Quyết định 3629/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020

Số hiệu 3629/QĐ-UBND
Ngày ban hành 08/07/2019
Ngày có hiệu lực 08/07/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Đức Chung
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3629/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Căn cứ Thông báo số 268/TB-VPCP ngày 31/7/2018 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 172/TTr-SNN ngày 29/5/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020 (Kế hoạch chi tiết kèm theo).

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo theo đúng quy định.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bí thư Thành ủy Hà Nội (để báo cáo)
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
(để báo cáo)
- Thường trực Thành
y; (để báo cáo)
- Thường trực HĐND;
(để báo cáo)
- VPĐP NTM Trung ương;
(để báo cáo)
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thành viên Ban Chỉ đạo CT OCOP T
hành phố;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị x
ã;
- Văn phòng ĐPNTM Thành phố;
- CVP, các PCVP, các phòng chuyên viên;
- Lưu: VT, KT
Vân.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chung

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số
3629/QĐ-UBND ngày 08/7/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của Hà Nội theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện; quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP một cách thống nhất, đng bộ.

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ) nhằm sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và bảo tn những giá trị truyền thông tốt đẹp của nông thôn Hà Nội.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn và thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

- Tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện Chương trình OCOP; xác định rõ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ trọng tâm. Chủ động, quyết tâm, phối hợp thường xuyên, thống nhất giữa các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.

2. Mục tiêu cụ thể

- Kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP đồng bộ từ cấp Thành phố đến địa phương (huyện, xã).

- Phấn đấu 100% cán bộ quản lý Chương trình OCOP cấp Thành phố, cp huyện và cấp xã được đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, điều hành triển khai trực tiếp Chương trình OCOP; 100% các nhà quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ có đăng ký sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo tập hun kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh.

- Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện và tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm từ 800 đến 1.000 sản phẩm (có bảng tng hợp sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP Thành phố kèm theo). Trong đó, có từ 500 sản phẩm tham gia được đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp Thành phố, 100 sản phẩm được tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia theo quy định.

- Triển khai thực hiện ít nhất 2 mô hình làng nghề gắn với du lịch.

[...]