Quyết định 3453/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất tỉnh Long An đến năm 2020

Số hiệu 3453/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/10/2014
Ngày có hiệu lực 16/10/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Long An
Người ký Nguyễn Thanh Nguyên
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3453/QĐ-UBND

Long An, ngày 16 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THỦY LỢI PHỤC VỤ SẢN XUẤT TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 2090/QĐ-UB ngày 17/6/2004 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương lập quy hoạch thủy lợi tỉnh Long An và Công văn số 3662/UBND-KT ngày 11/10/2012 của UBND tỉnh về việc lập Quy hoạch thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất tỉnh Long An đến năm 2020;

Căn cứ Biên bản số 4051/BB-HĐTĐQH ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất tỉnh Long An đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 2193/TTr-SNN ngày 29/9/2014 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất tỉnh Long An đến năm 2020, với nội dung chính như sau:

1. Tên dự án: Quy hoạch thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất tỉnh Long An đến năm 2020.

2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Đơn vị thực hiện: Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam.

4. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch thủy lợi nhằm đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi hợp lý, khai thác hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất và nước, phục vụ mục tiêu quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh. Phục vụ xây dựng phát triển nông thôn văn minh, hiện đại theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Đầu tư phát triển thủy lợi dựa trên nền tảng đa mục tiêu và toàn diện, phát huy các thế mạnh về nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp từng khu vực, song song với bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững, vừa đảm bảo tính thống nhất toàn vùng, vừa phù hợp với đặc thù của tỉnh, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và phi công trình, đồng thời với việc tăng cường và thực hiện tốt công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Tận dụng các nguồn thiên nhiên mang lại, như nước lũ mang phù sa, nguồn thủy sản và vệ sinh đồng ruộng, nước mặn với rừng ngập mặn, sinh thái vùng ven biển và nuôi trồng thủy sản.

- Huy động mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác từ các thành phần kinh tế, các tổ chức, đồng thời huy động sự đóng góp của người dân để đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

5. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung:

Quy hoạch thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất tỉnh Long An đến năm 2020 đã bám sát mục tiêu trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 03/10/2012, từ đó xác định các nhiệm vụ chính:

- Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới, từng bước thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

- Tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách bền vững, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong chuyên ngành thủy lợi, tạo điều kiện tái cơ cấu phát triển sản xuất, đặc biệt trên lĩnh vực nông nghiệp.

- Phát triển hệ thống công trình thủy lợi đi đôi với xử lý, cải tạo và bảo vệ môi trường.

- Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi góp phần giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Chủ động kiểm soát được lũ lụt, xâm nhập mặn, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, ổn định đời sống của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại.

[...]