Quyết định 352/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
Số hiệu | 352/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/06/2021 |
Ngày có hiệu lực | 10/06/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Gia Lai |
Người ký | Kpă Thuyên |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 352/QĐ-UBND |
Gia Lai, ngày 10 tháng 6 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/4/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt Chương trình Khuyến nông trọng điểm giai đoạn 2020-2025;
Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT-BNNPTNT ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn tại Tờ trình số 118/TTr-SNNPTNT ngày 17/5/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công Thương; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
KHUYẾN
NÔNG ĐỊA PHƯƠNG 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 352/QĐ-UBND ngày 10/6/2021 của UBND tỉnh
Gia Lai)
1. Kết quả thực hiện các Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2016-2020:
Trong giai đoạn từ 2016-2020, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp, theo đó công tác khuyến nông được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả tích cực, cụ thể như sau:
Tổng kinh phí thực hiện các Chương trình khuyến nông trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn từ 2016-2020 là 52,680 tỉ đồng (gồm: ngân sách Trung ương 9,317 tỉ đồng, ngân sách tỉnh 4,361 tỉ đồng, ngân sách cấp huyện 39,002 tỉ đồng).
- Về lĩnh vực thông tin tuyên truyền và đào tạo huấn luyện: Giai đoạn từ năm 2016-2020 đã tổ chức 414 lớp/tập huấn, diễn đàn và các buổi tọa đàm về sản xuất trên địa bàn tỉnh, kinh phí 4,248 tỷ đồng với các nội dung như: Tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân; tập huấn về quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt (GAP), GlobalGAP, Oganic và sản xuất theo các tiêu chuẩn khác (VietGAP, 4C, UTZ); tập huấn, đào tạo nông dân tại hiện trường (FFS); tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp; các cuộc tọa đàm, diễn đàn tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhãn hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, cấp mã số vùng trồng, mã số chế biến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
- Về lĩnh vực trồng trọt: Đã triển khai các mô hình trên 20 đối tượng cây trồng với quy mô đạt trên 1.389 ha, hỗ trợ 100.734 cây trồng các loại và 15 tấn lúa giống với kinh phí trên 31,117 tỷ đồng. Mô hình trình diễn các giống lúa mới cho năng suất, chất lượng cao; mô hình sản xuất lúa cánh đồng mẫu lớn liên kết trong sản xuất, mô hình trồng các giống lúa bản địa,... đã giới thiệu và trình diễn cho nhân dân nhiều giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng hạt gạo ngon đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng hiệu quả trong sản xuất lúa từ 10-20% so với sản xuất thông thường. Mô hình trồng cây ngô đã đưa các giống có năng suất cao, ngô sinh khối, ngô ngọt và các giống ngô kháng được sâu bệnh hại vào sản xuất; mô hình trồng sắn áp dụng các biện pháp tổng hợp, đưa giống sạch bệnh vào sản xuất nhằm góp phần sản xuất sắn bền vững. Mô hình trên cây cà phê đã áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), xây dựng các mô hình sản xuất cà phê đạt chứng nhận (VietGAP, 4C,...), các mô hình đưa giống mới vào tái canh, các mô hình tưới nước tiết kiệm trên cây cà phê, các mô hình trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê và hình thành liên kết sản xuất cà phê theo chuỗi giá trị đã chứng minh được hiệu quả và được nông dân nhân rộng trong sản xuất, Các mô hình trồng cây ăn quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, đáp ứng yêu cầu thị trường. Các mô hình sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, áp dụng quy trình sản xuất an toàn, có truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Giới thiệu, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân về công nghệ tưới nước tiên tiến, tiết kiệm trên cây trồng đã mang lại hiệu quả rõ rệt và thiết thực,...
- Về lĩnh vực chăn nuôi: Triển khai 11 mô hình trong chăn nuôi với kinh phí trên 10,508 tỷ đồng gồm các mô hình phối giống nhân tạo nhằm nâng cao chất lượng đàn bò của tỉnh, các mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi nhằm bảo vệ môi trường, mô hình chăn nuôi heo, chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học và các mô hình nuôi các loài động vật đặc sản, bản địa nhằm đa dạng đối tượng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 352/QĐ-UBND |
Gia Lai, ngày 10 tháng 6 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/4/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt Chương trình Khuyến nông trọng điểm giai đoạn 2020-2025;
Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT-BNNPTNT ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn tại Tờ trình số 118/TTr-SNNPTNT ngày 17/5/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công Thương; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
KHUYẾN
NÔNG ĐỊA PHƯƠNG 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 352/QĐ-UBND ngày 10/6/2021 của UBND tỉnh
Gia Lai)
1. Kết quả thực hiện các Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2016-2020:
Trong giai đoạn từ 2016-2020, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp, theo đó công tác khuyến nông được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả tích cực, cụ thể như sau:
Tổng kinh phí thực hiện các Chương trình khuyến nông trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn từ 2016-2020 là 52,680 tỉ đồng (gồm: ngân sách Trung ương 9,317 tỉ đồng, ngân sách tỉnh 4,361 tỉ đồng, ngân sách cấp huyện 39,002 tỉ đồng).
