BỘ Y
TẾ
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
34/2008/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2008
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN SỨC KHOẺ NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ, XE GẮN
MÁY BA BÁNH DÙNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số
188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Công văn số 1992/TTg-CN ngày 21/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và lưu hành xe ba bánh, xe cơ giới dùng cho người
khuyết tật;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Tiêu chuẩn sức khoẻ người
khuyết tật điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng cho người khuyết tật”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công
báo.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Cục
trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Dân số-Kế hoạch
hoá gia đình và Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục của Bộ Y tế; Giám đốc các
Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- VPCP (Phòng Công báo, Website CP);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng BYT;
- Website Bộ Y tế;
- Lưu: VT, KCB, PC.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Xuyên
|
TIÊU
CHUẨN
SỨC
KHOẺ NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY DÙNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
(Ban hành
kèm theo Quyết định số 34/2008/QĐ- BYT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
A. QUI ĐỊNH
CHUNG
1. Tiêu chuẩn sức khỏe này được áp
dụng để khám sức khỏe cho người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng
cho người khuyết tật, bao gồm khám tuyển và khám định kỳ.
- Khám tuyển: khám sức khỏe cho người
khuyết tật trước khi thi lấy giấy phép lái xe lần đầu
- Khám định kỳ: theo qui định của pháp
luật hiện hành.
2. Người khuyết tật bị cụt hoặc mất
chức năng hai chi trên; hoặc một chi trên và một chi dưới cùng bên; hoặc tháo
khớp háng cả hai bên thì không đủ điều kiện về sức khỏe điều khiển xe mô tô, xe
gắn máy ba bánh dùng cho người khuyết tật.
3. Không khám, cấp giấy chứng nhận sức
khoẻ cho người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng cho người khuyết
tật khi đang bị bệnh cấp tính; hoặc đang điều trị nội trú tại các cơ sở y tế.
4. Các phụ lục sau được ban hành kèm
theo Tiêu chuẩn sức khỏe này :
- Phụ lục số 1: Tiêu chuẩn, điều kiện
của cơ sở được khám và chứng nhận sức khỏe cho người điều khiển xe mô tô, xe
gắn máy ba bánh dùng cho người khuyết tật.
- Phụ lục số 2: Mẫu giấy chứng nhận
sức khỏe
- Phụ lục số 3: Các xét nghiệm cận lâm
sàng bắt buộc khi khám sức khoẻ cho người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ba
bánh dùng cho người khuyết tật.
B. TIÊU CHUẨN
SỨC KHỎE
Người có một trong các tiêu chí về thể
lực hoặc chức năng sinh lý, bệnh tật (có hoặc không có các thiết bị trợ giúp)
sau đây là không đủ điều kiện về sức khỏe để điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ba
bánh dùng cho người khuyết tật.
I. THỂ LỰC
TT
|
Chỉ số
|
Khám lần
đầu
Khám định
kỳ
|
1
|
Lực bóp tay thuận (kg)
|
< 25
|
2
|
Lực bóp tay không
thuận (kg)
|
< 20
|
II. CHỨC NĂNG SINH LÝ,
BỆNH TẬT
Ghi chú: KĐĐK là
không đủ điều kiện
TT
|
Tiêu chí
|
|
Mắt
|
3
|
Thị lực nhìn xa một
mắt (không/ có điều chỉnh bằng kính): < 6/10
|
4
|
- Thị trường ngang hai
mắt (chiều mũi - thái dương) < 1200
- Thị trường đứng
(chiều trên-dưới) khuyết không quá 200 trên dưới đường ngang .
|
5
|
Sắc giác: không
phân biệt được ba màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh.
|
|
Tai Mũi Họng
|
6
|
Thính lực: nghe nói
thầm 1 tai < 3 mét, tai kia < 1 mét, hoặc hai tai ≥ 40 dBA (không/ có
sử dụng máy trợ thính)
|
7
|
Hội chứng tiền đình
ốc tai
|
8
|
Khó thở thanh quản
độ II trở lên:
|
|
Tâm thần-thần kinh
|
9
|
Rối loạn tâm thần
cấp hoặc mạn tính do các nguyên nhân chưa khỏi hoàn toàn hoặc đã khỏi hoàn
toàn nhưng thời gian khỏi dưới 02 năm.
|
10
|
Thiểu năng tâm thần
ở các mức độ bất kể nguyên nhân gì kèm theo suy giảm nhận thức.
|
11
|
Động kinh: động
kinh các thể, các mức độ.
|
12
|
Có dấu hiệu hoặc
triệu chứng liệt vận động kiểu tổn thương bó tháp.
