Quyết định 1864/QĐ-UBND năm 2023 về phê duyệt điều chỉnh Chương trình Khuyến nông tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 1864/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/11/2023
Ngày có hiệu lực 15/11/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lò Văn Tiến
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1864/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 15 tháng 11 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/9/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật tổ chức Chính phủ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025;

Tiếp theo Quyết định số 3077/QĐ-UBND ngày 29/11/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Chương trình Khuyến nông tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025 (chi tiết như phụ lục kèm theo).

Điều 2. Các nội dung tại Điều 1 Quyết định này điều chỉnh, bổ sung các nội dung tương ứng tại Quyết định số 3077/QĐ-UBND ngày 29/11/2021 của UBND tỉnh. Các nội dung khác không thay đổi, giữ nguyên theo Quyết định đã phê duyệt.

Căn cứ Quyết định này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo đúng quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Như Điều 3;
- Các Hội: Nông dân, LHPN tỉnh;
- Liên minh HTX tỉnh;
- Đài PT&TH tỉnh, Báo Điện Biên Phủ;
- Trung tâm TT-HN, Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, BTCD(TVH).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Văn Tiến

 

PHỤ LỤC 01:

ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1864/QĐ-UBND ngày 15/11/2023 của UBND tỉnh)

Nội dung đã phê duyệt tại Chương trình Khuyến nông tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025 (kèm theo Quyết định số 3077/QĐ-UBND ngày 29/11/2021 của UBND tỉnh)

Nội dung điều chỉnh

II. MỤC TIÊU

2. Mục tiêu cụ thể

- Tổ chức 331 lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho khoảng 10 nghìn lượt nông dân và cán bộ làm công tác khuyến nông các cấp.

- Tổ chức 14 chuyến thăm quan, học tập kinh nghiệm về công tác khuyến nông và một số mô hình điển hình tiên tiến trong, ngoài tỉnh; tham dự 03 Hội chợ giới thiệu sản phẩm nông nghiệp; 05 hội nghị, hội thảo, tọa đàm về khuyến nông; xây dựng 121 tin, bài, phóng sự về các mô hình khuyến nông hiệu quả và tấm gương trong thực hiện phong trào khuyến nông; phát hành tài liệu tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật canh tác trên đất nương theo hướng bền vững; phát hành ấn phẩm khuyến nông, sổ tay, đĩa cứng.

- Hỗ trợ xây dựng 221 mô hình về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp theo hướng hữu cơ, VietGAP, an toàn sinh học gắn với liên kết và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện theo chu kỳ sản xuất bền vững, hiệu quả.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo

Tổ chức 331 lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo về kiến thức, kỹ năng (TOT) cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, cộng tác viên khuyến nông thôn bản về phương thức tổ chức sản xuất, kỹ thuật nuôi, trồng; chăm sóc cây trồng, vật nuôi, chăn nuôi thủy sản cho nông dân trên địa bàn tỉnh.

2. Thông tin tuyên truyền

- Xây dựng 121 tin, bài, phóng sự về hoạt động khuyến nông, các mô hình khuyến nông có hiệu quả, tấm gương cán bộ khuyến nông, người sản xuất giỏi, thông tin giá cả thị trường trên Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện, Báo Điện Biên Phủ, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phát hành các ấn phẩm tuyên truyền về quảng bá nông sản chủ lực, phòng chống dịch bệnh, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các quy định pháp luật của Ngành nông nghiệp; phát hành ấn phẩm khuyến nông, sổ tay, đĩa cứng,...

- Tổ chức 05 hội nghị, hội thảo, diễn đàn để tổng kết, đánh giá kịp thời các mô hình Khuyến nông và đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển, những kinh nghiệm hay trong sản xuất cũng như các hình thức liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp với các tỉnh, thành phố đến tham quan, học tập tại Điện Biên; tham gia 03 hội chợ nhằm tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm, thương hiệu chủ lực của Điện Biên và các sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Tổ chức 14 chuyến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật tại các địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn.

3. Xây dựng và nhân rộng mô hình

- Lĩnh vực trồng trọt

Xây dựng 158 mô hình về sản xuất lúa gạo, cây ăn quả (nho, dưa lưới, dâu tây, ghép cải tạo cây ăn quả), rau màu theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, trồng cỏ, ngô sinh khối phục vụ làm thức ăn chăn nuôi sử dụng các giống cây trồng mới, chất lượng cao gắn với quản lý dịch hại tổng hợp IPM.

- Lĩnh vực chăn nuôi

Xây dựng 39 mô hình chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê, ngựa, lợn) theo hướng vỗ béo, nuôi sinh sản; mô hình chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan) thương phẩm, chăn nuôi ong đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh môi trường; các mô hình trồng cỏ chăn nuôi, trồng ngô sinh khối, ủ chua thức ăn xanh cho gia súc.