- Về lĩnh vực thông tin tuyên truyền và đào tạo huấn luyện: Giai đoạn từ năm 2016-2020 đã tổ chức 414 lớp/tập huấn, diễn đàn và các buổi tọa đàm về sản xuất trên địa bàn tỉnh, kinh phí 4,248 tỷ đồng với các nội dung như: Tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân; tập huấn về quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt (GAP), GlobalGAP, Oganic và sản xuất theo các tiêu chuẩn khác (VietGAP, 4C, UTZ); tập huấn, đào tạo nông dân tại hiện trường (FFS); tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp; các cuộc tọa đàm, diễn đàn tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhãn hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, cấp mã số vùng trồng, mã số chế biến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
- Về lĩnh vực trồng trọt: Đã triển khai các mô hình trên 20 đối tượng cây trồng với quy mô đạt trên 1.389 ha, hỗ trợ 100.734 cây trồng các loại và 15 tấn lúa giống với kinh phí trên 31,117 tỷ đồng. Mô hình trình diễn các giống lúa mới cho năng suất, chất lượng cao; mô hình sản xuất lúa cánh đồng mẫu lớn liên kết trong sản xuất, mô hình trồng các giống lúa bản địa,... đã giới thiệu và trình diễn cho nhân dân nhiều giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng hạt gạo ngon đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng hiệu quả trong sản xuất lúa từ 10-20% so với sản xuất thông thường. Mô hình trồng cây ngô đã đưa các giống có năng suất cao, ngô sinh khối, ngô ngọt và các giống ngô kháng được sâu bệnh hại vào sản xuất; mô hình trồng sắn áp dụng các biện pháp tổng hợp, đưa giống sạch bệnh vào sản xuất nhằm góp phần sản xuất sắn bền vững. Mô hình trên cây cà phê đã áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), xây dựng các mô hình sản xuất cà phê đạt chứng nhận (VietGAP, 4C,...), các mô hình đưa giống mới vào tái canh, các mô hình tưới nước tiết kiệm trên cây cà phê, các mô hình trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê và hình thành liên kết sản xuất cà phê theo chuỗi giá trị đã chứng minh được hiệu quả và được nông dân nhân rộng trong sản xuất, Các mô hình trồng cây ăn quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, đáp ứng yêu cầu thị trường. Các mô hình sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, áp dụng quy trình sản xuất an toàn, có truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Giới thiệu, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân về công nghệ tưới nước tiên tiến, tiết kiệm trên cây trồng đã mang lại hiệu quả rõ rệt và thiết thực,...
- Về lĩnh vực chăn nuôi: Triển khai 11 mô hình trong chăn nuôi với kinh phí trên 10,508 tỷ đồng gồm các mô hình phối giống nhân tạo nhằm nâng cao chất lượng đàn bò của tỉnh, các mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi nhằm bảo vệ môi trường, mô hình chăn nuôi heo, chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học và các mô hình nuôi các loài động vật đặc sản, bản địa nhằm đa dạng đối tượng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Về lĩnh vực lâm nghiệp và trồng cây dược liệu: Triển khai trồng cây mắc ca và cây dược liệu các loại gần 270 ha với kinh phí 4,579 tỷ đồng, bước đầu hình thành vùng sản xuất cây mắc ca tập trung tại huyện Kbang, đối với cây dược liệu trồng thí điểm các loại như cà gai leo, đinh lăng, hương bài, sâm bố chính với quy mô 30,5 ha tại các địa phương la Pa, An Khê, Kbang, Krông Pa, Kông Chro.
- Về lĩnh vực thủy sản: Triển khai các mô hình nuôi cá lúa, mô hình nuôi cá trong lồng bè trên sông và hồ chứa với kinh phí 2,228 tỷ đồng. Qua các mô hình đã chuyển giao được kỹ thuật nuôi trồng thủy sản trong lồng bè cho nông dân nhằm khai thác trên 15.000 ha mặt nước sông suối và hồ chứa trên địa bàn tỉnh để phát triển thủy sản.
2. Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn năm 2016-2020:
2.1. Kết quả đạt được:
Thông qua các lớp tập huấn (về Quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản); sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn: VietGAP, GlobalGAP, Organic, 4C, UTZ, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao); các mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra nông sản có chất lượng ngày càng cao gan với truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thuận lợi cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích.
Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh đã có hơn 98.606 ha cây trồng được sản xuất theo tiêu chuẩn có chứng nhận; hầu hết các sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn, sản phẩm OCOP, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đều dược truy xuất nguồn gốc sản phẩm; nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới được đưa vào sản xuất thay dân các giống cũ có năng suất và chất lượng thấp; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngày càng được mở rộng nhất là đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại.
