ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
36/2015/QĐ-UBND
|
Bắc Ninh, ngày
17 tháng 11 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI
PHÍ, LỆ PHÍ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của HĐND, UBND năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số
38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước năm 2012;
Căn cứ Luật Khoáng sản năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày
03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày
06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP
ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ
phí;
Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày
24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày
24/7/2002 của Bộ Tài chính dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ
phí;
Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày
25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày
24/7/2002 của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày
02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định
của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày
07/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ;
Căn cứ Văn bản số 224/TTHĐND17 ngày
30/10/2015 của Thường trực HĐND tỉnh về việc quy định việc thu, quản lý và sử dụng
các loại phí, lệ phí tài nguyên và môi trường thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định việc thu, quản lý
và sử dụng các loại phí, lệ phí tài nguyên và môi trường thực hiện trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày
ký.
Quyết định này thay thế các Quyết định của UBND
tỉnh: số 94/2007/QĐ- UBND ngày 25/12/2007 về việc ban hành qui định thu, quản
lý và sử dụng các loại phí, lệ phí tài nguyên và môi trường thực hiện trên địa
bàn tỉnh; số 94/2010/QĐ-UBND ngày 26/7/2010 về việc qui định lệ phí cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất trên địa bàn tỉnh; số 60/2011/QĐ-UBND ngày 28/4/2011 về việc sửa đổi, bổ
sung qui định về phí đo đạc, lập bản đồ địa chính áp dụng trên địa bàn tỉnh; số
159/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 về việc sửa đổi Quyết định số 94/2007/QĐ-UBND
ngày 25/12/2007 về việc ban hành qui định thu, quản lý và sử dụng các loại phí,
lệ phí tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện,
thị xã, thành phố; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết
định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: TN&MT, TC, TP (B/c);
- TTTU, TTHĐND tinh (B/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Ban KTNS - HĐND tỉnh;
- TAND, Viện KSND tỉnh, Công an tỉnh;
- Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước tỉnh;
- TTHĐND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm công báo; cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, TNMT, PVPTN, PVPKTTH, CVP.
|
TM. UBND TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Thành
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 36 /2015/QĐ-UBND ngày 17/11/2015 của UBND
tỉnh Bắc Ninh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy định này quy định việc thu, quản lý và sử dụng
các loại phí, lệ phí tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Đồng tiền thu phí
là đồng Việt Nam
Điều 3. Nguyên tắc xác định
mức thu phí, lệ phí
Bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian hợp lý, phù
hợp với khả năng đóng góp của người nộp và được ấn định trước đối với từng công
việc, có tính đến yếu tố chi phí và bù đắp của Nhà nước trong từng thời kỳ và
phù hợp với quy định chung.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Phí đo đạc, lập bản
đồ địa chính
1. Đối tượng nộp phí:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng bản đồ địa
chính để được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc được
phép thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, nhằm hỗ trợ thêm cho chi phí đo đạc,
lập bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có toạ độ.
2. Mức thu phí:
Mức thu: 500 đồng/m2 đất.
3. Quản lý, sử dụng phí: Đơn vị thu phí nộp vào
ngân sách Nhà nước 100%.
4. Cơ quan thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường,
Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố.
Điều 5. Phí thẩm định cấp
quyền sử dụng đất
1. Đối tượng nộp phí: Các đối tượng đăng ký, nộp
hồ sơ cấp quyền sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành thẩm
định để giao đất, cho thuê đất và đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà gắn
liền với quyền sử dụng đất.
2. Mức thu:
a) Đối với hồ sơ xin giao đất để sử dụng vào mục
đích công cộng, an ninh, quốc phòng, mức thu phí 300 đồng/m2 đất được
giao, nhưng tối thiểu không dưới 300.000 đồng/hồ sơ, tối đa không quá 3.500.000
đồng/hồ sơ.
b) Đối với hồ sơ xin giao đất, thuê đất để sản
xuất, kinh doanh, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, mức thu phí 500 đồng/m2
đất được giao, thuê nhưng tối thiểu không dưới 400.000 đồng/hồ sơ, tối đa không
quá 3.500.000 đồng/hồ sơ.
c) Đối với hồ sơ chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền
với quyền sử dụng đất, mức thu phí 700 đồng/m2 sàn, tối đa không quá
2.000.000 đồng/hồ sơ.
d) Đối với hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân xin
giao đất mới để làm nhà ở hoặc được công nhận quyền sử dụng đất như giao đất có
thu tiền, mức thu 300.000 đồng/hồ sơ.