- Lĩnh vực thủy sản

Xây dựng 10 mô hình chăn nuôi các đối tượng thủy sản chủ lực (cá rô phi đơn tính), các đối tượng thủy sản truyền thống (trắm, cá quả, cá chép), các đối tượng thủy sản đặc sản (lươn, ếch, ba ba, của đồng).

- Lĩnh vực lâm nghiệp

Xây dựng 14 mô hình về phát triển kinh tế lâm nghiệp: Giổi xanh, quế, cây sa nhân tím dưới tán rừng.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh: 102.379,49 triệu đồng trong đó:

- Ngân sách cấp tỉnh: 20.420 triệu đồng.

- Ngân sách cấp huyện: 24.544,99 triệu đồng.

- Kinh phí lồng ghép từ các nguồn ngân sách nhà nước khác, đối ứng của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động khuyến nông và các nguồn hợp pháp khác: 57.414,5 triệu đồng.

II. MỤC TIÊU

2. Mục tiêu cụ thể

- Tổ chức 329 lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho khoảng 10 nghìn lượt nông dân và cán bộ làm công tác khuyến nông các cấp.

- Tổ chức 10 chuyến thăm quan, học tập kinh nghiệm về công tác khuyến nông và một số mô hình điển hình tiên tiến trong, ngoài tỉnh; tham dự 03 Hội chợ giới thiệu sản phẩm nông nghiệp; 04 hội nghị, hội thảo, tọa đàm về khuyến nông; xây dựng 86 tin, bài, phóng sự về các mô hình khuyến nông hiệu quả và tấm gương trong thực hiện phong trào khuyến nông; phát hành tài liệu tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật canh tác trên đất nương theo hướng bền vững; phát hành ấn phẩm khuyến nông, sổ tay, đĩa cứng.

- Hỗ trợ xây dựng 251 mô hình về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp theo hướng hữu cơ, VietGAP, an toàn sinh học gắn với liên kết và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện theo chu kỳ sản xuất bền vững, hiệu quả.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo

Tổ chức 329 lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo về kiến thức, kỹ năng (TOT) cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, cộng tác viên khuyến nông thôn bản, người sản xuất về phương thức tổ chức sản xuất, kỹ thuật nuôi, trồng; chăm sóc cây trồng, vật nuôi, chăn nuôi thủy sản cho nông dân trên địa bàn tỉnh.

2. Thông tin tuyên truyền

- Xây dựng 86 tin, bài, phóng sự về hoạt động khuyến nông, các mô hình khuyến nông có hiệu quả, tấm gương cán bộ khuyến nông, người sản xuất giỏi, thông tin giá cả thị trường trên Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện, Báo Điện Biên Phủ, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phát hành các ấn phẩm tuyên truyền về quảng bá nông sản chủ lực, phòng chống dịch bệnh, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các quy định pháp luật của Ngành nông nghiệp; phát hành ấn phẩm khuyến nông, sổ tay, đĩa cứng,...

- Tổ chức 04 hội nghị, hội thảo, diễn đàn để tổng kết, đánh giá kịp thời các mô hình Khuyến nông và đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển, những kinh nghiệm hay trong sản xuất cũng như các hình thức liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phàm; chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp với các tỉnh, thành phố đến tham quan, học tập tại Điện Biên; tham gia 03 hội chợ nhằm tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm, thương hiệu chủ lực của Điện Biên và các sản phẩm theo chuỗi giá trị.

-Tổ chức 10 chuyến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật tại các địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn.

3. Xây dựng và nhân rộng mô hình

- Lĩnh vực trồng trọt

Xây dựng 187 mô hình về sản xuất lúa gạo, cây ăn quả (nho, dưa lưới, dâu tây, lê, ghép cải tạo cây ăn quả), cây công nghiệp lâu năm, rau màu theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, trồng cỏ, ngô sinh khối phục vụ làm thức ăn chăn nuôi sử dụng các giống cây trồng mới, chất lượng cao gắn với quản lý dịch hại tổng hợp IPM, trồng hoa.

- Lĩnh vực chăn nuôi

Xây dựng 39 mô hình chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê, ngựa, lợn) theo hướng vỗ béo, nuôi sinh sản; mô hình chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan) thương phẩm, chăn nuôi ong đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh môi trường; các mô hình trồng cỏ chăn nuôi, trồng ngô sinh khối, ủ chua thức ăn xanh cho gia súc.

- Lĩnh vực thủy sản

Xây dựng 12 mô hình chăn nuôi các đối tượng thủy sản chủ lực (cá rô phi đơn tính), các đối tượng thủy sản truyền thống (trắm, cá quả, cá chép), các đối tượng thủy sản đặc sản (lươn, ếch, ba ba, của đồng).

