Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 36/2003/QĐ-UB ban hành Chương trình Phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến 2007 do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 36/2003/QĐ-UB
Ngày ban hành 27/02/2003
Ngày có hiệu lực 27/02/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Quốc Triệu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 36/2003/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2003 

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2007

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007;
Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng phối hợp công tác Phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố tại Tờ trình số 209/TT-TP ngày 28/02/2003;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Ban hành kèm theo Quyết định này: "Chương trình Phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến năm 2007"

Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3 : Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, nghành, đơn vị, Chủ tịch UBND các quận, huyện có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
K/T. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
 


 

Nguyễn Quốc Triệu

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2007
(Kèm theo Quyết định số 36/2003/QĐ-UB ngày 27/02/2003 của UBND Thành phố Hà Nội)

A. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2007 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

I. Mục tiêu

1. Phổ biến kịp thời, đầy đủ nội dung pháp luật liên quan đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân Thủ đô, tạo điều kiện để công dân sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của nhà nước, của xã hội. Nâng cao ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân Thủ đô.

2. Tạo bước phát triển mới trong phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nhằm hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu hiểu biết pháp luật của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí pháp lý, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển toàn diện con người Việt Nam, người Hà Nội văn minh, thanh lịch, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy Nhà nước và trong xã hội, góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững định hướng XHCN, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô và đất nước.

II. Yêu cầu:

1. Bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp đã được đề ra từ Kế hoạch số 15/KH-UB ngày 27/5/1998 của UBND Thành phố Hà Nội về PBGDPL trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ năm 1998 đến năm 2002), tiếp tục thực hiện PBGDPL cho các đối tượng cán bộ, nhân dân. Lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp từng đối tượng, địa bàn, chú trọng phổ biến các quy định hướng dẫn thực hiện thiết thực.

2. Sử dụng, khai thác hiệu quả các hình thức, phương pháp PBGDPL đã và đang phát huy tác dụng trên địa bàn Hà Nội, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong từng thời kỳ, từng đối tượng, bảo đảm tính phù hợp khả thi; kếp hợp các hình thức PBGDPL với hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hoà giải, giải quyết tranh chấp mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong từng vụ việc cụ thể; nghiên cứu từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động PBGDPL cho cán bộ, nhân dân Thủ đô.

3. Lồng ghép hợp lý, có hiệu quả việc PBGDPL phục vụ Chương trình phát triển kinh tế xã hội Thủ đô với tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quy định của Thành phố, góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật, tổ chức thi hành và xử lý vi phạm pháp luật, thực hiện Qui chế dân chủ trên địa bàn.

B. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (từ 2003-2007)

I. Đối tượng, nội dung PBGDPL

1. Nội dung chung PBGDPL cho các tầng lớp nhân dân: Phổ biến giáo dục các qui định pháp luật liên quan trực tiếp với cuốc sống của nhân dân Thủ đô, nhất là các qui định về đất đai, nhà ở, khiếu nại, tố cáo, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý phòng HIV/AIDS và tệ nạ xã hội, phòng chống cháy nổ, lao động việc làm, sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường, qui chế dân chủ, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc phù hợp với đặc điểm từng địa bàn; chú trọng phổ biến, hướng dẫn thực hiện quyền và nghĩa vụ công  dân theo qui định của pháp luật.

2. Nội dung PBGDPL cho đối tượng cụ thể :

Ngoài nội dung trên, chú ý phổ biến, giáo dục các nội dung sát hợp với từng đối tượng cụ thể sau :

a. Đối tượng nông dân : Phổ biến, hướng dẫn các kiến thức cơ bản về Luật Đất đai và Luật Đất đai sửa đổi; nghĩa vụ nộp thuế, bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi.

[...]