3. Quản lý, sử dụng phí: Đơn vị thu phí được để
lại 100% để bù đắp toàn bộ chi phí do chưa được ngân sách đảm bảo kinh phí.
4. Đơn vị thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường,
Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố.
Điều 6. Phí khai thác và sử
dụng tài liệu đất đai
1. Đối tượng nộp phí: Người có nhu cầu khai thác
và sử dụng tài liệu về đất đai của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ
sơ, tài liệu về đất đai.
2. Mức thu: Khai thác, sử dụng hồ sơ tài liệu đất
đai: 300.000đồng/hồ sơ/lần (không bao gồm chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ tài liệu).
3. Quản lý, sử dụng phí: Đối với tiền phí thu được
đơn vị được để lại 100% để bù đắp toàn bộ chi phí do chưa được ngân sách đảm bảo
kinh phí.
4. Đơn vị thu phí: UBND các xã, phường, thị trấn;
Phòng Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi
trường.
Điều 7. Phí thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường
1. Đối tượng nộp phí: Các dự án quy định tại Phụ
lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
2. Mức thu:
2.1. Nhóm 1: Dự án xử lý chất thải và cải thiện
môi trường:
+ Vốn đầu tư ≤ 50 tỷ: 4.500.000 đồng.
+ Vốn đầu tư > 50 tỷ và ≤ 100 tỷ đồng:
5.000.000 đồng.
+ Vốn đầu tư > 100 và ≤ 200 tỷ đồng:
6.500.000 đồng.
+ Vốn đầu tư > 200 và ≤ 500 tỷ đồng:
8.000.000 đồng.
+ Vốn đầu tư > 500 tỷ đồng: 9.000.000 đồng.
2.2. Nhóm 2: Dự án công trình dân dụng, dự án hạ
tầng kỹ thuật, dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
+ Vốn đầu tư ≤ 50 tỷ: 5.000.000 đồng.
+ Vốn đầu tư > 50 tỷ và ≤ 100 tỷ đồng:
5.500.000 đồng.
+ Vốn đầu tư > 100 và ≤ 200 tỷ đồng:
7.000.000 đồng.
+ Vốn đầu tư > 200 và ≤ 500 tỷ đồng:
8.500.000 đồng.
+ Vốn đầu tư > 500 tỷ đồng: 9.500.000 đồng.
2.3. Nhóm 3: Dự án giao thông, công nghiệp:
+ Vốn đầu tư ≤ 50 tỷ: 5.500.000 đồng.
+ Vốn đầu tư > 50 tỷ và ≤ 100 tỷ đồng:
6.000.000 đồng.
+ Vốn đầu tư > 100 và ≤ 200 tỷ đồng:
7.500.000 đồng.
+ Vốn đầu tư > 200 và ≤ 500 tỷ đồng:
9.000.000 đồng.
+ Vốn đầu tư > 500 tỷ đồng: 10.000.000 đồng.
Trường hợp thẩm định lại báo cáo đánh giá tác động
môi trường: Mức thu bằng 50% mức thu áp dụng đối với báo cáo đánh giá tác động
môi trường chính thức.
3. Quản lý, sử dụng phí: Đối với tiền phí thu được
đơn vị thu phí được để lại 100% để bù đắp toàn bộ chi phí do chưa được ngân
sách đảm bảo kinh phí.
4. Đơn vị thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 8. Phí thẩm định đề án,
báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt;
xả nước thải vào nguồn nước, phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ
lượng nước dưới đất; phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất
1. Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định đề án, báo cáo thăm dò,
khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác sử dụng nước mặt; xả nước thải vào
nguồn nước; báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất; hồ sơ, điều kiện
hành nghề khoan dưới đất.
