BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3362/QĐ-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 10 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ THANH TRA CÔNG VỤ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11
năm 2008
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng
12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng
01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức;
Căn cứ Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng
5 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận
tải;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận
tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Thanh tra công vụ của
Bộ Giao thông vận tải.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thanh tra Chính phủ
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Công đoàn GTVT Việt Nam;
- Đảng uỷ Bộ GTVT;
- Đoàn TNCS HCM Bộ GTVT;
- Công đoàn Cơ quan Bộ GTVT;
- Trang Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Lưu: VT - TTr (5b).
|
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
|
QUY CHẾ
THANH
TRA CÔNG VỤ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3362/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 10 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về đối tượng, nội dung thanh
tra công vụ, thực hiện thanh tra công vụ của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là
Thanh tra Bộ) và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện thanh tra công vụ.
2. Đối tượng thanh tra bao gồm:
a) Công chức công tác trong các tổ chức hành chính,
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý của
Bộ Giao thông vận tải được quy định tại Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11
năm 2008; Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ
quy định những người là công chức và Thông tư số 08/2011/TT-BNV ngày 02 tháng 6
năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2010/NĐ-CP
ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.
b) Cơ quan, đơn vị được giao sử dụng, quản lý các đối
tượng quy định tại điểm a khoản này.
Điều 3. Thanh tra việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của công chức; những việc công chức không được làm
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của công chức
a) Việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của công chức,
công chức là người đứng đầu cơ quan, đơn vị được quy định tại các Quyết định
cùa Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức,
viên chức làm việc trong ngành Giao thông vận tải" ban hành kèm theo Quyết
định số 2534/QĐ-BGTVT ngày 18 tháng 8 năm 2008; "Quy chế làm việc của Bộ
Giao thông vận tải" ban hành kèm theo Quyết định số 643/QĐ-BGTVT ngày 26
tháng 3 năm 2012; "Quy định về thực hiện chế độ trách nhiệm của công chức
thuộc Bộ Giao thông vận tải trong thi hành nhiệm vụ, công vụ" ban hành kèm
theo Quyết định số 2736/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 10 năm 2012.
b) Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đối với chức
danh công chức cụ thể được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, các văn
bản khác do cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền ban hành.
c) Những nội dung khác theo quy định của Luật Cán bộ,
công chức; Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ
quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của
Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ; các quy định khác của pháp luật có
liên quan, các văn bản của Bộ Giao thông vận tải và của cơ quan, đơn vị quy định
về nhiệm vụ, quyền hạn của công chức.
2. Thực hiện quy định về những việc công chức không
được làm
a) Những việc công chức không được làm theo quy định
tại Điều 18, Điều 19, Điều 20 Luật Cán bộ, công chức.
b) Những nội dung khác quy định tại Luật Cán bộ,
công chức; các quy định khác của của pháp luật có liên quan, các văn bản của Bộ
Giao thông vận tải và của cơ quan, đơn vị quy định về những việc công chức không
được làm.
Điều 4. Thanh tra việc tuyển dụng,
sử dụng, quản lý công chức và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ
1. Căn cứ pháp lý của việc tuyển dụng, sử dụng, quản
lý công chức và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động công vụ
a) Đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước có liên quan đến các quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức
và điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ được cơ quan, đơn vị là đối tượng
thanh tra áp dụng trong thời kỳ, phạm vi thanh tra.
b) Các văn bản liên quan đến việc tuyển dụng, sử dụng,
quản lý công chức và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ được cơ quan,
đơn vị là các đối tượng thanh tra ban hành và áp dụng trong thời kỳ, phạm vi
thanh tra.
2. Thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công
chức và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ
Những nội dung quy định tại Luật Cán bộ, công chức;
Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; các quy định khác của pháp luật có
liên quan; các văn bản của cấp có thẩm quyền, của Bộ Giao thông vận tải và của
cơ quan, đơn vị quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và các điều
kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ.
Điều 5. Xây dựng và phê duyệt Kế
hoạch thanh tra
1. Kế hoạch thanh tra công vụ là một nội dung trong
Kế hoạch thanh tra hàng năm của Bộ Giao thông vận tải.
2. Căn cứ yêu cầu công tác của Bộ Giao thông vận tải,
Kế hoạch thanh tra của Bộ Nội vụ (nếu có), Thanh tra chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ
chức cán bộ xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra công vụ, trình Bộ trưởng quyết
định.
Điều 6. Hình thức thanh tra, phối
hợp trong thực hiện thanh tra
1. Thanh tra công vụ được thực hiện theo kế hoạch
hoặc đột xuất
a) Thanh tra công vụ theo kế hoạch được tiến hành
theo Kế hoạch thanh tra hàng năm của Bộ Giao thông vận tải.
b) Thanh tra công vụ đột xuất được tiến hành khi
phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy chế này có
dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng hoặc do Bộ trưởng giao.
2. Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức
cán bộ thực hiện việc thanh tra công vụ quy định tại Quy chế này.
Điều 7. Thẩm quyền ra quyết định
thanh tra; thời hạn, trình tự, thủ tục thanh tra và xử lý sau thanh tra
1. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra
a) Căn cứ Kế hoạch thanh tra hàng năm của Bộ Giao
thông vận tải, Chánh Thanh tra Bộ ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn
thanh tra.
b) Trường hợp khi tiến hành thanh tra đột xuất,
lãnh đạo Bộ trực tiếp hoặc giao Chánh Thanh tra Bộ ra quyết định thanh tra và
thành lập Đoàn thanh tra.
c) Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến
trách nhiệm của nhiều cơ quan, đơn vị, Bộ trưởng ra quyết định thanh tra và
thành lập Đoàn thanh tra.
2. Thời hạn, trình tự, thủ tục thanh tra và xử lý
sau thanh tra thực hiện theo quy định tại Luật Thanh tra; Nghị định số
86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31
tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao
thông vận tải; Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Thanh
tra Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện
kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức
cán bộ thực hiện Quy chế này và định kỳ hàng năm báo cáo với Bộ trưởng.
2. Các cơ quan, đơn vị và công chức có liên quan chịu
trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
3. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có vướng
mắc, các cơ quan, đơn vị, cá nhân kịp thời báo cáo Bộ Giao thông vận tải để xem
xét, giải quyết./.