Đồng thời thông qua các mô hình khuyến nông, việc ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến và tiết kiệm nước ngày càng được mở rộng, đến nay toàn tỉnh đã có hơn 28.130 ha cây trồng được tưới tiết kiệm nước, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
2.2. Những khó khăn, tồn tại:
- Các mô hình khuyến nông ở vùng đặc biệt khó khăn và hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn ít,do cơ chế thực hiện yêu cầu hộ nông dân phải góp vốn đối ứng nên các hộ ít tham gia.
- Mạng lưới khuyến nông viên cấp xã hiện nay không còn, khó khăn cho việc triển khai các hoạt động khuyến nông ở cơ sở.
- Kinh phí cho hoạt động khuyến nông còn ít (ở cấp tỉnh mỗi năm bố trí khoảng hơn 2,0 tỷ cho hoạt động khuyến nông; cấp huyện mỗi năm bố trí khoảng 500 triệu đến 1,0 tỷ đồng).
- Nguồn vốn bố trí cho các Chương trình khuyến nông thường chậm hơn so với thời vụ một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, vì vậy khi triển khai một số nội dung còn chưa kịp thời so với tiến độ và thời vụ.
3. Sự cần thiết xây dựng Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021 - 2025:
Gia Lai có 845.104 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 405.636 ha đất cho trồng cây hàng năm và 439.467 ha cây lâu năm nên có tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp. Do tính chất đặc trưng của đất đai và khí hậu, tỉnh Gia Lai có thể bố trí một tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng, có giá trị kinh tế cao; xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung có quy mô lớn với những sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh.
Trong giai đoạn 2015 - 2020, ngành nông nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển, giừ vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn. Đen năm 2020, giá trị sản xuất đạt 30.186 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 5,18%, gấp 1,29 lần so với năm 2015. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, hình thành và phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có tính cạnh tranh, gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Trong đó, công tác khuyến nông được quan tâm chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả.
Trong bối cảnh hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển và có tác động tích cực vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là nhu cầu tất yếu, góp phần tăng năng suất lao động, đem lại hiệu quả kinh tế cao; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo sinh kế cho người sản xuất, tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Từ những vấn đề nêu trên, cần thiết xây dựng Chương trình Khuyến nông tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025 để góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tăng thu nhập cho người nông dân, tạo động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
1. Căn cứ pháp lý xây dựng Chương trình:
1.1. Các văn bản của Trung ương
- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
- Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành định mức tạm thời áp dụng cho chương trình dự án khuyến lâm;
- Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành định mức tạm thời áp dụng cho chương hình, dự án khuyến nông, khuyến ngư;
- Quyết định số 4360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/4/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt Chương trình khuyến nông trọng điểm giai đoạn 2020-2025;
- Quyết định số 2166/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/6/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên;
- Quyết định 663/QĐ-BNN-KN ngày 03/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật khuyến nông Trung;
- Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia;
- Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT-Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
- Văn bản số 727/KN-TCHC ngày 24/9/2018 của Trung tâm Khuyến nông quốc gia về hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 83/2018/NĐ-CP.
1.2. Các văn bản của tỉnh:
- Nghị quyết số 98/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Nghị quyết số 123/2020/NQ-HĐND ngày 9/7/2020 của HĐND tỉnh về việc ban hành quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông địa phương áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Quyết định số 320/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND tỉnh về ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Gia Lai;
- Quyết định số 39/2019/QĐ-UBND ngày 26/11/2019 của UBND tỉnh về việc Quy định phân cấp thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của UBND tỉnh Đề án về Phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả đến năm 2030, định hướng đến năm 2040;
- Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 13/5/2021 của UBND tỉnh về Đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, thời tiết, điều kiện kinh tế - xã hội từng khu vực và đáp ứng các thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu trên địa bàn tỉnh.
- Tập trung sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước, cơ giới hóa nông nghiệp; tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn; truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Phòng chống có hiệu quả các loại dịch bệnh gây hại trên cây trồng, vật nuôi.
- Góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại giàu bản sắc văn hóa.
- Huy động nguồn lực từ ngân sách, tín dụng, doanh nghiệp, vốn hỗ trợ hợp pháp khác tham gia Chương trình khuyến nông, góp phần chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất.
- Tổ chức, cá nhân thuộc hệ thống Khuyến nông tỉnh Gia Lai; tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao, có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp; tổ chức, cá nhân khác (Tổ chức chính trị, tả chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh).