2. Mức thu:
a) Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác,
sử dụng nước dưới đất:
Đối với đề án thiết kế giếng có lưu lượng nước
dưới 200 m3/ngày đêm: 400.000đồng/01 đề án.
Đối với đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng nước
từ 200 m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm: 1.100.000 đồng/01 đề
án, báo cáo.
Đối với đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng nước
từ 500 m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 2.600.000 đồng/01 đề
án, báo cáo.
Đối với đề án thăm dò có lưu lượng nước từ 1.000
m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 5.000.000 đồng/01 đề án,
báo cáo.
b) Thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng
nước mặt:
Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt
cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,1 m3/giây; hoặc cho
các mục đích khác với lưu lượng dưới 500 m3/ngày đêm: 600.000 đồng/1
đề án, báo cáo.
Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt
cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1 m3 đến dưới 0,5 m3/giây;
hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày
đêm: 1.800.000 đồng/01 đề án, báo cáo.
Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt
cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 m3 đên dưới 1 m3/giây;
hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000 m3 đến dưới 20.000
m3/ngày đêm: 4.400.000 đồng/01 đề án, báo cáo.
Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt
cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 m3 đên dưới 2 m3/giây;
hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000 m3 đến dưới
50.000 m3/ngày đêm: 8.400.000 đồng/01 đề án, báo cáo.
c) Thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn
nước:
Đôi với đê án, báo cáo có lưu lượng nước dưới
100 m3/ngày đêm: 600.000 đồng/01 lần đề án, báo cáo.
Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 100
m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm: 1.800.000 đồng/01 đề án, báo
cáo.
Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 500
m3 đến dưới 2.000 m3/ngày đêm: 4.400.000 đồng/01 đề án,
báo cáo.
Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ
2.000 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 8.400.000 đồng/01 đề
án, báo cáo.
d) Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh
giá trữ lượng nước dưới đất:
Đối với báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò
có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm: 400.000 đồng/01 báo cáo.
Đối với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ
200 m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm: 1.400.000 đồng/01 báo
cáo.
Đối với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước
từ 500 m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 3.400.000 đồng/01
báo cáo.
Đối với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước
từ 1.000 m3 đến dưới 3.000m3/ngày đêm: 6.000.000 đồng/01
báo cáo.
đ) Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề
khoan nước dưới đất: 1.400.000 đồng/hồ sơ.
3. Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung áp dụng
mức thu bằng 50% mức thu tương ứng nêu trên.
4. Quản lý, sử dụng phí thu được: Đơn vị thu phí
được để lại 100% để bù đắp toàn bộ chi phí do chưa được ngân sách đảm bảo kinh
phí.
5. Đơn vị thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 9. Lệ phí địa chính
1. Đối tượng nộp lệ phí địa chính: Tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy
quyền để giải quyết các công việc về địa chính.
2. Mức thu lệ phí cho từng công việc cụ thể sau:
a) Cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký biến động
mà cấp mới Giấy chứng nhận:
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất: đối với hộ gia đình, cá nhân tại phường
100.000 đồng/giấy; tại xã, thị trấn 50.000 đồng/giấy; đối với tổ chức 500.000
đồng/giấy.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (không có
nội dung về quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất): đối với hộ gia
đình, cá nhân tại phường 25.000 đồng/giấy; tại xã, thị trấn 12.500 đồng/giấy; đối
với tổ chức 100.000 đồng/giấy.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền
với đất (không có nội dung chứng nhận quyền sử dụng đất): đối với hộ gia đình,
cá nhân tại phường 75.000 đồng/giấy; tại xã, thị trấn 37.500 đồng/giấy; đối với
tổ chức 400.000 đồng/giấy.
b) Cấp đổi, cấp lại (kể cả cấp lại do hết chỗ
xác nhận), xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận đã cấp: đối với hộ gia đình, cá
nhân tại phường 20.000 đồng/giấy; tại xã, thị trấn 10.000 đồng/giấy; đối với tổ
chức 50.000 đồng/giấy.
Đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận mà
có yêu cầu bổ sung tài sản gắn liền với đất thì mức thu áp dụng như cấp Giấy chứng
nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất không có nội dung chứng nhận quyền sử
dụng đất.
c) Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: đối
với hộ gia đình, cá nhân tại phường 28.000 đồng/01 lần/hồ sơ; tại xã, thị trấn
14.000 đồng/01 lần/hồ sơ; đối với tổ chức 30.000 đồng/01 lần/hồ sơ.
d) Trích lục Bản đồ địa chính, văn bản, tài liệu,
số liệu hồ sơ địa chính: đối với hộ gia đình, cá nhân tại phường 15.000 đồng/01
lần/hồ sơ; tại xã, thị trấn 7.500 đồng/01 lần/hồ sơ; đối với tổ chức 30.000 đồng/01
lần/hồ sơ.
Các mức thu trên không bao gồm chi phí để cấp được
01 (một) Giấy chứng nhận.
3. Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với
trường hợp sau:
a) Đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị
định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có
hiệu lực thi hành (ngày 10/12/2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.
b) Cấp giấy chứng nhận lần đầu đối với hộ gia
đình, cá nhân ở nông thôn.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại các phường
nội thành thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh được cấp giấy chứng nhận ở
nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận.
4.Thu, quản lý, sử dụng lệ phí địa chính: Các
khoản lệ phí địa chính quy định tại Khoản 2 Điêu này thu được, đơn vị thu nộp
ngân sách Nhà nước 100%.
5. Đơn vị thu lệ phí: Văn phòng Đăng ký đất đai.
Điều 10. Lệ phí cấp giấy
phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; lệ phí cấp giấy phép khai
thác, sử dụng nước mặt, lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
1. Đối tượng nộp lệ phí: Tổ chức, cá nhân được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai thác sử dụng nước dưới
đất; khai thác sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của
pháp luật.
2. Mức thu: 150.000 đồng/01 giấy phép.
Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy
phép mức thu 75.000 đồng/01 giấy phép.
3. Thu và quản lý sử dụng: Lệ phí thu được đơn vị
thu nộp ngân sách Nhà nước 100%.
4. Đơn vị thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 11. Trách nhiệm của
đơn vị thu phí, lệ phí
1. Khi thu phí, lệ phí phải lập. chứng từ, cấp biên
lai thu phí, lệ phí cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành của Bộ
Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.
2. Mở sổ sách kế toán để theo dõi, phản ánh thu,
nộp, sử dụng, thanh quyết toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.
3. Định kỳ báo cáo quyết toán việc thu, chi, nộp,
sử dụng số tiền phí, lệ phí.
4. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy
định của pháp luật.
5. Hàng năm đơn vị thu phí, lệ phí phải lập dự
toán thu, chi gửi cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp, với đơn vị thu là
UBND các cấp phải gửi cơ quan tài chính, cơ quan thuế cấp trên, kho bạc Nhà nước
nơi đơn vị mở tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí để kiểm soát chi theo quy định
hiện hành.
Điều 12. Tiền phí được để lại
cho đơn vị thu
Thực hiện theo quy định tại các Nghị định của
Chính phủ: số 57/2002/NĐ- CP ngày 03/6/2002, số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006;
các Thông tư của Bộ Tài chính: số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002, số
45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006, số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Quy định thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí tài nguyên và
môi trường được thực hiện kể từ ngày quyết định của UBND tỉnh có hiệu lực thi
hành.
Điều 14. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các
ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện quy định
này.
Các trường hợp vi phạm về phí và lệ phí sẽ bị xử
lý theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và Thông tư
số 31/2014/TT-BTC ngày 07/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 109/2013/NĐ-CP.
Đơn vị thu, đối tượng nộp phí, lệ phí và các cơ
quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành quy định này. Trong quá trình thực
hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ảnh kịp
thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải
quyết./.