|
13
|
Hội chứng ngoại
tháp; Bệnh/ hội chứng Parkinson
|
14
|
Hội chứng tiểu não
|
15
|
Hội chứng tiền đình
|
16
|
Hội chứng đuôi ngựa
|
17
|
Bệnh rỗng tuỷ
|
18
|
Bệnh xơ cứng cột
bên teo cơ (Charcott)
|
19
|
Bệnh/ di chứng viêm
màng nhện tuỷ
|
|
Tim mạch
|
20
|
Huyết áp động mạch:
tăng huyết áp giai đoạn II trở lên; hoặc huyết áp thấp mạn tính (huyết áp tối
đa dưới 90 mmHg)
|
21
|
Các bệnh, tật tim,
mạch bẩm sinh hoặc mắc phải có biến chứng suy tim độ III trở lên
|
22
|
Các rối loạn nhịp:
ngoại tâm thu thất > 12 nhịp ngoại tâm thu/ 1 phút; ngoại tâm thu từng
chùm; nhịp đôi, nhịp ba, hàng loạt; Các rối loạn nhịp trên thất; thất; nhĩ -
thất,... mạch thường xuyên > 100 lần/phút hoặc < 55 lần/phút, điều trị
không kết quả
|
23
|
Cơn đau thắt ngực
không ổn định; nhồi máu cơ tim
|
|
Hệ Hô hấp
|
24
|
Các bệnh, tật,
thương tật ở lồng ngực/ màng phổi/ phổi/ khí, phế quản/ trung thất do các
nguyên nhân, gây giảm chức năng thông khí phổi mức độ vừa và/hoặc biến chứng
tâm phế mạn độ 3 trở lên.
|
|
Hệ Tiêu hóa
|
25
|
Xơ gan không hồi
phục
|
|
Hệ Tiết niệu - Sinh
dục:
|
26
|
Suy thận độ 3 trở
lên
|
|
Nội tiết - chuyển hóa
|
27
|
Basedow chưa được
điều trị bình giáp; hoặc có biến chứng lồi mắt ác tính , hạ Kali máu
|
28
|
Bướu giáp độ 3 chèn
ép khí quản
|
29
|
Bệnh cận giáp, suy
giáp không được điều trị, có biểu hiện lâm sàng
|
30
|
Suy hoặc cường
tuyến yên không được điều trị, có biểu hiện lâm sàng
|
31
|
Đái tháo đường có
biến chứng (đánh giá theo tổn thương tại cơ quan đó)
|
32
|
Đái tháo nhạt chưa
được điều trị
|
33
|
Hạ K+ và Ca++ máu bệnh lý.
|
34
|
U tuyến ức chưa
được phẫu thuật
|
|
Hệ Cơ xương khớp
|
35
|
Cứng hai khớp lớn
tư thế bất lợi;
|
36
|
Sai hai khớp lớn
hay tái phát;
|
37
|
Viêm khớp dạng thấp
giai đoạn 4 trở lên
|
38
|
Viêm cột sống dính
khớp giai đoạn 4 trở lên
|
39
|
Khớp giả xương lớn
hai chi trên
|
40
|
Tháo khớp 2 cổ tay
|
41
|
Cụt 1 bàn tay và 1
bàn chân cùng bên
|
42
|
Bệnh nhược cơ
|
|
Các bệnh lý khác: căn cứ theo
biến chứng bệnh, tật đối với các cơ quan tương ứng để xét tiêu chuẩn sức
khoẻ.
|
Phụ lục số 1
TIÊU
CHUẨN, ĐIỀU KIỆN
CỦA
CƠ SỞ KHÁM SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY BA BÁNH DÙNG CHO
NGƯỜI KHUYẾT TẬT
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 34/2008/QĐ- BYT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Các cơ sở y tế có đủ các tiêu chuẩn, điều
kiện của cơ sở khám sức khỏe theo quy định tại Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày
21/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về khám sức khoẻ và có thêm các
trang thiết bị sau
TT
|
Nội dung
|
Số lượng
|
1
|
Lực kế bóp tay
|
01
|
2
|
Máy đo thị trường
|
01
|
3
|
Máy đo thính lực
|
01
|
4
|
Máy điện tim
|
01
|
5
|
Máy đo thông khí
phổi
|
01
|
Phụ lục số 3
DANH
MỤC
CÁC
CẬN LÂM SÀNG BẮT BUỘC KHI KHÁM SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ, XE GẮN
MÁY BA BÁNH DÙNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 34/2008/QĐ- BYT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Chỉ số
|
Khám tuyển,
khám định kỳ
|
Tổng phân tích tế
bào máu ngoại vi
|
Bắt buộc
|
Protein niệu
|
Bắt buộc
|
Glucose máu (đối
với người > 40 tuổi)
|
Bắt buộc
|
Điện tâm đồ: đối với người có biểu hiện
bệnh lý tim mạch
|
Bắt buộc
|
X quang tim phổi
|
Bắt buộc
|