Quyết định 3307/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tại thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2016-2020”
Số hiệu | 3307/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 28/10/2016 |
Ngày có hiệu lực | 28/10/2016 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Cần Thơ |
Người ký | Lê Văn Tâm |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3307/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 28 tháng 10 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
Căn cứ Giấy chứng nhận ngày 05 tháng 12 năm 2013 của UNESCO về việc công nhận nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại;
Căn cứ Công văn số 1098/BVHTTDL-DSVH ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xây dựng Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Công văn số 3635/BVHTTDL-DSVH ngày 13 tháng 10 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai Chương trình hành động quốc gia bảo vệ Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 3144/TTr-SVHTTDL ngày 25 tháng 7 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tại thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2016 - 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án), với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên Đề án: “Bảo vệ và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tại thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2016 - 2020”.
2. Cơ quan lập Đề án: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Mục tiêu của Đề án:
a) Mục tiêu tổng quát:
- Phấn đấu đưa di sản văn hóa Đờn ca tài tử Nam Bộ đi vào cuộc sống hàng ngày bằng nhiều hình thức phong phú, gắn kết với hoạt động của gia đình, trường học, cộng đồng dân cư và khu vực dịch vụ - du lịch;
- Chú trọng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân trong bảo vệ và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử;
- Nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động Đờn ca tài tử trên địa bàn thành phố.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
- Củng cố và xây dựng các Câu lạc bộ, Đội, Nhóm Đờn ca tài tử từ thành phố đến ấp, khu vực;
- Thực hiện số hóa, tư liệu hóa các bài ca, bản đờn và tài liệu khác có liên quan;
- Đổi mới phương thức tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi Đờn ca tài tử theo phương châm “Vừa bảo vệ, gìn giữ bản sắc - Vừa phát huy, hòa nhập vào hoạt động nghệ thuật hiện đại”;
- Đổi mới phương thức mở lớp đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn (trao truyền nghề), lớp bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn;
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo, tọa đàm, giao lưu nghệ thuật Đờn ca tài tử;
- Ban hành các quy định, chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động Đờn ca tài tử.
4. Nhiệm vụ của Đề án:
a) Nâng cao chất lượng nghệ thuật, sáng tạo, nâng cao đẳng cấp nghề nghiệp đối với các nghệ nhân nhằm đảm bảo hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại;
b) Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn (trao truyền nghề), gắn kết việc học Đờn ca tài tử với sinh hoạt cộng đồng, trường học, trường nghề;