Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 35/2006/QĐ-UBND ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007 tỉnh Bạc Liêu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành

Số hiệu 35/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/12/2006
Ngày có hiệu lực 25/12/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Nguyễn Thanh Bế
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 35/2006/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 22 tháng 12 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2007 TỈNH BẠC LIÊU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND-UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số 1506/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2007;
Căn cứ Quyết định số 3771/QĐ-BTC ngày 16/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2007;
Căn cứ Thông tư số 107/2006/TT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2007;
Căn cứ Nghị quyết số 42/2006/NQ-HĐND ngày 05/10/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII, kỳ họp thứ 8 về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2007 tỉnh Bạc Liêu;
Xét Tờ trình số 395/TTr-TCNS ngày 21/12/2006 của Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên năm 2007 tỉnh Bạc Liêu cho các đơn vị, địa phương (định mức phân bổ chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 25/12/2006; áp dụng từ năm ngân sách 2007 và cả thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2007-2010.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở

Tài chính, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh, lực lượng vũ trang, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bế

 

ĐỊNH MỨC

PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2007 CHO CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 35 /2006/QĐ-UBND ngày 22 /12/2006 của UBND tỉnh Bạc Liêu)

A. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Về tiêu chí để tính định mức phân bổ dự toán ngân sách chi thường xuyên năm 2007 cho các đơn vị, địa phương cơ bản vẫn giữ như năm 2004, tức là bao gồm những đối tượng liên quan trực tiếp đối với từng lĩnh vực chi (như: học sinh, giường bệnh, dân số, biên chế...).

2. Căn cứ để tính định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2007 là dựa vào định mức phân bổ hiện hành; các chế độ, chính sách mới ban hành có liên quan trực tiếp đến các tiêu chí chính để tính định mức phân bổ; kết quả thực hiện năm trước (trong kế hoạch dự toán) và khả năng nguồn vốn NSĐP được phân bổ, sử dụng.

3. Định mức phân bổ dự toán chi NSĐP nêu ở phần B của hệ thống định mức này là cơ sở để tính phân bổ giao dự toán chi ngân sách năm 2007 cho từng cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh (đơn vị dự toán cấp I); từng huyện, thị xã và từng xã, phường, thị trấn (trong đó đã bao gồm toàn bộ tiền lương tăng thêm theo quy định tại các Nghị định: số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 và số 119/2005/NĐ-CP ngày 27/9/2005 của Chính phủ; Phụ cấp nghề thanh tra; Phụ cấp ưu đãi ngành giáo dục, y tế, các chế độ phụ cấp đặc thù khác...) và được áp dụng cho cả thời kỳ ổn định ngân sách (2007 - 2010).

- Khi áp dụng định mức này mà dự toán chi thường xuyên (không kể nhóm chi con người) năm 2007 của các đơn vị, địa phương thấp hơn dự toán chi thường xuyên năm 2006 thì được tính bổ sung để đảm bảo chi hoạt động thường xuyên năm 2007 không thấp hơn dự toán 2006 và có mức tăng tối thiểu là 4%.

- Đối với các đơn vị dự toán trực thuộc được cấp có thẩm quyền giao chỉ tiêu biên chế cụ thể thì định mức chi áp dụng để phân bổ dự toán được tính theo số lượng biên chế riêng của đơn vị, sau đó lấy tổng mức chi cộng chung vào đơn vị dự toán (cấp I) để phân bổ giao dự toán cho đơn vị dự toán cấp I.

- Riêng đối với đơn vị sự nghiệp có thu, mức kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo hoạt động thường xuyên được xác định trên cơ sở dự toán thu, chi của đơn vị lập đúng nội dung, biểu mẫu quy định hiện hành về “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập(kể cả đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).

- Trong thời kỳ thực hiện tự chủ tài chính, nếu các đơn vị sự nghiệp có thu được giao thêm chỉ tiêu biên chế thì tự cân đối từ các nguồn tài chính đơn vị được sử dụng để chi trả lương và các khoản phụ cấp theo chế độ (nếu có); trường hợp đặc biệt, sẽ xem xét bổ sung kinh phí theo nhu cầu thực hiện nhiệm vụ, công việc được cấp thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cùng cấp) giao và khả khả năng cân đối ngân sách.

- Ngoài ra trong trường hợp có sự thay đổi về chỉ tiêu, kế hoạch đối với các tiêu chí chính làm cơ sở xác định mức giao ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính sẽ điều chỉnh tăng, giảm tương ứng số chi từ ngân sách theo định mức chi khi giao ngân sách ổn định để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính (như các chỉ tiêu về: Số sinh viên, học sinh, giường bệnh,…đối với từng lĩnh vực chi cụ thể).

4. Định mức chi theo các tiêu chí phân bổ cho các lĩnh vực chi ở phần B của hệ thống định mức này đã bao gồm tiền lương, có tính chất lương, các khoản trích theo lương (như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,…), chi nghiệp vụ và các khoản mua sắm, sửa chữa thường xuyên. Riêng đối với định mức phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp tỉnh, đã tính bao gồm cả chi mua sắm, sửa chữa tài sản với mức chi không quá 40 triệu đồng cho một tài sản mua sắm hoặc một lần sửa chữa (đối với đơn vị có từ 20 biên chế trở lên) và 20 triệu đồng (đối với các đơn vị có dưới 20 biên chế).

Trường hợp các cơ quan, đơn vị có nhu cầu cần thiết phải mua sắm, sửa chữa tài sản trị giá trên 40 triệu đồng (đối với đơn vị có từ 20 biên chế trở lên) và trên 20 triệu đồng (đối với đơn vị có dưới 20 biên chế), nếu được cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cùng cấp) phê duyệt thì sẽ được xem xét bổ sung thêm phần chi phí chênh lệch vượt trên 40 triệu đồng (đối với đơn vị có trên 20 biên chế) và cơ quan, đơn vị tự cân đối thanh toán 40 triệu từ nguồn kinh phí trong dự toán đã được giao; đối với cơ quan, đơn vị có dưới 20 biên chế thì tự cân đối 20 triệu đồng.

Đối với các tài sản mang tính chuyên dùng, có giá trị lớn khi cần trang bị các cơ quan, đơn vị phải xây dựng dự án cụ thể được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phải có nguồn vốn đảm bảo mới được thực hiện.

5. Trong định mức phân bổ dự toán chi cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh chưa tính các nhiệm vụ chi mang tính đặc thù, không thường xuyên của một số lĩnh vực như: Chi phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngân sách Đảng; Đại hội theo nhiệm kỳ của các tổ chức chính trị - xã hội; các hoạt động phục vụ công tác điều hành, lãnh chỉ đạo chung của Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh và chi cho công tác lễ tân của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh…

6. Các trường hợp có thể được xem xét điều chỉnh định mức phân bổ dự toán chi ngân sách:

[...]