- Nông dân, chủ trang trại, tổ viên tổ hợp tác, thành viên hợp tác xã và các cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Nội dung Chương trình khuyến nông giai đoạn năm 2021 - 2025:
4.1. Chương trình khuyến nông về đào tạo huấn luyện, thông tin tuyên truyền:
a) Đào tạo huấn luyện:
- Nội dung:
+ Tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Tập huấn về quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt (GAP), GlobalGAP, Oganic và sản xuất theo các tiêu chuẩn khác (VietGAP, 4C, UTZ); tập huấn, đào tạo nông dân tại hiện trường (FFS).
+ Tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp.
- Quy mô: 290 lớp.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến nông, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
b) In ấn tài liệu để phổ biến, tuyên truyền:
- Nội dung: In ấn các tài liệu dạng tờ rơi để phổ biến về quy trình sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic, 4C, UTZ...; phổ biến về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Quy mô: 200.000 tờ
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến nông tỉnh.
c) Tổ chức sự kiện để tuyên truyền, quảng bá:
- Nội dung tuyên truyền: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền (diễn đàn, tọa đàm, hội chợ, truyền hình...) về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhãn hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, cấp mã số vùng trồng, mã số chế biến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
- Quy mô: Tổ chức 10 sự kiện (mỗi năm 2 sự kiện); hình thức, nội dung tổ chức theo tình hình thực tế của mỗi năm.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến nông tỉnh.
4.2. Chương trình Khuyến nông trồng rau chất lượng cao:
- Nội dung:
+ Xây dựng các vùng chuyên canh rau an toàn, rau hữu cơ, sản xuất rau công nghệ cao với các loại rau chủ lực, rau bản địa, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
+ Định hướng phát triển: Ưu tiên triển khai theo Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 11/11/2019 của Tỉnh ủy và Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của UBND tỉnh Đề án về Phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả đến năm 2030, định hướng đến năm 2040.
- Quy mô thực hiện: Xây dựng và phát triển 100 ha rau, hoa các loại, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong khâu sản xuất, sơ chế và bảo quản, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, Organic nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường cho các loại rau ăn lá (cải bó xôi, rau chân vịt, ớt chuông...), ngô ngọt, đậu tương rau,...
- Đơn vị thực hiện: UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Dự kiến kết quả đạt được: Hình thành các vùng sản xuất rau hàng hóa tập trung, thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic với diện tích đất canh tác khoảng 2.000 ha. Trước mắt, thực hiện thí điểm ở thành phố Pleiku; thị xã An Khê và Ayun Pa; huyện Đak Pơ, Kbang, Đak Đoa, Kông Chro, Phú Thiện.
4.3. Chương trình Khuyến nông trồng cây ăn quả chuyên canh chất lượng cao phục vụ chế biến công nghiệp và xuất khẩu:
- Nội dung:
+ Phát triển chuyên canh các loại cây ăn quả phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng nông hóa của tỉnh, hình thành vùng trồng cây ăn quả tập trung tạo sản phẩm hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến.
+ Định hướng phát triển: Ưu tiên triển khai, thực hiện theo Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 11/11/2019 của Tỉnh ủy và Quyết định 107/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của UBND tỉnh Đề án về Phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040.
+ Xây dựng mô hình trồng cây ăn quả phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng trên địa bàn tỉnh (trong đó, các huyện phía Tây của tỉnh trồng: sầu riêng, bơ, chuối,...; các huyện phía Đông và Đông Nam của tỉnh trồng: Na, xoài, mít, nhãn, các loại cây có múi,...).
+ Hỗ trợ nông dân/tổ chức nông dân trong việc chứng nhận, truy xuất nguồn gốc sản phẩm trái cây.
+ ứng dụng công nghệ tưới nước tiên tiến tiết kiệm cho cây ăn trái.
- Quy mô thực hiện: Xây dựng và phát triển các mô hình trồng cây ăn quả có chứng nhận, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm và tưới nước tiết kiệm với quy mô 300 ha tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
- Đơn vị thực hiện: UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Dự kiến kết quả đạt được:
+ Hàng năm nhân rộng 2.000 ha về liên kết sản xuất cây ăn quả các loại.
+ Căn cứ vào các loại cây ăn quả chủ lực, mỗi huyện ưu tiên trồng tập trung, lựa chọn một đến hai cây có lợi thể; thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cấp mã số vùng trồng, gắn với quảng bá và phát triển du lịch nông nghiệp, thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh gắn với việc xây dựng tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh dịch vụ liên kết với doanh nghiệp (theo Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 11/11/2019 của Tỉnh ủy Gia Lai và và Quyết định 107/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của UBND tỉnh).
4.4. Chương trình Khuyến nông trồng cây dược liệu:
- Nội dung:
+ Tận dụng thế mạnh về khí hậu, đất đai của tỉnh nhằm xây dựng các vùng trồng dược liệu tập trung phù hợp với từng vùng sinh thái và đa dạng hóa cây trồng, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, phát triển dược liệu dưới tán rừng kết hợp với công tác khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng.
