Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 3361/QĐ-UBND năm 2009 về phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do tỉnh Thanh Hoá ban hành

Số hiệu 3361/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/09/2009
Ngày có hiệu lực 30/09/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Chu Phạm Ngọc Hiển
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3361/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 746/TTr-STP ngày 11 tháng 9 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Sở Tư pháp là cơ quan đầu mối, chủ trì, đôn đốc thực hiện kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chu Phạm Ngọc Hiển

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3361/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

Ngày 28 tháng 5 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Để chủ động triển khai có hiệu quả công tác này ở địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nhằm thu hút sự quan tâm và nâng cao tính chủ động của các cơ quan nhà nước trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đồng thời tạo ra một cơ chế phối hợp đồng bộ giữa cơ quan quản lý nhà nước ở các ngành, các cấp với các hiệp hội, hội, câu lạc bộ của doanh nghiệp, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;

2. Nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, tháo gỡ vướng mắc pháp luật để doanh nghiệp hoạt động ổn định, hiệu quả phòng tránh được rủi ro trong kinh doanh, đảm bảo năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế - quốc tế. Từ đó, góp phần tạo nên sự ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội;

3. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện đối với mọi loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức, cá nhân kinh doanh không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức tổ chức, quy mô kinh doanh, lĩnh vực hoạt động;

4. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu của từng đối tượng được hỗ trợ pháp lý, trên cơ sở phù hợp với chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan nhà nước ở Trung ương; Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HỖ TRỢ PHÁP LÝ

Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (gọi chung là doanh nghiệp).

III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HỖ TRỢ PHÁP LÝ

1. Điều tra, khảo sát về nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp.

Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở kế hoạch - đầu tư, Sở Lao động Thương binh - Xã hội, phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa và các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp tiến hành điều tra, khảo sát và tổng hợp đánh giá chính xác, khách quan về nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp trên cơ sở nội dung, tiêu chí điều tra khảo cụ thể như sau:

- Số lượng doanh nghiệp khảo sát khoảng 300 - 500 doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp khác nhau:

[...]