tăng cường quản trị rủi ro.

- Nghiên cứu cho phép thực hiện nghiệp vụ cho vay thoả thuận tự bù đắp chi phí đối với các đối tượng đang có quan hệ vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tạo điều kiện cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam từng bước đảm bảo cân đối tự chủ tài chính, hạn chế cấp bù ngân sách nhà nước. Việc cho vay thoả thuận phải đảm bảo nguyên tắc cân đối được nguồn vốn huy động để cho vay và không ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được giao hàng năm và đảm bảo có hiệu quả, thu hồi được vốn.

b) Về chỉ tiêu an toàn tài chính

[...]