+ Định hướng phát triển: Ưu tiên triển khai thực hiện theo Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 03/7/2019 của Tỉnh ủy và Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 13/5/2021 của UBND tỉnh về Đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Quy mô: Xây dựng và phát triển 250 ha các mô hình trồng cây dược liệu có ưu thế trên địa bàn tỉnh như: Đinh lăng, Sả, Hà thủ ô, Sa nhân tím, Sâm đá, Đương quy, Nghệ vàng, Gấc, Đảng Sâm, Sâm bảy lá, Lan kim tuyến, Diệp hạ châu, Sâm cau, Gừng, Mật nhân,...
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm khuyến nông và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Dự kiến kết quả đạt được:
+ Hàng năm nhân rộng 200 ha cây dược liệu các loại.
+ Tiếp tục trồng cải tạo, bổ sung, thay thế diện tích cây dược liệu đã khai thác; duy trì, phát triển có hiệu quả diện tích cây dược liệu hiện có trên địa bàn tỉnh.
+ Xây dựng các vùng trồng dược liệu tập trung phù hợp với từng vùng sinh thái, có quy mô đáp ứng nhu cầu thị trường.
4.5. Chương trình Khuyến nông về chuyển đổi cây trồng trên đất lúa vùng hạn:
- Nội dung: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Quy mô: Xây dựng mô hình chuyển đổi 500 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng hàng năm có giá trị kinh tế cao hơn như: Ngô sinh khối, rau, đậu các loại,... và cây lâu năm (cây ăn quà).
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến nông và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Dự kiến kết quả đạt được: Hàng năm nhân rộng mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn khoảng 500 ha trên toàn tỉnh, góp phần hoàn thành kế hoạch chuyển đổi hơn 10.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
4.6. Chương trình Khuyến nông trồng rừng cây gỗ lớn có chứng nhận FSC:
- Nội dung: Xây dựng và phát triển mô hình trồng keo các loại, trồng cây gỗ lớn bản địa như lát hoa, giổi xanh, gáo vàng,... có trồng xen cây dược liệu dưới tán rừng (Ba kích, Sa nhân, Hà thủ ô,..) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, rừng sản xuất; nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ từ rừng tự nhiên
- Quy mô: 200 ha.
- Đơn vị thực hiện: UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Dự kiến kết quả đạt được: Hàng năm nhân rộng 500 ha mô hình và chuyển giao kỹ thuật áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn, thích ứng với biến đổi khí hậu.
4.7. Chương trình Khuyến nông cơ giới hóa trong sản xuất
- Nội dung: Cơ giới hóa khâu phun thuốc cho vùng sản xuất các loại cây nông nghiệp tập trung (lúa, ngô, cà phê, chanh dây,...), chăm sóc,thu hoạch và bảo quản các loại cây trồng nhằm giảm công lao động, giảm tổn thất trong thu hoạch, tăng hiệu quả sản xuất.
- Quy mô:
+ Xây dựng 34 mô hình khuyến nông về sử dụng máy chăm sóc, thu hoạch, bảo quản trong sản xuất nông nghiệp.
+ Xây dựng 4 mô hình sử dụng máy bay phun thuốc ở vùng sản xuất cây trồng tập trung cho các Hợp tác xã Nông nghiệp.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến nông và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
- Dự kiến kết quả đạt được:
+ Giảm được 50% chi phí lao động thu hoạch, chăm sóc và bảo quả.
4.8. Chương trình Khuyến nông xây dựng mô hình cộng đồng làm du lịch sinh thái nông nghiệp
- Nội dung: Xây dựng mô hình cộng đồng làm mô hình du lịch sinh thái trải nghiệm cho khách du lịch.
- Quy mô: 01 mô hình.
- Đơn vị thực hiện: UBND thành phố Pleiku.
- Dự kiến kết quả đạt được: Trong 5 năm triển khai hoàn thiện cơ bản 01 điểm du lịch cộng đồng làm điểm để nhân rộng ra các điểm khác trong tỉnh.
4.9. Chương trình Khuyến nông phát triển giống bò thịt chất lượng cao
- Nội dung:
+ Phát triển đàn bò lai hướng thịt bằng phương pháp phối giống nhân tạo nhằm nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn bò của tỉnh.
+ Góp phần nâng cao năng suất và chất lượng thịt, chất lượng con giống, tăng giá trị, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Quy mô: Phổi giống nhân tạo cho 10.000 con bò cái.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến nông.
- Dự kiến kết quả đạt được:
+ Xây dựng mạng lưới truyền giống nhân tạo bò ở những vùng chăn nuôi bò trọng điểm trong tỉnh.
+ Hàng năm thực hiện phối giống nhân tạo trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 2.000 con bò cái có chửa bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
+ Xây dựng được các mô hình cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật phối giống nhân tạo, sử dụng tinh bò đực ngoại có năng suất, chất lượng cao như giống BBB, Red Angus, Brahman, Droughtmaster, Charolais,.. nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò địa phương.