- Lĩnh vực lâm nghiệp

Xây dựng 13 mô hình về phát triển lâm nghiệp: Giổi xanh, quế, sâm, cây sa nhân tím dưới tán rừng, cây hoa ban.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh: 111.307,56 triệu đồng trong đó:

- Ngân sách cấp tỉnh: 20.253,02 triệu đồng.

- Ngân sách cấp huyện: 19.022,17 triệu đồng.

- Kinh phí lồng ghép từ các nguồn ngân sách nhà nước khác, đối ứng của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động khuyến nông và các nguồn hợp pháp khác: 72.032,37 triệu đồng.

PHỤ LỤC 02.

TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH KINH PHÍ DỰ KIẾN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1864/QĐ-UBND ngày 15/11/2023 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung

Kinh phí phê duyệt theo Quyết định số 3077/QĐ-UBND ngày 29/11/2021

Kinh phí điều chỉnh

Tổng

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

 

Tổng (I+II+III+IV)

102.379,49

4.223,00

23.824,08

24.806,44

25.828,49

23.697,49

111.307,56

17.215,82

23.900,50

20.702,27

26.148,49

23.340,49

 

Ngân sách cấp tỉnh

20.420,00

4.000,00

4.000,00

4.150,00

4.210,00

4.060,00

20.253,02

3.983,01

4.000,02

4.000,00

4.210,00

4.060,00

 

Ngân sách cấp huyện

24.544,99

223,00

3.917,58

7.045,44

7.867,49

5.491,49

19.022,17

839,56

1.044,31

1.156,32

9.107,49

6.874,49

 

Nguồn lồng ghép hợp pháp khác

57.414,50

 

15.906,50

13.611,00

13.751,00

14.146,00

72.032,37

12.393,26

18.856,16

15.545,95

12.831,00

12.406,00

I

BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN, ĐÀO TẠO

8.896,42

942,49

2.256,68

1.917,18

2.089,09

1.690,99

10.065,52

1.133,65

1.765,97

1.963,82

2.815,09

2.386,99

 

Ngân sách cấp tỉnh

4.140,50

942,49

1.094,01

724,00

810,Ọ0-

570,00

4.663,42

922,69

1.156,56

934,17

900,00

750,00

 

Ngân sách cấp huyện

2.659,92

 

638,68

699,18

755,09

566,99

2.211,60

195,96

45,90

47,66

1.055,09

866,99

 

Nguồn lồng ghép hợp pháp khác

2.096,00

 

524,00

494,00

524,00-

554,00

3.190,52

15,00

563,52

982,00

860,00

770,00

II

THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN

2.646,38

111,38

413,00

650,00

647,00

825,00

2.268,27

100,00

248,36

576,41

657,00

686,50

 

Ngân sách cấp tỉnh

2.072,88

111,38

276,00

534,00

53I,(W

620,50

1.704,27

100,00

248,36

482,91

441,00

432,00

 

Ngân sách cấp huyện

546,00

 

124,50

116,00

116,00

189,50

455,50

-

-

-

216,00

239,50

 

Nguồn lồng ghép hợp pháp khác

27,50

 

12,50

-

-

15,00

108,50

-

-

93,50

-

15,00

III

XÂY DỰNG VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH

90.356,69

3.089,13

21.054,40

22.139,27

22.992,40

21.081,50

98.282,99

15.826,51

21.727,65

17.984,42

22.576,40

20.167,00

 

Ngân sách cấp tỉnh

13.726,62

2.866,13

2.530,00

2.792,00

2.769,00

2.769,50

13.193,57

2.804,66

2.436,60

2.405,31

2.769,01

2.778,00

 

Ngân sách cấp huyện

21.339,07

223,00

3.154,40

6.230,27

6.996,40

4.735,00

16.355,08

643,60

998,41

1.108,66

7.836,40

5.768,00

 

Nguồn lồng ghép hợp pháp khác

55.291,00

-

15.370,00

13.117,00

13.227,00

13.577,00

68.733,35

12.378,26

18.292,64

14.470,45

11.971,00

11.621,00

IV

CHI PHÍ KHÁC

480,00

80,00

100,00

100,00

100,00

100,00

691,77

155,65

158,51

177,62

100,00

100,00

 

Ngân sách cấp tỉnh (chi phí quản lý 3%)

480,00

80,00

100,00

100,00

100,00

100,00

691,77

155,65

158,51

177,62

100,00

100,00

 

PHỤ LỤC 03:

TỔNG HỢP CHI TIẾT NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1864/QĐ-UBND ngày 15/11/2023 của UBND tỉnh)

[...]