Quyết định 1626/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam năm 2019

Số hiệu 1626/QĐ-UBND
Ngày ban hành 03/06/2019
Ngày có hiệu lực 03/06/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Lê Trí Thanh
Lĩnh vực Thương mại

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1626/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 03 tháng 6 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2019

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành về việc phê duyệt Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Công văn số 161/VPĐP-OCOP ngày 12/3/2019 của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương về việc xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình OCOP của các địa phương chỉ đạo điểm;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 155/TTr- SNN&PTNT ngày 27/5/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam năm 2019.

Điều 2. Căn cứ Kế hoạch này, các thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (Ban Chỉ đạo tỉnh); các Sở, Ban, Ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế, Thông tin và Truyền thông; Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Văn phòng NTM TW;
- TTTU, HĐND, UBND tỉnh;
- Thành viên BCĐ các CTMTQG tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chi cục PTNT;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTTH, KTN (Tâm).

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Trí Thanh

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1626/QĐ-UBND ngày 03/6/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết, Quyết định của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh về xây dựng nông thôn mới và cụ thể hóa Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030” được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 (gọi tắt là Chương trình OCOP). Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực để thực hiện Chương trình OCOP đảm bảo đúng tiến độ, thời gian và đạt hiệu quả cao.

2. Thống nhất quan điểm Chương trình OCOP là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị, góp phần thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Bám sát mục tiêu của Chương trình OCOP và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm trong việc triển khai Chương trình. Chủ động, phối hợp tốt giữa các ngành có liên quan và các địa phương trong tổ chức thực hiện, nhằm đạt hiệu quả cao. Các địa phương cần ưu tiên đưa nội dung OCOP vào Chương trình công tác trọng tâm năm 2019 của đơn vị để chủ động thực hiện có hiệu quả Chương trình.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đưa Chương trình OCOP trở thành một Chương trình phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh; từng bước phát triển các sản phẩm OCOP đáp ứng nhu cầu thị trường; phấn đấu xây dựng sản phẩm thuộc Chương trình OCOP trở thành thương hiệu có uy tín, chất lượng; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, các doanh nghiệp vừa và nhỏ) là động lực quan trọng trong triển khai Chương trình OCOP theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100 % đơn vị cấp huyện củng cố, kiện toàn Bộ máy tổ chức OCOP cấp huyện, cấp xã và hình thành bộ máy tham mưu giúp việc Chương trình OCOP các cấp; 100% cán bộ OCOP cấp huyện, cấp xã được tham gia tập huấn các nội dung cơ bản của Chương trình, nhất là nội dung cụ thể của các bước trong chu trình OCOP.

- Về phát triển sản phẩm: Tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, củng cố, phát triển các sản phẩm đã tham gia Phương án thí điểm phát triển sản phẩm OCOP năm 2018. Hỗ trợ phát triển/nâng cấp khoảng 120 sản phẩm mới/sản phẩm đã có (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo), phấn đấu trong năm 2019 có trên 80% số sản phẩm đã đăng ký tham gia đạt hạng 3 sao trở lên.Trong quá trình thực hiện tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung sản phẩm và ý tưởng phát triển sản phẩm cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Về phát triển tổ chức kinh tế: Hỗ trợ củng cố, nâng cấp/thành lập mới ít nhất 20 tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX) tham gia OCOP.

- 100 % chủ thể đăng ký tham gia có cam kết sản xuất sản phẩm theo quy định về an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác...đảm bảo quy định; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, lưu thông, cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

[...]