+ Giúp cho bà con nông dân tiếp cận với kỹ thuật chăn nuôi bò lai, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
4.10. Chương trình Khuyến nông nuôi các loại vật nuôi bản địa, vật nuôi đặc sản
- Nội dung: Phát triển các vật nuôi bản địa, đặc sản để tăng thu nhập, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người lao động địa phương.
- Quy mô: Xây dựng 34 mô hình, gồm các mô hình khuyến nông từ các nguồn giống vật nuôi bản địa, đặc sản (heo sọc dưa, gà Đông Tảo, dúi, nhím, hươu, nai, chồn, chim yến,...) gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.
- Đơn vị thực hiện: UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Dự kiến kết quả đạt được: Xây dựng 34 mô hình nuôi các loại vật nuôi bản địa, vật nuôi đặc sản gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.
4.11. Chương trình Khuyến nông nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa
- Nội dung:
+ Khai thác tiềm năng mặt nước phát triển mạnh nghề nuôi thủy sản nước ngọt để tạo ra sản phẩm an toàn, có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
+ Tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động địa phương và góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Quy mô: 4.400 m3 lồng.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến nông, UBND các huyện;Chư Prông, Phú Thiện, Kbang, Chư Păh, la Grai, Đăk Pơ, Chư Sê, Krông Pa, Chư Pưh, Đak Đoa.
- Dự kiến kết quả đạt được:
+ Xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản trong lồng với các đối tượng truyền thống và đặc sản trên sông, suối và hồ chứa.
+ Giúp cho bà con nông dân tiếp cận các mô hình nuôi thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như mô hình nuôi thâm canh tôm càng xanh, nuôi ba ba, nuôi cá lăng nha đuôi đỏ...
III. ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Định mức hỗ trợ Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021 -2025
- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;
- Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;
- Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành định mức tạm thời áp dụng cho chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư.
- Nghị quyết 98/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc Quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh;
- Nghị quyết số 123/2020/NQ-HĐND ngày 9/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Ban hành quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông địa phương áp dụng trên địa bàn tỉnh.
2. Kinh phí Chương trình Khuyến nông 5 năm giai đoạn 2021 -2025:
Tổng kinh phí dự kiến: 100.000.000.000 (Một trăm tỷ đồng) từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp (theo Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông); nguồn kinh phí lồng ghép với các chương trình khuyến nông Trung ương, các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn tỉnh và nguồn kinh phí đối ứng từ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp. ..Trong đó:
- Ngân sách tỉnh dự kiến bố trí; 13.500.000.000 đồng (Mười ba tỷ, năm trăm triệu đồng)
- Ngân sách huyện dự kiến bố trí: 56.500.000.000 đồng (Năm mươi sáu tỷ, năm trăm triệu đồng)
- Kinh phí đối ứng: 30.000.000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng)
(Chi tiết có phụ lục đính kèm theo)
1. Giải pháp về kỹ thuật
- Ứng dụng kết quả các nghiên cứu về các giống, quy trình kỹ thuật của cây trồng, vật nuôi mới có triển vọng về năng suất, chất lượng để đưa vào nuôi trồng tại các mô hình trình diễn.
- Ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP. Organic,.,.); sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị gắn sản xuất, liên kết sản xuất với chế biến, truy xuất nguồn gốc và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2. Đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động để nâng cao hiệu quả và phương pháp hoạt động khuyến nông
Thực hiện rà soát, cập nhật, chọn lọc các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, mô hình sản xuất thiết thực, phù hợp với điều kiện địa phương để triển khai áp dụng trên diện rộng nhằm phát triển ngành nông nghiệp một cách bền vững, có hiệu quả về kinh tế - xã hội; đẩy mạnh áp dụng các phương pháp tiếp cận tiên tiến, có sự tham gia của người dân, nhất là phương pháp lớp học hiện trường; phương pháp giảng dạy lấy học viên làm trung tâm,... vào hoạt động khuyến nông để nâng cao hiệu quả và tính bền vững.
3. Giải pháp về vốn
Trong quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hàng năm, ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, cần xây dựng nguồn kinh phí lồng ghép với các chương trình, dự án khác để thực hiện hoạt động khuyến nông; khuyến khích, vận động các tổ chức, cá nhân sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật đổ thực hiện hoạt động khuyến nông nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và tinh thần, trách nhiệm trong tham gia hoạt động khuyến nông.
4. Giải pháp về tổ chức
- Tích cực đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông.
- Ưu tiên triển khai các chương trình ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn để nâng cao đời sống của người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm khuyến nông tỉnh với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện, các đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện các dự án, mô hình khuyến nông.
5. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông các cấp
Tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác khuyến nông các cấp; chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành, kiến thức thực tế, tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ, đồng thời nâng cao kỹ năng giao tiếp, truyền đạt, tổ chức hội thảo, xây dựng mô hình và đánh giá các hoạt động khuyến nông.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Căn cứ vào Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt, hàng năm phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch, dự toán chi tiết kinh phí, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.
- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông và các đơn vị trực thuộc Sở theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện tốt Chương trình.
- Kiện toàn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các phòng, ban, đơn vị khuyến nông đảm bảo đủ năng lực thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về khuyến nông.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tham mưu việc xây dựng, cụ thể hóa các văn bản quy định về khuyến nông, trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh xem xét, ban hành theo thẩm quyền.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Chương trình đảm bảo hiệu quả, đúng quy định. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6), hàng năm (trước ngày 15/12), tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất giải pháp thực hiện tiếp theo phù hợp với tình hình thực tế, gửi UBND tỉnh.
- Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh công bố Chương trình trên Cổng Thông tin điện tử của UBND tỉnh để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện.
2. Sở Tài chính: Hàng năm, căn cứ Chương trình khuyến nông này, kế hoạch khuyến nông được phê duyệt và dự toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đúng quy định để kiểm tra, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và phù hợp với tình hình của địa phương; đồng thời hướng dẫn trình tự, thủ tục, thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu bố trí kinh phí từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn Trung ương hỗ trợ để triển khai có hiệu quả các nội dung của Chương trình.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp các đơn vị có liên quan lựa chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật phục vụ Chương trình khuyến nông; hỗ trợ, tư vấn các giải pháp khoa học và công nghệ đưa vào áp dụng trong Chương trình khuyến nông;
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai: Chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã, thành phố làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của chương trình khuyến nông.
6. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Cựu chiến binh tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia thực hiện Chương trình, giám sát và nhân rộng các mô hình hiệu quả.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch khuyến nông hàng năm tại địa phương; chủ động bố trí, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện theo quy định.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình trên địa bàn.
- Định kỳ 6 tháng (trước ngày 10/6), hàng năm (trước ngày 10/12), tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất giải pháp thực hiện tiếp theo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện Chương trình này, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG 5 NĂM GIAI ĐOẠN
2021-2025 TỈNH GIA LAI
(Bạn hành kèm theo Quyết định số: 352/QĐ-UBND ngày 10/6/2021 của UBND tỉnh
Gia Lai)
TT |
Tên chương trình |
Nội dung chính của chương trình |
Quy mô dự kiến đạt được |
Đơn vị/Địa bàn triển khai |
Kinh phí dự kiến hỗ trợ (triệu đồng) |
Kinh phí đối ứng (triệu đồng) |
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện (triệu đồng) |
|
NS tình |
NS huyện |
|||||||
Chương trình Khuyến nông về Đào tạo huấn luyện, thông tin tuyên truyền |
|
|
2.000 |
5.500 |
0 |
7.500 |
||
1 |
Đào tạo huấn luyện (Tập huấn) |
- Tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân, ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. - Tập huấn về quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt (GAP), GlobalGAP, Oganic; tập huấn, đào tạo nông dân tại hiện trường (FFS); - Tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp. |
290 lớp |
Các huyện, thị xã và Tp Pleiku |
300 |
5.500 |
0 |
5.800 |
2 |
In ấn tài liệu |
Biên soạn, in ấn tờ rơi về quy trình kỹ thuật và các ấn phẩm có liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong tỉnh |
200.000 tờ |
Trung tâm Khuyến nông |
500 |
0 |
0 |
500 |
3 |
Tổ chức Sự kiện tuyên truyền, quảng bá |
- Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thi, hội chợ nhằm giới thiệu, quảng bá các hoạt động khuyến nông để mọi người biết, áp dụng. - Tổ chức thăm quan học tập các mô hình sản xuất trong và ngoài tinh. |
10 Sự kiện |
Trung tâm Khuyến nông |
1.200 |
0 |
0 |
1.200 |
5.500 |
37.500 |
22.000 |
65.000 |
|||||
4 |
Chương trình Khuyến nông trồng rau chất lượng cao |
- Xây dựng các mô hình trồng rau chất lượng cao (Măng tây, Cải bó xôi, rau Chân vịt, ớt chuông...) theo tiêu chuẩn VietGAP, - Hỗ trợ chứng nhận và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. - Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phố biển kết quả và nhân rộng mô hình. - Kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm. |
100 ha |
Các huyện Đăk Pơ, Kbang, Đăk Đoa, Kông Chro, Phú Thiện; Thị xã An Khê, Ayun Pa và Tp Pleiku |
0 |
5.000 |
3.000 |
8.000 |
5 |
Chương trình Khuyến nông trồng cây ăn quả chuyên canh phục vụ chế biến công nghiệp và xuất khẩu |
- Xây dựng mô hình trồng cây ăn quả (Sầu riêng, Bơ, Chuối, Na, Xoài, Mít, Nhân,...). - Hỗ trợ nông dân/tổ chức nông dân trong việc chứng nhận, truy xuất nguồn gốc trái cây. - Xây dựng mô hình khuyến nông về tưới nước tiết kiệm cho cây ăn quả. - Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. - Kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm. |
300 ha |
Các huyện, thị xã và Tp Pleiku |
0 |
10.000 |
5.000 |
15.000 |
6 |
Chương trình Khuyến nông trồng cây dược liệu |
- Xây dựng các mô hình khuyến nông về trồng cây dược liệu (Sâm Đương quy, Sa nhân tím, Lan Kim tuyến, Sâm cau, Sâm đá, Mật nhân, Cà gai leo,...). - Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhầm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. - Kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm. |
250 ha |
Các huyện, thị xã và Tp Pleiku |
2.000 |
6.500 |
2.500 |
11.000 |
7 |
Chương trình Khuyến nông về chuyển đổi cây trồng trên đất lúa vùng hạn |
- Xây dựng các mô hình khuyến nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thường xuyên bị hạn, kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm (Ngô sinh khối, rau, đậu các loại, trồng có phục vụ chăn nuôi,...), cây lâu năm (cây ăn quả). - Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhầm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. - Kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm. |
250 ha |
Các huyện, thị xã và Tp Pleiku |
1.500 |
5.500 |
3.000 |
10.000 |
8 |
chương trình Khuyến nông trồng rừng cây gỗ lớn có chứng nhận FSC |
- Xây dựng mô hình khuyến nông về trồng rừng cây gỗ lớn phục vụ chế biến công nghiệp và làm đồ gia dụng (Gioi xanh, Lát Mexico, Lỗi thọ, Gáo vàng, Bạch đàn, Keo,...) có trồng xen cây dược liệu dưới tán rừng (Ba kích, Sa nhân, Hà thủ ô,..). - Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
200 ha |
Các huyện, thị xã |
0 |
4.000 |
2.000 |
6.000 |
9 |
Chương trình Khuyến nông cơ giới hóa trong sản xuất |
- Xây dựng mô hình khuyến nông về sử dụng máy chăm sóc, thu hoạch, bảo quản. - Xây dựng mô hình sử dụng máy bay phun thuốc ở vù no sản xuất cây trồng tập trung cho các Hợp tác xã Nông nghiệp. - Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
34 mô hình, 04 Máy bay phun thuốc |
Các huyện, thị xã và Tp Pleiku |
2.000 |
4.000 |
5.000 |
11.000 |
10 |
Chương trình Khuyến nông xây dựng mô hình cộng đồng làm Du lịch sinh thái nông nghiệp |
- Đào tạo tập huấn cho nông dân trở thành chuyên gia hướng dẫn thực hành nông nghiệp. - Xây dựng mô hình liên kết cộng đồng với Doanh nghiệp du lịch. - Tập huấn đào tạo Marketing bán hàng, du lịch... - Hỗ trợ nông ngư cụ thiết yếu trong thực hành canh tác nông nghiệp. - Hỗ trợ quy hoạch xây dựng các điểm cụ thể cho các loại hình trải nghiệm: khu làm lúa, khu chăn thả, khu bảo tồn khai thác tự nhiên... - Hỗ trợ các vật tư thiết yếu (giống, phân bón...) để hoàn thiện các khu trải nghiệm, - Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
1 mô hình |
Tp.Pleiku |
0 |
2.500 |
1.500 |
4.000 |
6.000 |
13.500 |
8.000 |
27.500 |
|||||
11 |
Chương trình Khuyến nông phát triển giống bò thịt chất lượng cao |
- Hỗ trợ phối giống nhân tạo bò bằng các loại tinh bò giống ngoại như (BBB, Red Angus, Brahman, Droughtmaster, Charolais.... - Đầu tư trang thiết bị và vật tư thực hiện phối giống nhân tạo. - Đào tạo dẫn tinh viên, cộng tác viên. - Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. - Kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm. |
10.000 con |
Các huyện, thị xã và Tp Pleiku |
4.000 |
0 |
2.000 |
6.000 |
12 |
Chương trình Khuyến nông nuôi các loại vật nuôi bản địa, vật nuôi đặc sản |
- Xây dựng các mô hình khuyến nông các giống vật nuôi bản địa, đặc sản (Heo sọc dưa, gà Đông tảo, Dúi...) gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi. - Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. - Kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm. |
34 mô hình |
Các huyện, thị xã và Tp Pleiku |
0 |
10.200 |
4.400 |
14.600 |
13 |
Chương trình Khuyến nông nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa |
- Xây dựng các mô hình nuôi các loại thủy sản, thủy đặc sản bằng lồng bè trên sông và hồ chứa - Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp thu mua, chế biến - Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. - Kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm. |
4.400 m3 |
Các huyện, thị xã và Tp Pleiku |
2.000 |
3.300 |
1.600 |
6.900 |
|
Tổng kinh phí |
|
13.500 |
56.500 |
30.000 |
100.000 |
|